Nghệ An Thực Hiện Công Cuộc Cải Cách Ruộng đất.

Thực hiện chủ trơng của Đảng, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã tích cực lãnh đạo quần chúng nhân dân bớc vào thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất

ở Nghệ An,từ trong kháng chiến chống thực dân Pháp,cùng với việc tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc,Đảng bộ đã lãnh đạo nông dân đấu tranh, từng bớc thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân chủ.Từ năm 1947 đến năm 1953,Đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện giảm tô,giảm tức,thu ruộng đất công,ruộng đất của bọn thực dân phong kiến phản động,vận động hiến điền chia cho nông dân, đặc biệt là dân nghèo.

Việc thực hiện từng bớc các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Chính phủ, một mặt có tác dụng động viên sức chiến đấu của bộ đội ở tiền tuyến.Mặt khác,làm thay đổi dần về cơ cấu dân c và thành phần giai cấp ở nông thôn. Đại bộ phận cố nông đã có ruộng cày.Một số hộ bần cố nông đợc chia thêm ruộng, mức sống đợc tăng lên.Uy thế kinh tế, chính trị của địa chủ, phú nông giảm dần.Tuy nhiên, đất ở trong tay địa chủ, phú nông vẫn còn đáng kể,hình thức bóc lột phong kiến đối với nông dân vẫn còn tồn tại, vấn đề"ngời cày có ruộng"vẫn đặt ra một cách bức thiết.

Thực hiện cơng lĩnh ruộng đất của Đảng, luật cải cách ruộng đất của Quốc hội,thông qua chỉ thị của Liên khu uỷ IV và Uỷ ban cải cách ruộng đất liên khu IV,ngày 28/7/1954 Ban thờng vụ tỉnh uỷ Nghệ An đã ra Nghị quyết số 207/NQTƯ về việc thành lập Uỷ ban cải cách ruộng đất tỉnh gồm: 11 uỷ viên do đồng chí Hoàng Ngọc Nhân, Bí th tỉnh uỷ làm Chủ tịch.Uỷ ban này có nhiệm vụ chỉ đạo công tác cải cách ruộng đất trong toàn tỉnh, giải quyết những vấn đề thuộc chủ trơng chính sách của Đảng và Chính phủ nh: qui định thành phần, tịch thu, trng thu, trng mua, chia ruộng đất, chia quả thực...

Đầu năm 1955, thi hành chủ trơng của Trung ơng Đảng, Liên khu uỷ IV,hàng trăm cán bộ đợc điều động thành lập các đội công tác cải cách ruộng đất. Các đội cải cách ruộng đất đợc học tập chủ trơng, đờng lối, yêu cầu, mục đích, biện pháp phát động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Khi về nông thôn, đội phải tiến hành 4 bớc công tác:

1. Tuyên truyền chính sách, bắt rễ, xâu chuỗi, tìm chỗ dựa và bắt đầu củng cố tổ chức.

2. Phân định thành phần giai cấp, phân rõ ranh giới giữa nông dân với địa chủ, tổ chức đấu tố một số địa chủ đầu sỏ, cờng hào gian ác.

3. Tịch thu, trng thu, trng mua ruộng đất và tài sản của địa chủ, chia cho nông dân.

4.Tổng kết thành quả của cách mạng ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ở xã.

Nghệ An bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất từ đợt III(tháng 3/1955) tại 81 xã( Gồm 33 xã ở huyện Yên Thành, 14 xã huyện Diễn Châu và 34 xã ở huyện Quỳnh Lu ).Sau gần 6 tháng tiến hành từ tháng 3/1955 đến tháng 9/1955 đã thu đợc một số thắng lợi nhất định với những kết quả sau:

-Về chính trị: Quần chúng nông dân đã nhiệt liệt hởng ứng cải cách ruộng đất, tham gia đấu tranh với hàng trăm địa chủ.

-Về kinh tế: đã tịch thu, trng thu đợc một phần ruộng đất, trâu, bò và một số các loại nông cụ sản xuất.

Xét về mặt cơ bản, chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, phong kiến trong phạm vi 81 xã hoàn toàn bị thủ tiêu, đã có nhiều hộ gia đình đợc chia thêm ruộng đất. Nhờ đó mà bình quân ruộng đất của mỗi nhân khẩu cũng đợc tăng lên. Ngoài ra qua cải cách ruộng đất thì chính quyền cơ sở, các tổ chức quân dân chính đảng, các cơ quan lãnh đạo đợc củng cố và kiện toàn.

Trên cơ sở kinh nghiệm của đợt III, đợt IV tiếp tục đợc thực hiện từ tháng 9/1955 đến tháng 12/1955 tại 10 xã ở vùng ven biển huyện Nghi Lộc. Đợt V từ tháng 1/1956 đến tháng 5/1956 tại 225 xã thuộc các huyện Anh Sơn, Hng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chơng, Nghĩa Đàn. Trong đó có 33 xã miền núi và các xã miền xuôi cha thực hiện cải cách trong các đợt trớc. Đến cuối tháng 6/1956, công cuộc cải cách ruộng đất toàn tỉnh căn bản hoàn thành trong 316 xã, đem lại kết quả trên nhiều lĩnh vực.

Nh vậy đợt V cải cách ruộng đất đợc tiến hành trên phạm vi rất rộng nên có nhiều vấn đề phức tạp hơn.Từ đợt này những sai phạm của cải cách ruộng đất bắt đầu nặng nề.Trong tố khổ, cán bộ chỉ nghe một chiều từ phía nông dân nên dẫn đến những sai lầm tả khuynh, đấu tố tràn lan, qui sai thành phần gây

nên nhiều vụ tự sát.Kẻ địch nhân đó đã lợi dụng,tuyên truyền cải cách ruộng đất là:Phú nông lên địa chủ, trung nông lên phú nông, bần nông và cố nông lên trung nông.

Mặc dù vậy nhng đợt V cải cách ruộng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành cách mạng phản phong ở nớc ta nói chung, ở Nghệ An nói riêng.Về cơ bản thì đến đợt V, giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ, uy thế kinh tế, chính trị đã hoàn toàn về tay nông dân, quan hệ sản xuất căn bản thay đổi.

Kết quả chung của 3 đợt cải cách ruộng đất ở Nghệ An nh sau:

Trong toàn tỉnh đã đem 105.287 mẫu ruộng, 10.113 con trâu, bò; 8719 ngôi nhà; 16.430 nông cụ và gần 8500 tấn lơng thực chia cho 143.590 hộ nông dân. Khẩu hiệu"ngời cày có ruộng"- ớc mơ bao đời của ngời nông dân đã đợc thực hiện.Từ đây,chế độ chiếm hữu ruộng đất,bóc lột dân cày của giai cấp địa chủ phong kiến bị xoá bỏ.Tuy nhiên do hoàn cảnh bị các hủ tục,tập tục chi phối nên một bộ phận nông dân, chủ yếu là ở miền núi vẫn còn bị chủ đất bóc lột, cha thực sự làm chủ ruộng đất.Cho tới khi cải cách dân chủ ở các huyện miền núi kết thúc thì vấn đề dân chủ đối với nông dân mới đợc giải quyết triệt để.

Có thể nói nhờ cải cách ruộng đất đời sống của các giai tầng trong xã hội đã đợc nâng cao hơn.Có nhiều bần nông đã có mức sinh hoạt ngang với các gia đình trung nông.Tính chung trong phạm vi toàn tỉnh thì mức thu hoạch sau cải cách ruộng đất so với trớc cách mạng là có tăng lên nhiều. Đây chính là sự chuyển biến to lớn mà cách mạng phản phong đã đa lại cho nông dân. Bộ mặt nông thôn ở những vùng tiến hành cải cách ruộng đất có nhiều chuyển biến.Trong thời gian này đã xuất hiện các hình thức tổ đổi công, mầm mống của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.Năm 1955 toàn Nghệ An có 3819 tổ đổi công với 59363 hộ. Đến 1958 xuất hiện 12 hợp tác xã loại vừa. Cải cách ruộng đất đã làm thay đổi quan hệ sản xuất, ruộng đất và giai cấp trong nông thôn Nghệ An,tạo điều kiện để cho sự phát triển toàn diện chính trị,kinh tế,xã hội theo phơng thức xã hội chủ nghĩa.

Công tác chỉnh đốn trong cải cách ruộng đất đã góp phần nâng cao giác ngộ giai cấp,gạt hết thành phần bóc lột ra khỏi bộ máy chính quyền, phát triển thêm lực lợng dân quân, du kích, đào tạo một số cán bộ thành phần bần nông và cố nông đề bạt vào chính quyền. Phát triển thêm lực lợng làm cho chính quyền ở nông thôn thực sự về tay ngời nông dân, đặc biệt chị em phụ nữ tham gia chính quyền khá nhiều.

Công cuộc cải cách ruộng đất hoàn thành đã đập tan uy lực chính trị của địa chủ, xoá bỏ tàn d của chế độ phong kiến, làm cho nông dân thoát khỏi áp bức, bóc lột, thật sự đợc hởng mọi quyền tự do, dân chủ, làm chủ nông thôn, phấn khởi xây dựng chế độ và cuộc sống mới. Khối liên minh công nông đợc củng cố và tăng cờng.Tạo cơ sở cho việc xây dựng chính quyền nhân dân và các tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng.Cũng qua cuộc vận động này, hàng ngàn cán bộ, đảng viên đợc rèn luyện, nhiều quần chúng hăng hái tích cực thuộc thành phần nông dân lao động đợc kết nạp vào Đảng và đề bạt vào cơng vị lãnh đạo của các cấp chính quyền và đoàn thể quần chúng.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó, trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, Nghệ An cũng nh các tỉnh trên miền Bắc đã vi phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng,sai lầm lớn nhất là việc qui sai thành phần.Một số gia đình cán bộ,đảng viên có nhiều công lao trong kháng chiến bị quy chụp là địa chủ.Một số gia đình trung nông có ít ruộng,tự lao động không phát canh thu tô cũng bị quy là địa chủ.Phần lớn địa chủ gian ác bị xử tử hình là sai đối tợng.Ngoài ra còn diễn ra hiện tợng một số ngời có mâu thuẫn với nhau đã lợi dụng cải cách ruộng đất để trả thù lẫn nhau,việc thu hồi tài sản của địa chủ diễn ra rất lộn xộn.Nhiều gia đình địa chủ là gia đình có học vấn cao,có nhiều hiện vật lịch sử văn hoá đặc biệt quý hiếm của quốc gia nh sắc phong,gia phả,văn tự,sách cổ cũng bị đem ra đốt sạch,phá sạch.Những sai lầm đó ảnh hởng đến khối đại đoàn kết và đặt ra yêu cầu phải sửa sai để phát huy những thành quả to lớn của cải cách ruộng đất mang lại .

Từ khóa » Cải Cách Ruộng đất ở Nghệ An