Cái Đẹp Và Cái Thiêng Trong Phụng Vụ Kito Giáo

Mục Lục

I.   Quan điểm về cái Đẹp – cái Thiêng trong Thiên Chúa Giáo. 4

1.   Cái Đẹp: 4

2.   Cái Thiêng: 5

II.     Cái Đẹp cái Thiêng trong các biểu tượng Thiên Chúa Giáo: 7

1.   Cái Đẹp – Thánh Thiêng trong phụng vụ: 7

2.   Nghi lễ Thiêng hóa các hình tượng biểu tượng: 10

2.1.   Giới thiệu chung về nghi thức làm Thiêng (làm phép) những vật Thánh  10

2.2.   Những nghi thức chung khi làm Thiêng (làm phép) những vật dụng Thánh trong cử hành phụng tự: 12

2.3.   Ý nghĩa của những nghi thức và cơ cấu của một nghi thức làm Thiêng vật dụng Thánh: 14

3.   Các biểu tượng Thiên Chúa Giáo và sự Đẹp-Thánh Thiêng trong nó: 15

3.1.   Thánh giá (Crux): 15

3.2.   Bánh Thánh và Rượu Thánh trong nghi thức Thánh Thể. 16

3.3.   Ảnh tượng Đức mẹ Maria. 22

3.4.   Nhà thờ: 29

3.5.   Bàn Thờ (Altar): 31

III.    Vị trí tính Đẹp-Thánh Thiêng của các biểu tượng trong đời sống Kito hữu: 32

1.   Vị trí nghi thức của nghi lễ làm Thiêng vật dụng Thánh: 32

2.   Vị trí của nghi lễ Thánh thể đối với người Công giáo. 33

2.1.   Ý nghĩa của biểu tượng Thánh thể đối với người Công. 33

2.2.   Vị trí việc Chầu Thánh thể đối với người Công giáo: 34

3.   Vị trí ảnh tượng Đức Maria: 34

4.   Vị trí Nhà thờ: 35

5.   Vị trí Bàn thờ: 36

Lời nói đầu:

Bằng một phương cách không thể lý giải, ý niệm về cái Đẹp trong đời sống đã đến với cuộc sống loài người trong thế gian này. Thật không thể phân định rõ rằng, ý niệm Đẹp đã bắt đầu đến với cuộc sống loài người từ lúc nào nhưng ta biết chắc chắn rằng khi cuộc sống được định vị bằng những ham muốn, thì hẳn rằng, ý chí vươn đến cái Đẹp trong cuộc sống và tình yêu của con người đã xuất hiện hòng che chắn xúc cảm sợ hãi mà cái chết, đau khổ mang lại.

Quả vậy, con người đã bị thế giới xung quanh lừa gạt về sự hạnh phúc vĩnh cửu bằng hành vi tự do chọn lựa những gì mà nó yêu thích. Vì khi thỏa mãn điều đó, con người lại đắm chìm trong những sự hủy hoại và đe dọa trực tiếp đến sự hiện thân của con người. Lúc ấy, cái Đẹp xuất hiện và “tiếm quyền” đời sống con người.

Nhờ lý tưởng về cái Đẹp, con người đã ruồng bỏ cái xấu, hạ bệ phũ phàng sự hủy hoại của những cơn khát dục trong đời sống hằng ngày nơi tâm hồn họ. Tức là chỉ khi con người “hạ bệ” ý chí, nghĩa là “hạ bệ” đam mê lựa chọn không biên giới trước hiện thực bên ngoài, thì khi ấy, cái Đẹp mới lộ rõ vị trí của nó trong tâm thức sâu kín của con người trong đời sống.

Tôn giáo (nói chung) đã xuất hiện với vai trò đó. Vai trò là con đường để con người đi tìm lại cái bản thể siêu việt của chính mình, cái mà tự thân họ không thể cảm nghiệm được bởi những thứ phù phiếm xung quanh trong cuộc đời; vai trò là con đường dẫn dắt con người đến cái Đẹp, cái Thiêng trong nội tâm của mỗi con người; nói cách khác,  mọi tôn giáo trong hiện thực không nhằm đưa con người đến với một nơi chốn siêu thoát xa lạ với đời sống thân quen, nó cũng không nhằm đưa con người đến thế giới toàn những cái Đẹp hào nhoáng và lộng lẫy, kỳ thực nó lập ra các giá trị Đẹp-Thiêng hòng lôi kéo đời sống con người trần tục ra khỏi đường sa vào các giá trị sa đọa những cơn khát dục và sự hủy hoại đời sống nội tâm con người.

Kito Giáo thực đã làm điều đó. “Cảm nghiệm về cái Đẹp không tách rời chúng ta ra khỏi thực tại, trái lại, dẫn đưa tới cuộc gặp gỡ trực tiếp với thực tế hàng ngày trong cuộc đời thường, giải thoát thực tế đó khỏi tăm tối, biến hình nó, làm nó ngời sáng và xinh Đẹp.”[1]

Cái Đẹp và sự cảm nghiệm và sự thể hiện cái Đẹp tồn tại ở nhiều dạng. Nó có thể là một khung cảnh “ non nước hữu tình” ngay tại Hạ Long – Nha Trang, nó có thể là giọt mồ hôi của người nông dân khi làm ra hạt lúa, hay cả những sự ân cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau trong mối quan hệ con người. Thế nhưng, trong Kito giáo, cái Đẹp Đẹp nhất và thể hiện sâu sắc là cái Đẹp trong tình yêu phụng vụ.

Bởi trong đó, Phụng vụ, bản chất đã là sự Thánh Thiêng, bởi nó thực hiện hai chức năng đó là tôn vinh, chúc tụng Thiên Chúa tức là thờ phượng và đem lại ơn phúc cho nhân loại tức là Thánh hóa. Phạm vi của bài viết này sẽ không bàn tới sự Thánh Thiêng của phụng vụ từ những dấu chỉ và biểu tượng mang tính chất siêu hình, vì đây là lĩnh vực quá rộng và liên quan tới thần học vốn là hệ thống phức tạp. Bài viết sẽ bàn tới sự Thánh Thiêng trong phụng vụ dựa trên những dấu chỉ và biểu tượng hữu hình được sử dụng trong nền phụng vụ Công giáo. Đó là những hình ảnh, vật dụng cụ thể, những thứ có thể là thân quen ngay cả đối với những ai không phải là người Công giáo

  1. I.    Quan điểm về cái Đẹp – cái Thiêng trong Thiên Chúa Giáo
  2. 1.  Cái Đẹp:

Trong buổi nói chuyện của mình trong buổi triều yết tại Nguyện đường Sistine ở Roma dành cho hơn 250 nghệ sĩ thuộc nhiều quốc gia, văn hóa và tôn giáo khác nhau để kỷ niệm 10 năm “Lá thư gửi các nghệ sĩ của Đức giáo hoàng John Paul II”, và 45 năm “cuộc họp tương tự của Đức Giáo Hoàng Paul VI với những người làm nghệ thuật tại Nguyện đường Sistine”, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã có những phát biểu về giá trị cái Đẹp trong đời sống con người:

–  Tác động đó có thể làm cho con người đau khổ, “xuyên qua con người như một mũi phi tiêu, nhưng làm thế, nó “đánh thức con người chỗi dậy, mở ra đôi mắt tươi mát của trái tim và trí óc, ban cho con người đôi cánh, mang con người lên cao.”

–  “Vẻ Đẹp gây cho ta sững sờ, nhưng làm thế để nhắc nhở chúng ta về định mệnh chung cuộc của mình, đem chúng ta trở lại con đường đã đi, đổ tràn đầy niềm hy vọng mới mẻ, cho chúng ta can đảm sống trọn vẹn quà tặng độc đáo là cuộc đời.”

–  “Hành trình đi tìm cái Đẹp mà tôi mô tả ở đây rõ rệt không phải là trốn chạy vào phi lý hoặc chỉ vào thị hiếu thẩm mỹ.

–  “Nếu công nhận rằng vẻ Đẹp làm cảm động chúng ta mật thiết, gây những vết thương, mở to đôi mắt chúng ta, thì chúng ta sẽ tái khám phá ra niềm vui được trông thấy, được có khả năng nắm bắt ý nghĩa sâu xa của cuộc sống, Huyền nhiệm trong đó chúng ta là một thành phần; từ Huyền nhiệm này chúng ta có thể có được tràn đầy, hạnh phúc, nhiệt tâm để dấn thân mỗi ngày.”

Tóm lại, cái Đẹp là cái mà Ngài giải thích rằng “một tác động chủ yếu của vẻ Đẹp chân chính là cho con người một “cú sốc” lành mạnh, kéo con người ra khỏi bản thân, đẩy con người ra khỏi nhẫn nhục và khỏi thoả mãn với nhàm chán buồn tẻ.

Nhưng Ngài cũng nói thêm:

–  “Tuy vậy, quá nhiều khi vẻ Đẹp lôi cuốn chúng ta lại là ảo ảnh và phỉnh lừa, hời hợt và mù quáng, làm cho người xem lóa mắt; thay vì đem con người ra khỏi chính mình và mở ra những chân trời tự do đích thực khi đưa con người lên cao, nó lại giam hãm con người trong chính bản thân, và hơn nữa còn bắt con người làm nô lệ, tước đoạt đi hy vọng và niềm vui.

–  “Đó là một vẻ Đẹp quyến rũ nhưng giả trá, khơi động nhục dục, ý muốn có uy lực, muốn chiếm đoạt và khuất phục người khác, đó là một vẻ Đẹp chẳng mấy chốc biến thành đối nghịch với nó, trong bộ dạng tục tĩu, vi phạm đạo đức hoặc khích động những điều vu vơ.

Do đó, cái Đẹp phải gắn với cái Thiêng như là quá trình thanh khiết, sự thanh lọc cái trần tục và giả dối đến hướng về cái Đẹp hoàn mỹ đẹp lòng Tạo Hóa – Thượng Đế.

  1. 2.  Cái Thiêng:

Trong văn hóa Tây phương, từ “Thánh Thiêng” hay “linh Thánh” (lt. sacer, sacra, sacrum) thường được dùng theo hai nghĩa.

–  Theo nghĩa thứ nhất, “Thánh Thiêng” là từ mà những người có tôn giáo dùng để chỉ chính Thiên Chúa, Đấng-hoàn-toàn-khác, Hữu-Thể-tuyệt-đối, Mãnh-lực-tối-cao. Những cách gọi này cho thấy một cảm nghiệm khôn tả về một Hữu Thể mà người ta gọi là Đấng Thánh hay Đấng Linh Thiêng. Con người tôn giáo cũng như mọi nền văn hóa mang tính tôn giáo đều được xác định ít nhất bằng nhận thức về Đấng Linh Thiêng hiện diện trong bầu trời, tinh tú, sông nước, thảo mộc, đất đá, v.v., nói chung trong tất cả những gì hiện hữu, như là một huyền nhiệm vừa hấp dẫn (mysterium fascinans) lại vừa đáng sợ (mysterium tremens). Sự Thánh Thiêng còn hiện diện nơi những gì thuộc về Đấng Linh Thiêng mà người ta quen gọi là các thực tại Thánh. Tuy nhiên, trong cách hiểu của các dân tộc, cái Thánh Thiêng vừa có thể chỉ cái đáng kính, vừa có thể chỉ cái đáng sợ, như khi nói về các thần ác. Như thế cái Thánh Thiêng cho thấy một chiều kích tách biệt và dị nghĩa, vừa tốt vừa xấu. Trong Kitô giáo, cái Thánh Thiêng chỉ được hiểu theo nghĩa tốt và qui hướng về Thiên Chúa là Đấng Thánh.

–  Theo nghĩa thứ hai, “Thánh Thiêng” là từ dùng để chỉ một cái gì đó được dâng hiến cho thần linh, cho một mãnh lực cao siêu. Vì thế nó còn được dùng để chỉ những điều mà người ta không được xâm phạm, ngay cả không được đụng chạm đến. Từ này còn được dùng để chỉ những gì được tách riêng ra để dùng cho mục tiêu tôn giáo. Được coi là Thánh Thiêng những không gian và thời gian cử hành lễ tế, những đồ vật dùng trong nghi thức tôn giáo như ảnh tượng, đồ thờ, lễ phục, v.v. Vì thế, tự điển Le Petit Robert định nghĩa Thánh Thiêng là thuộc về một lãnh vực tách biệt, bất khả xâm phạm và là đối tượng của một tâm tình tôn kính mang tính tôn giáo; nó có liên quan đến việc thờ phượng và phụng vụ. Đối lại với Thánh Thiêng là phàm tục. Từ này trong tiếng La-tinh là profanum, có nghĩa là “trước” đền thờ hay bên ngoài khuôn viên đền thờ. Theo nghĩa rộng nhất, từ này chỉ những gì không thuộc về lãnh vực Thánh Thiêng.

Theo Tự điển công giáo phổ thông của J.A. Hardon SJ, “Thánh Thiêng là những gì thuộc về Thiên Chúa, khác với những gì thuộc về con người; là những gì vĩnh cửu chứ không phải phù du; là những gì của thiên giới chứ không phải của hạ giới; là những gì huyền nhiệm và vì thế không thể giải thích được bằng lý trí; là những gì vô hạn chứ không phải hữu hạn. Tôn giáo nào cũng coi Thánh Thiêng mới là cái tuyệt đối, bất di bất dịch; còn phàm tục chỉ là cái tương đối, vốn hay thay đổi”.

Tóm lại, Thánh Thiêng trong Kito giáo là sự quy hướng về Thiên Chúa. Thiên Chúa tỏ lộ ra cho con người biết được nơi Ngài, sự Thánh Thiêng là tuyệt đối. Đồng thời, nơi Thiên Chúa, vẻ Đẹp cũng được coi rằng được thể hiện cách trọn vẹn. Để được trở thành vật phẩm quy hướng, dành riêng cho Thiên Chúa, trước hết vật phẩm đó phải được Thánh hiến, nói cách khác vật phẩm đó phải đạt được tính Thiêng Thánh. Vì được dành riêng cho Thiên Chúa là đấng đạt được vẻ Đẹp tuyệt đối, do đó vật phẩm đó cũng đạt được vẻ Đẹp do sự tín thác, tách biệt dành cho Thiên Chúa. Đó là vẻ Đẹp đạt được do sự thông phần vào sự Thánh Thiêng và vẻ vẻ Đẹp tuyệt đối của Thiên Chúa.

II.Cái Đẹp cái Thiêng trong các biểu tượng Thiên Chúa Giáo:

  1. 1.  Cái Đẹp – Thánh Thiêng trong phụng vụ:

Trong Kitô giáo, cái Thánh Thiêng chỉ được hiểu theo nghĩa tốt và qui hướng về Thiên Chúa là Đấng Thánh. Trong quan niệm của đạo Công giáo, “Phụng vụ là tột đỉnh qui hướng mọi hoạt động của Hội Thánh, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Hội Thánh” (Pv 10)[2]. Theo đó, phụng vụ là điểm quy chiếu của đời sống Thiêng liêng, hoạt động xã hội, sinh hoạt trần thế…

Trước khi đi tới những chi tiết trong phụng vụ Công giáo, thiết nghĩ cần phải tìm hiểu sơ lược ý nghĩa của từ “phụng vụ”. Danh từ “phụng vụ” xuất phát từ tiếng Hy Lạp là Leiturgia, được ghép bởi hai từ Laos (dân chúng) và Ergon (công việc, việc làm). Theo sát nghĩa Leiturgia chỉ công việc của dân chúng. Trong cách hiểu của thời cổ Hy Lạp, danh từ này chỉ các việc người ta làm cho phúc lợi công cộng hoặc của toàn thể dân chúng. Các công việc phúc lợi này bao gồm cả lãnh vực vật chất và tinh thần. Người ta không phân biệt việc làm đó do cá nhân hay tập thể thực hiện, hễ ai thực hành việc công ích thì công việc đó được gọi là Leiturgia. Khoảng thế kỷ thứ II trCn, danh từ này mang thêm nghĩa mới, đó là chỉ các việc thờ phượng công khai. Thời sơ khởi của Ki tô giáo- thời Chúa Jesus, danh từ Leiturgia được dùng theo nhiều ý nghĩa như chỉ sự phục vụ, việc thờ phượng của các tư tế nơi Đền thờ, việc rao giảng tin mừng, việc bác ái, lạc quyên trợ giúp người nghèo, việc thờ phượng Thiên Chúa của giáo hội Ki tô giáo sơ khai.  Đến thời các tông đồ, danh từ Leiturgia vừa được sử dụng để chỉ sự phục vụ Thiên Chúa, vừa chỉ sự phục vụ cộng đoàn. Sau đó, giáo hội Đông phương Hy Lạp dùng danh từ này chỉ đich danh việc cử hành Thánh thể, còn Tây phương dùng nhiều danh từ phát xuất từ Leiturgia  để chỉ các phận vụ trong phụng vụ, như: ministerium, officium, Munus, opus, ritus, action, celebration… Đến thế kỷ XVI, danh từ Leiturgia  được sử dụng rộng rãi, thế kỷ XX, giáo hội Công giáo chính thức dùng từ “liturgia” trong bộ giáo luật 1917 để diễn tả thẩm quyền của Giáo hội trong việc tổ chức phụng vụ và phê chuẩn các sách dùng trong phụng vụ. Từ đó trở đi danh từ Phụng vụ được dùng để chỉ một trong ba chức năng mà người tín hữu lãnh nhận khi chịu Thánh Tẩy: chức năng tư tế.[3]

Thật hoàn toàn không đúng, khi nhìn phụng vụ chỉ như một phần hoàn toàn ngoại tại và khả giác của việc thờ phượng, hay chỉ như một lễ nghi trang trí. Cũng là một lầm lẫn không nhỏ, nếu chỉ coi đó như toàn bộ luật lệ và chỉ thị phải giữ để cử hành cho đúng theo nghi thức do lệnh của giáo quyền ban ra.

Phụng vụ không hệ tại vẻ long trọng và Đẹp mắt vui tai bên ngoài như đi rước tưng bừng, lễ phục lộng lẫy, đàn hát du dương. Phụng vụ là cái gì khác hơn là lễ nghi dù long trọng Đẹp mắt vui tai đến mấy đi nữa ! Phụng vụ đòi phải có hồn.

Vì thế cũng ĐGH Pio XII đòi buộc chủ tế, thừa tác viên và những người tham dự phải có lòng sốt sắng đạo đức thực sự, khi cử hành các lễ nghi phụng vụ. Làm đúng các lễ nghi không thôi, chưa đủ. Thiên Chúa đợi chờ tín hữu dâng lòng mình làm lễ phẩm cùng một lúc với sự tôn thờ và lời cầu nguyện kết hợp với sự thờ phượng của Hội Thánh và của Đức Ki-tô. Nếu việc thờ phượng cần có những cử chỉ, thái độ bên ngoài vì tính chất xác thể và xã hội của con người thì như ĐGH nói:

“Nét cốt yếu của việc thờ phượng phải ở bên trong. Cần phải luôn luôn sống trong Đức Ki-tô, phải hoàn toàn tận tụy với Người để trong Người, cùng với Người và nhờ Người mà tôn vinh Cha trên trời. Hội Thánh muốn mọi tín hữu phủ phục dưới chân Chúa Cứu thế để bày tỏ lòng mến yêu và cung kính Người.”

Nếu nhìn qua bên ngoài thì hành động phụng vụ dường như chỉ là những lễ nghi bên ngoài, nhưng trong tâm tưởng của Hội Thánh, phụng vụ chỉ có giá trị khi biểu lộ ra bên ngoài thái độ cầu nguyện ở bên trong. Quả thật, trong phụng vụ có hình thức cầu nguyện được biểu lộ ra bên ngoài và có tính cách cộng đồng, nhưng sự cầu nguyện này chỉ là cầu nguyện thật khi phát xuất tự đáy lòng.

Hơn nữa còn phải nhấn mạnh đến luật này của việc cầu nguyện theo phụng vụ, như nhiều thư bản đề cao là phải có những điều kiện Hội Thánh đòi hỏi từ nhiều thế kỷ thì một hành động mới kể là phụng vụ. Điều kiện xem ra có vẻ hạn chế, vì đối với Hội Thánh, một cộng đoàn tín hữu hội họp và nghe những bài sách Thánh, hát các Thánh vịnh, nói với Chúa qua miệng chủ tế hay đại diện cộng đoàn đọc những công thức cầu nguyện thu tóm các ý chỉ của mọi người và còn hơn thế nữa, mặc cho những thứ đó một bộ áo lễ nghi trang trọng, bấy nhiêu mà thôi thì chưa đủ. Còn phải có những điều kiện khác nữa. Những điều kiện này còn được nhắc lại trong huấn thị của Bộ Phượng tự ngày 3.9.1958 như sau :

“Những hành động nào đó Đức Giê-su Ki-tô hay Hội Thánh lập ra, được thi hành nhân danh Đức Giê-su Ki-tô và Hội Thánh theo những sách phụng vụ được Tòa Thánh chuẩn nhận, do những người được ủy nhiệm một cách chính đáng thì những hành động ấy được gọi là phụng vụ.”

Lẽ đó, phụng vụ bản chất đã là sự Thánh Thiêng, bởi nó thực hiện hai chức năng đó là tôn vinh, chúc tụng Thiên Chúa tức là thờ phượng và đem lại ơn phúc cho nhân loại tức là Thánh hóa. Phạm vi của bài viết này sẽ không bàn tới sự Thánh Thiêng của phụng vụ từ những dấu chỉ và biểu tượng mang tính chất siêu hình, vì đây là lĩnh vực quá rộng và liên quan tới thần học vốn là hệ thống phức tạp. Bài viết sẽ bàn tới sự Thánh Thiêng trong phụng vụ dựa trên những dấu chỉ và biểu tượng hữu hình được sử dụng trong nền phụng vụ Công giáo. Đó là những hình ảnh, vật dụng cụ thể, những thứ có thể là thân quen ngay cả đối với những ai không phải là người Công giáo. Những dấu chỉ và biểu tượng hữu hình, được phân chia thành hai loại là: Vật dụng dùng trong phụng vụ và Ảnh tượng Thánh, các biểu tượng Thánh. Sự phân chia này dựa vào cách nhìn nhận rằng, trong nền phụng vụ Công giáo, có một số vật dụng được sử dụng trong các nghi lễ nhằm thực hiện sự tôn kính của người tín hữu đối với những hình tượng được sử dụng để “trình bày Đức Kitô”[4].

Dựa vào cách phân chia trên, có thể liệt kê ra những vật dụng hay hình tượng được biết tới nhiều nhất của đạo Công giáo theo hai nhóm.

–  Nhóm Vật dụng trong phụng vụ:  Nhà thờ, bàn thờ, bàn lễ, giảng đài, nhà tạm, Chén Thánh, Khăn Thánh, Nến Phục sinh, Dầu Thánh, Chuông, Nước Thánh…

–  Nhóm Ảnh tượng, biểu tượng Thánh gồm: Thập giá, Bánh Thánh, Rượu Thánh, Hình tượng Chúa Jesus, hình tượng Đức Maria, hình tượng các Thánh…

  1. 2.  Nghi lễ Thiêng hóa các hình tượng biểu tượng:

2.1.    Giới thiệu chung về nghi thức làm Thiêng (làm phép) những vật Thánh

2.1.1.           Giới thiệu về việc làm phép (làm Thiêng) trong quan niệm Kito giáo

Làm phép (làm Thiêng) những vật dụng trong cử hành phụng vụ nói                      chung hay những vật có liên quan đến việc thờ phượng Thiên Chúa nói riêng đã trở thành một truyền thống lâu đời của Giáo Hội (The Church- Ecclessiae). Việc làm phép những đồ dùng Thánh bắt nguồn từ việc Thiên Chúa luôn chúc phúc và ban ơn lành của Người cho nhân loại, khi nói đến ý nghĩa này, Giáo hội thường sử dụng từ động từ Latinh “Benedicere” (có nghĩa là “chúc lành cho ai, cái gì”). Đồng thời, còn có một chiều kích khác, đó là Con người cũng đáp trả lại những ơn lành mà Thiên Chúa đã ban cho bằng cách Chúc tụng Thiên Chúa, Giáo hội thường sử dụng động từ Latinh “Benedictio” (có nghĩa là “chúc tụng ai đó, cái gì”) khi nói đến ý nghĩa này cũng như là kêu cầu Thiên Chúa chúc phúc cho một người nào đó.

Và từ ý nghĩa đó, Giáo Hội tiếp tục chúc tụng Thiên Chúa và lôi kéo ơn lành của Thiên Chúa xuống cho con người, đặc biệt qua các bí tích (The Sacraments) và việc làm các bí tích (Rite of the Sacraments). Giáo Hội quan tâm làm cho việc cử hành các phép thực sự hướng tới chỗ ca ngợi và tán dương Thiên Chúa, cũng như qui về lợi ích Thiêng liêng của các tín đồ. Điều này càng rõ nét vì ngay từ truyền thống xa xưa, những công thức làm phép đều nhằm đặc biệt tôn vinh Thiên Chúa vì những ân huệ Người ban, và cầu xin ơn lành của Người, cũng như ngăn chặn sức mạnh của sự dữ trong thế gian. Và tiếp nối ý nghĩa đó, Giáo hội đã ké thừa và đã đặt ra cụm từ “Benedictionibus”[5](benediction) được sử dụng để diễn tả việc làm phép hay làm Thiêng những vật dụng Thánh với ý nghĩa xin Thiên Chúa tuôn đổ quyền năng của Người xuống những vật dụng Thánh để làm chúng trở nên Thiêng liêng và để như một vật Thiêng sử dụng trong việc thờ phượng Thiên Chúa.

2.1.2.           Giới thiệu chung về việc làm Thiêng (làm phép) các vật dụng trong cử hành phụng vụ:

Trong các quy tắc của Giáo hội Công giáo, việc làm phép hay làm Thiêng trên con người, đồ vật hay nơi cử hành phụng tự…..được chia làm 2 loại:

–  Bí Tích (The Sacraments): Là việc sử dụng những “dấu chỉ” bên ngoài, cái nhìn thấy được hay còn gọi là nghi thức (The Rites), để ban cho con người được những ơn lành dưới quyền năng của Thiên Chúa[6]. Và Bí tích chỉ được áp dụng cho con người. Vì con người là tạo vật được Thiên Chúa yêu thương và được Thánh hóa trọn vẹn hơn cho Thiên Chúa và đây là vấn đề của cả một nền thần học- thần học con người ( The Theology of The Human). Cho nên những bí tích chỉ được dùng để Thánh hóa con người. Các Bí tích đều do Chúa Jesus lập ra trong suốt quá trình rao giảng của mình. Trong giáo lý và truyền thống của giáo hội chỉ công nhận 7 Bí Tích được chia làm 3 loại:

  • Những bí tích khai tâm Kito Giáo (The Sacraments of Christian Initiation) gồm : Bí tích Rửa tội (The sacrament of Baptism), Bí tích thêm sức (The Sacrament of Confirmation), bí tích Thánh Thể (The Sacraments of The Eucharist).
  • Những bí tích chữa lành (the Sacraments of Healing) gồm: Bí tích Hòa Giải (The Sacrament of Penance or Reconciliation), Bí tích xức dầu bệnh nhân (The Sacrament of The Anointing of The Sick).
  • · Những bí tích phục vụ cộng đoàn (The Sacraments at The Service of  Communion) gồm: Bí tích truyền chức Thánh (The Sacrament of the Holy Order), bí tích Hôn Phối (The Sacrament of Matrimony).

–   Á Bí Tích hay Phục Tích (The Sacramental): Là những nghi thức làm phép (làm Thiêng) những đồ dùng Thánh (tranh, ảnh, tượng, chén Thánh, dầu Thánh, phẩm phục…), nơi cử hành phụng tự (nhà nguyện, nhà thờ…) để con người sử dụng như là một vật Thiêng có ý nghĩa nối kết thế giới con người với Thiên Chúa trong các nghi thức phụng vụ, và bổ trợ cho các bí tích[7], và các nghi thức trừ tà…. Các Á Bí Tích hay Phụ Tích khác với Bí tích ở chỗ là không phải do Chúa Jesus lập ra nhưng là Giáo Hội, vì thế nó chỉ mang tích chất phụ họa thêm, giúp việc cử hành bí tích dễ dàng và mang lại hiệu quả hơn.

2.2.    Những nghi thức chung khi làm Thiêng (làm phép) những vật dụng Thánh trong cử hành phụng tự:

Như đã nói ở phần trước việc làm phép (làm Thiêng) những vật dụng Thánh trong cử hành phụng tự chỉ là các Á Bí Tích hay Phụ Tích vì thế cho nên những nghi thức làm phép nó cũng sẽ khác với những nghi thức trong việc cử hành Bí Tích.

Cấu trúc cố định của một nghi thức làm phép (làm Thiêng):

Cơ cấu mẫu (số 20 – 24)

Phần đầu với trọng tâm là công bố Lời Chúa. Thêm vào đó có thể có lời dẫn nhập, bài dẫn giảng vắn, Thánh ca.

Phần sau với trọng tâm là công thức làm phép lành tức là lời cầu nguyện của Giáo Hội, mà thường có dấu chỉ đặc biệt đi kèm. Ngoài ra có thể thêm lời nguyện chung đọc trước lời nguyện làm phép.

Buổi cử hành thường khai mạc và kết thúc bằng những nghi lễ vắn.

Những dấu chỉ được sử dụng (số 25 – 27)

Những cử chỉ giang tay, giơ tay lên cao, chắp tay, đặt tay, làm dấu Thánh Giá, rảy nước Thánh, xông hương … được chỉ dẫn trong từng nghi thức.

Lưu ý : thông thường không được làm phép chỉ bằng những dấu chỉ bên ngoài mà không có Lời Chúa hay một Kinh nguyện nào đó.

Cách liên kết với những cử hành khác (số 28 – 30).

Một số phép lành có liên hệ đặc biệt với các bí tích, nên đôi khi có thể được liên kết với Thánh Lễ. Những phép lành nào, liên kết thế nào… đều có qui tắc định rõ.

Một số khác có thể liên kết với các cử hành khác như có chỉ dẫn trong các nghi thức.

Đôi khi có thể làm nhiều phép lành trong một buổi cử hành.

Nhiệm vụ của các thừa tác viên.

Trong việc chuẩn bị và xếp đặt việc cử hành (số 31 – 34).

Phẩm phục (số 35 – 38)

Giám Mục mặc phẩm phục như sách lễ nghi Giám Mục qui định (số 1127 – 1128) khi chủ sự những buổi cử hành quan trọng.

Linh mục, Phó tế mặc áo alba có dây stola khi làm phép dưới hình thức cộng đồng. Thay vì alba, có thể dùng áo “surplis”, nếu mặc áo chùng thâm (soutane). Khi long trọng cũng có thể mặc áo cappa. Màu phẩm phục có thể là trắng, hay màu của mùa phụng vụ hoặc của ngày lễ.

2.3.                   Ý nghĩa của những nghi thức và cơ cấu của một nghi thức làm Thiêng vật dụng Thánh:

Trong liệt kê ở trên chúng ta thấy một điểm là mở đầu và kết thúc một nghi thức đều có phần đọc Lời Chúa hay lời cầu nguyện. Hình ảnh đó mang những ý nghĩa hết sức là quan trọng

Thứ nhất, nó giúp người tín đồ xác định rõ ràng vai trò của Thiên Chúa là quan trọng nhất trong nghi thức ấy, vị thừa tác viên chỉ là người đại diện cho Thiên Chúa để cử hành các nghi thức ấy mà thôi, cái quan trọng vẫn là người nào làm cho những đồ vật ấy trở nên linh Thiêng và mang ý nghĩa thần Thánh- Đó là Thiên Chúa, nhờ quyền năng của Thiên Chúa mới Thánh hóa những vật phẩm ấy trở thành “vật Thánh”.

Thứ hai là việc đọc Sách Thánh hay Lời Chúa như vậy nhằm mục đích là để nhắc cho con người nhớ lại những việc mà Chúa Jesus đã làm và thể hiện sự tiếp nối truyền thống của giáo hội khi cử hành lại những việc làm đó để làm cho vật dụng ấy trở nên Thiêng liêng vì nó cũng sẽ mang trong mình ý nghĩa như ý nghĩa khi Chúa Jesus làm ngày xưa, tạo nên một tâm lý tôn kính của con người giành cho vật dụng ấy.

Cho nên, trong các nghi thức ấy thường có những hành động, cử chỉ để tái hiện lại những hành động cử chỉ của Chúa Jesus đã thực hiện ngày trước.

  1. 3.  Các biểu tượng Thiên Chúa Giáo và sự Đẹp-Thánh Thiêng trong nó:

3.1.                   Thánh giá (Crux):

Trong các ảnh tượng Thánh,  hình Thánh Giá quý báu và phát sinh sự sống phải chiếm chỗ chính, vì đó là biểu tượng của cả mầu nhiệm Vượt Qua. Đối với dân Kitô-giáo, không có ảnh tượng nào quý hóa hơn và cổ kính hơn. Thánh Giá biểu hiện cuộc tử nạn của Đức Kitô cũng như việc Người toàn thắng sự chết, đồng thời theo lời các giáo phụ dạy, Thánh Giá cũng loan báo việc Người sẽ đến lần thứ hai trong vinh quang .

Ảnh Thánh Giá không những được trưng lên để tín hữu tôn kính trong ngày thứ VI kỷ niệm Chúa chịu chết và được ca tụng như là cờ chiến thắng và là cây ban sự sống trong ngày lễ Suy tôn 14 tháng 9, mà Thánh Giá còn nổi bật ở trong nhà thờ và được đặt ở trước mặt dân chúng mỗi khi họ tụ họp để cử hành Nghi lễ Thánh ; và được đặt cả tại nhà của những người đã chịu Phép Rửa, ở chỗ đặc biệt. Để ý đến các điều kiện thời thế và địa phương, người ta không lạ gì khi thấy tín hữu Chúa Kitô công khai dựng Thánh Giá, làm bằng chứng đức tin của họ và làm dấu hiệu tình yêu của Chúa đối với mọi người.

Thánh giá tự bản chất nó không phải là một vật Thiêng, lúc ban đầu nó lại là một biểu tượng của một hình phạt tàn ác của đế quốc Roma. Nhưng khi nó được Chính Chúa Jesus treo lên thì nó lại trở thành một biểu tượng cao Đẹp của một tôn giáo, một biểu trưng cho một ý nghĩa hết sức là nhân văn: Thiên Chúa đã chịu đóng đinh và chết vì con người. Chính máu Thánh của Chúa Jesus đã làm cho cây Thánh giá ấy trở nên một biểu tượng thần Thiêng, một hình ảnh gắn liền với người Công Giáo.

3.2.     Bánh Thánh và Rượu Thánh trong nghi thức Thánh Thể

3.2.1.           Nghi thức Thánh thể

Bánh Thánh và Rượu Thánh là hai biểu tượng trung tâm trong nền phụng vụ Công giáo. Hai biểu tượng này được gọi chung là Thánh thể. Phụng vụ Thánh thể được xếp vào hàng bí tích[8] trong phụng vụ Kitô giáo. Cử hành phụng vụ Thánh thể (Thánh lễ) được tổ chức theo một cấu trúc văn bản được Hội Thánh Công giáo quy định sẵn. Một Thánh lễ được chia làm hai phần chính yếu gồm: phần một là Phụng vụ lời Chúa và phần hai là Phụng vụ Thánh thể[9]. Phụng vụ Thánh thể được bắt đầu bằng việc dâng lễ vật (tùy các vùng miền khác nhau, có thể là hương hoa, tiền…), bánh và rượu (hai thứ sau đó trở thành biểu tượng cho Thịt Thánh và Máu Thánh (có thể gọi là Bánh Thánh và Rượu Thánh).

Bánh và rượu sẽ không thể trở thành một biểu tượng Thánh Thiêng đối với người Công giáo nếu như hai thứ vật chất đó không được đọc lời truyền phép của Chủ tế Thánh lễ (chỉ có lời truyền phép của Linh mục và Giám mục mới có hiệu năng) và được cử hành theo nghi thức quy định của giáo hội[10].

Như vậy về cơ bản, trong nghi thức làm Bánh và Rượu trở thành biểu tượng Thiêng Thánh để người Công giáo tôn kính, lời truyền phép của chủ tế là quan trọng nhất. Qua lời truyền phép[11] “ này là Mình Thầy…, này là Máu Thầy…”, từ tấm bánh và rượu được làm từ bột mì và nho bình thường, giáo lý Công giáo ghi rằng “…Nhờ lời Thánh hiến bánh và rượu thành bản thể Máu Thánh Người; Hội Thánh công giáo gọi việc biến đổi này một cách thích hợp và chính xác là sự biến đổi bản thể (transsubstantiatio)”và “sự hiện diện của Thánh Thể Đức Kitô bắt đầu từ lúc Thánh hiến (a momento consecrationis, quen gọi là lúc truyền phép) và kéo dài bao lâu các hình dạng Thánh Thể còn tồn tại. Đức Ki tô hiện diện trọn vẹn trong mỗi hình bánh và rượu, như vậy việc bẻ bánh không phân chia Đức Kitô”[12]. Tức là, bánh và rượu đó trở thành Thịt và Máu thật của Chúa Jesus. Sau lời truyền phép, bản thể của bánh và và rượu được cho là biến đổi thực sự để trở nên thịt thật và máu thật của Chúa Jesus Christ, chất thể của Thánh thể không thay đổi vì vẫn là tấm bánh trắng, tròn, vẫn là rượu với vị không thay đổi.

Bánh và rượu đã được truyền phép trở thành Thánh thể Chúa Kitô. Trong một số trường hợp, Bánh và Rượu Thánh đó được phân phát cho các tín hữu với điều kiện qui định là sạch tội, không mắc ngăn trở theo giáo luật Công giáo. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có Bánh Thánh được phân phát cho các tín hữu Công giáo với các điều kiện kể trên. Bánh Thánh này cũng được sử dụng trong lễ nghi nhằm tôn kính Thánh thể Chúa gọi là Chầu Thánh thể.

3.2.2.           Ý nghĩa của các nghi thức trong nghi lễ Thánh thể

Nghi lễ Thánh thể được hiểu là Thánh lễ. Tuy rằng, việc phụng vụ Thánh thể chỉ là một phần trong một Thánh lễ, nhưng phần phụng vụ lời Chúa trước đó cũng có liên quan và hiệu năng quan trọng đối với phần phụng vụ Thánh thể được thực hiện sau đó. Do vậy khi đề cập tới hành động của chủ tế trong một Thánh lễ, không thể chỉ đề cập tới các hành động trong phần phụng vụ Thánh thể mà phải đề cập tới những hành động trong phần phụng vụ lời Chúa. Vì quá trình làm bánh và rượu trở thành Thịt và Máu thật của Chúa Jesus, vị chủ tế thực hiện rất nhiều những hành động khác nhau. Các hành động của vị chủ tế thực hiện đều có ý nghĩa, những ý nghĩa này liên quan trực tiếp tới sự Thánh Thiêng của biểu tượng Thánh thể.

Mỗi lời nói và hành động của vị chủ tế đều được qui định rất rõ ràng và chặt chẽ[13], buộc mọi Linh mục và Giám mục chủ tế Thánh lễ phải làm theo. Ý nghĩa của mỗi hành động của chủ tế trong Thánh lễ là khác nhau. Dù vậy, tất cả những hành động mang ý nghĩa khác nhau ấy đều nhằm tôn kính Thánh thể- trung tâm điểm của mọi Thánh lễ. Dưới đây là ý nghĩa các hành động của vị chủ tế thực hiện trong mỗi Thánh Lễ thông thường, các hành động này được sắp xếp theo đúng trình tự của một Thánh Lễ.

Nghi thức

Ý nghĩa

Chủ tế bái kính, xông hương và hôn bàn thờ Thời sơ khai của Công giáo, Thánh lễ được cử hành trên phần mộ của chứng nhân đức tin hoặc một Thánh tử đạo. Ngày nay mỗi bàn thờ được làm phép Thánh hiến, một số có thể đặt hài cốt các Thánh. Bàn thờ được coi là nơi gặp gỡ giữa Thiên chúa và loài người. Tiếp đó bàn thờ là tượng trưng cho Chúa Jesus và hy tế thập giá. Việc bái kính, xông hương, hôn bàn thờ nhằm mục đích tôn kính Chúa Jesus, nơi tái hiện lại hy tế thập giá của Ngài.
Chủ tế đứng hướng về phía giáo dân Đây là sự đổi mới sau công đồng Vaticano vì trong Thánh lễ, chủ tế được coi là người thay mặt Chúa Jesus để giảng giải, công bố tin mừng, do vậy chủ tế đứng quay mặt về phía cộng đoàn.
Làm dấu Thánh giá Đây là dấu hiện Ki tô giáo cổ xưa, làm dấu là cách bày tỏ niềm tin của tín hữu vào Chúa Kitô. Là dấu chỉ của ơn cứu độ, sự cứu chuộc. Đồng thời, đó là việc nhắc lại việc các tín hữu được nhận Thánh tẩy qua việc rửa tội “nhân danh Chúa cha, Chúa con và Chúa Thánh thần”
Chủ tế giang tay và chào giáo dân Lời chào này báo hiệu cho cộng đoàn đang hội họp biết có Chúa đang hiện diện và vị chủ tế là dấu chỉ nói lên điều đó, nhờ bí tích truyền chức mà ngài lãnh nhận.
Đấm ngực ( trong nghi thức sám hối) Biểu lộ cử chỉ khiêm nhường sám hối nhận biết thân phận tội lỗi của con người và xin Chúa tha thứ hoặc xin Ngài ban cho một điều gì.
Chủ tế chấp tay ( trong lời nguyện đầu Lễ): Thể hiện sự nghiêm trang và kính trọng
Chủ tế dang tay (đọc lời nguyện nhập lễ): Thái độ cầu nguyện của chủ tế đối với Chúa.
Chủ tế ngồi (trong thời gian hai bài đọc và bài hát đáp ca) Thể hiện thái độ lắng nghe, đón nhận Lời Chúa.
Ghi dấu Thánh giá trên sách Thánh, trên trán, miệng và ngực của chủ tế (trong phần Chủ tế hoặc phó tế công bố tin mừng) Đây là dấu chỉ minh chứng niềm tin, sự cứu độ và chiến thắng sự ác của Chúa Jesus, là dấu hiệu riêng của môn đệ Chúa Jesus.
Xông hương (có thể có trước khi công bố tin mừng) Là biểu tượng sự tôn kính Lời Chúa.
Hôn sách Thánh (sau khi chủ tế hoặc phó tế công bố tin mừng): Nói lên sự kính trọng đối với Lời Chúa.
Cúi mình ( khi đọc Kinh tin kính tới câu “ Bởi phép Đức Chúa Thánh thần” đến “ và đã làm người”) Bày tỏ thái độ tôn kính.
Chủ tế cầm đĩa có bánh Thánh, nâng lên cao ( trong phần phụng vụ Thánh thể) Cử chỉ bày tở thái độ cầu nguyện.
Chủ tế rót một ít nước vào chén Thánh có rượu ( phần phụng vụ Thánh thể) Biểu thị sự kết hợp giữa bản tính con người với bản tính Thiên Chúa trong ngôi hợp Chúa Jesus Christ. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa sự kết hợp của giáo dân- được biểu hiện bằng giọt nước với Chúa Kitô- biểu thị qua rượu nho và cùng với Chúa Kitô tiến dâng lên Thiên Chúa cha. Công đồng Tridentino đã công bố rõ ràng: “ sự kết hòa giữa nước và rượu tượng trưng cho sự kết hòa giữa những người tín hữu với Chúa Kitô thủ lãnh”[14].
Chủ tế nâng cao chén Thánh Ý nghĩa như phần nâng cao bánh Thánh.
Chủ tế rửa tay Hình thức thanh tẩy, làm cho sạch sẽ.
Cử chỉ dang tay sau đó Đều mang ý nghĩa như cử chỉ dang tay trước đó.
Chủ tế đặt hai tay lên lễ vật Cử chỉ này nhằm mục đích xin ơn Chúa Thánh thần nhằm làm bánh và rượu trở thành Thịt và Máu Chúa Jesus.
Cử chỉ làm dấu Thánh giá, chắp tay
Chủ tế cầm lấy bánh, nâng lên, tạ ơn, bẻ ra Đây là cử chỉ nhằm thuật lại những cử chỉ Chúa Jesus đã làm khi thiết lập bí tích Thánh thể trong bữa ăn cuối cùng.
Nâng tấm bánh đã làm phép, đặt xuống  và cúi mình Cử chỉ tôn vinh, tôn kính Thiên Chúa.
Các cử chỉ đối với chén Thánh

3.2.3.            Mối quan hệ giữa sự Thánh Thiêng và vẻ Đẹp của biểu tượng Thánh thể

Vẻ Đẹp của biểu tượng Thánh thể không nằm ở hình thức. Biểu tượng Thánh thể là tấm bánh trắng làm từ bột mì và rượu nho bình thường. Nếu dùng giác quan thông thường để phán xét tính nghệ thuật ẩn chứa trong tấm bánh nhỏ và giọt rượu đỏ đó, quả thực sẽ không thể tìm thấy ở đó vẻ Đẹp mà người ta mong muốn. Điều cần ghi nhớ khi tìm kiếm vẻ Đẹp ở những biểu tượng tôn giáo theo dạng thức thế này đó là không được phép tìm kiếm thông qua hình thức bề ngoài. Vẻ Đẹp của những biểu tượng tôn giáo dạng thức này tồn tại trong suy tưởng của tín đồ, tuyệt đối không thể hiện qua hình thức bề ngoài của biểu tượng đó.

Vẻ Đẹp của Thánh thể được cảm nhận dựa trên cơ sở của niềm tin, kinh nghiệm và tình cảm tôn giáo ở mỗi tín đồ. Vẻ Đẹp đó không thể có nơi một nhà nghiên cứu, một người ngoại đạo vì nơi họ không tồn tại các yếu tố cơ sở cho vẻ Đẹp đó được phát lộ. Một cách cơ bản nhất, vẻ Đẹp của Thánh thể được thể hiện qua ý nghĩa của Thánh thể đối với người Công giáo. Thánh thể là biểu tượng cho tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, qua cách đặc biệt nhất, đó là cái chết. Đó là thứ tình yêu vô vị lợi, trên hết mọi thứ tình cảm của trần gian, là thứ tình yêu vĩ đại nhất ”Không có tình yêu nào lớn hơn mối tình  của kẻ chết vì người mình yêu”. Vẻ Đẹp đó thể hiện qua sự kỳ diệu của quyền năng Thiên Chúa, từ một tấm bánh, giọt rượu vô hồn, qua lời truyền phép của chủ tế, tấm bánh ấy trở thành thịt thật và máu thật. Và trở thành của ăn nuôi dưỡng cho linh hồn người tín hữu.

Sự Thánh Thiêng và vẻ Đẹp được thể hiện trong biểu tượng Thánh thể, đó là sự gắn kết, hòa quyện, không có sự tách rời. Bản chất sự Thánh Thiêng trong Công giáo là sự quy hướng về Thiên Chúa, sự tốt lành. Nơi Thiên Chúa, chân thiện mỹ- tiêu chuẩn của cái Đẹp được thể hiện tối đa. Thánh thể là biểu tượng tối cao của Chúa Jesus là Thiên Chúa, do đó biểu tượng ấy cũng đạt được vẻ Đẹp tuyệt đối. Nói một cách rạch ròi hơn, chỉ cần có sự Thánh Thiêng, thì chắc chắn vẻ Đẹp tồn tại.

3.3.    Ảnh tượng Đức mẹ Maria

Theo quy định của Thiên Chúa, được ghi chép trong sách Cựu Ước, người tín hữu không được phép tạc, vẽ ảnh tượng hay thờ cúng ngẫu tượng: “Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ (Xh 20,4)[15].

Tuy nhiên trong phụng vụ và nghệ thuật Công giáo, hình ảnh Chúa Jesus, Đức mẹ Maria, các Thánh  nam  nữ, xuất hiện rất phổ biến. Việc tạc tượng vẽ hình, tôn kính và thờ phượng Chúa Jesus, Đức Maria, các Thánh nam nữ được giáo hội Công giáo giải thích là : “ Xưa kia Thiên Chúa, Đấng không có thân xác và diện mạo, không bao giờ được trình bày bằng ảnh tượng. Nhưng nay, sau khi Người đã tự trở nên hữu hình trong xác phàm và sống giữa loài người, tôi có thể họa một hình ảnh về điều tôi thấy nơi Thiên Chúa… Vậy sau khi dung nhan được mạc khải, chúng ta chiêm ngắm vinh quang của Chúa”[16].

Đồng thời, hình ảnh các Thánh, Đức mẹ được tạc vẽ lại không phải là để thờ phượng (adoration) mà là để tôn kính (veneration). Mặt khác trong Kinh Thánh cũng ghi chép lại việc Chúa truyền cho dân Do thái phải khắc ghi các Điều răn của Ngài vào đá tảng, phải làm một “Hòm Bia” bằng gỗ bọc vàng ròng cả trong lẫn ngoài và đúc hai tượng thiên thần hộ giá đặt ở hai đầu của Hòm Bia[17].

Giáo hội Công giáo cũng lưu ý rằng dù ảnh tượng của các Thánh nam nữ hay Đức mẹ Maria, ảnh tượng phụng vụ được tôn kính, nhưng “ tất cả các dấu chỉ của việc cử hành phụng vụ đều quy hướng về Đức Kitô: kể cả ảnh tượng của Mẹ Thiên Chúa và của các Thánh. Thật vậy, các ảnh tượng này nói về Đức Kitô, Đấng được tôn vinh nơi các ngài.[18]

Trong phụng vụ Công giáo, Đức mẹ Maria đóng vai trò đặc biệt quan trọng- là người cưu mang con Thiên Chúa. Cũng vì lý do này, Đức Maria được tín hữu Công giáo tôn kính cách đặc biệt. Ảnh tượng về Đức Maria được phổ biến rộng rãi. Hình tượng Đức Maria trở thành đề tài lớn cho các họa sĩ, nhà điêu khắc Công giáo với những tác phẩm nổi tiếng như: Đức Mẹ Granduca, Đức Mẹ Sistine của Raffaello Sanzio da Urbino (1483 – 1520), Tượng Pietà của Michelangelo, Hình Đức mẹ Hằng cứu giúp…

Xét trên bình diện nghệ thuật, những tác phẩm đề tài về Đức Maria thường là những tác phẩm Đẹp, có giá trị thẩm mỹ nghệ thuật rất lớn. Bên cạnh đó, những họa ảnh hay tượng ảnh đó còn mang giá trị linh Thiêng đối với mỗi người Công giáo.

3.3.1.            Nghi thức làm phép ảnh tượng

Ảnh tượng về Chúa Jesus, Đức mẹ Maria hoặc các Thánh được đưa vào sử dụng trong phụng vụ, các ảnh tượng đó đều phải được cử hành nghi thức làm phép bởi người có trách nhiệm. Các nghi thức làm phép nói chung có thể được cử hành bởi Giám mục, Linh mục, Phó tế hay Giáo dân. Tuy nhiên, chỉ có Linh mục hoặc Giám mục mới có quyền làm phép các tượng ảnh Thánh, trong một số trường hợp cụ thể Phó tế có quyền làm phép tượng ảnh Thánh. Các tượng ảnh Thánh được phân chia làm hai hình thức tôn kính đó là: tôn kính công cộng và tôn kính trong phạm vi gia đình (hoặc cá nhân). Tương ứng với hai loại hình tôn kính này là hai công thức làm phép phù hợp. Tất cả các công thức làm phép tượng ảnh Thánh được qui định cụ thể rõ ràng.

Đối với trường hợp, tượng ảnh Thánh được tôn kính nơi gia đình (hoặc cá nhân), ngoài Linh mục, Giám mục thì Phó tế cũng có quyền thực hiện nghi thức làm phép[19]. Nghi thức làm phép được dùng chung trong mọi hình thức tượng ảnh: tượng Chúa Jesus, Đức Maria, các Thánh.

Trong trường hợp, tượng ảnh Thánh được tôn kính nơi Công cộng, chỉ có Linh mục và Giám mục mới có quyền thực hiện nghi thức làm phép[20]. Nghi thức làm phép được phân tách rõ ràng đối với các loại ảnh tượng kể trên. Mỗi loại ảnh tượng có công thức làm phép khác nhau. Dưới đây sẽ đề cập tới nghi thức làm phép ảnh tượng Đức mẹ Maria để tôn kính nơi công cộng.

3.3.2.           Nghi thức làm phép ảnh tượng Đức mẹ Maria

Trong phụng vụ Kitô giáo, Đức mẹ Maria đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua Mẹ Maria mà Chúa Jesus trở nên con người bởi quyền năng của Chúa Thánh thần. Mẹ Maria được coi là mẹ Thiên Chúa vì Người là mẹ của Chúa Jesus- con duy nhất của Thiên Chúa. Các sách tin mừng không ghi chép nhiều về cuộc đời của Mẹ Maria. Đức Maria được giáo hội tin rằng được Vô nhiễm nguyên tội và Đồng trinh trọn đời. Đây cũng là tín điều buộc phải tin đối với mọi người Công giáo. Những tín điều này không được ghi chép trong bất cứ sách tin mừng nào. Thông qua các phép lạ mà ở đó Đức Maria tuyên bố là Đấng vô nhiễm nguyên tội và Đấng đồng trinh trọn đời, giáo hội Công giáo tin tưởng và tuyên xưng niềm tin đó.

Những ảnh tượng của Đức mẹ Maria để được đưa  vào tôn kính chính thức phải được làm phép. Nghi thức làm phép ảnh tượng nói chung được xếp vào các phụ tích. Việc cử hành phụ tích này nhằm mục đích: “Đây là những dấu chỉ Thánh, vì một phần nào phỏng theo những bí tích, nhờ đó biểu trưng những hiệu quả – nhất là những hiệu quả Thiêng liêng – và thông ban hiệu quả đó nhờ lời bầu cử của Hội Thánh. Nhờ các á bí tích, con người chuẩn bị lãnh nhận hiệu quả chính yếu của các bí tích và Thánh hóa những hoàn cảnh khác biệt trong cuộc sống”  (GLHTCG 1667: 1982). Đây cũng chính là mục đích của việc làm phép tượng ảnh Thánh nói chung và Đức Maria nói riêng.

Khi đã được làm phép, ảnh tượng Đức Maria phải được đặt ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm “Các đồ vật đã được cung hiến hay làm phép để dùng vào việc phụng tự phải được xử dụng cách kính cẩn, không được dùng vào việc phàm tục hay bất xứng, cho dù những vật Thánh ấy thuộc sở hữu của tư nhân” ( Điều 1171, GLHTCG)

Nghi thức làm phép ảnh tượng Đức Maria được đề cập trong bài viết này được cử hành ngoài Thánh Lễ theo hướng dẫn của Sách các phép và Sách các nghi lễ Giám mục[21] của giáo hội Công giáo. Ý nghĩa của các cử chỉ, lời nói của chủ sự được đề cập dưới đây.

Nghi thức

Ý nghĩa

Bài hát mở đầu và lời tuyên xưng “ Nhân danh Cha và Con và Thánh thần”

Bài hát được chọn thông thường có nội dung cầu xin ơn của Chúa Thánh thần xuống trên mọi người tham dự vào nghi thức Thánh hoặc một bài hát thuộc chủ đề ca ngợi Đức Maria. Lời tuyên xưng kèm theo là dấu Thánh giá “nhân danh Cha và Con và Thánh thần” biểu thị sự tin tưởng vào Chúa ba ngôi, nhắc nhớ lại bí tích Thánh tẩy mà mọi người đã lãnh nhận.

 

Lời chào của chủ sự

Nhắc nhớ lại lời chào của Đức Jesus gặp các Tông đồ sau khi sống lại. Lời chào này nhằm mục đích cầu chúc bình an cho những người tham dự.

Chủ sự  văn tắt huấn dụ:

Giới thiệu mục đích của nghi thức này, mối quan hệ của những người tham gia với Mẹ Maria.

Đọc lời Chúa, hát hoặc đọc Thánh vịnh

Lời chúa, bài hát hoặc Thánh vịnh được đọc, hát trong nghi lễ này thường là những bài đọc liên quan tới Đức Maria. Việc làm này nhắc nhở người tham dự ý nghĩa của việc thờ kính ảnh tượng Đức Maria, đó là về vai trò của Đức Maria trong lịch sử cứu độ.

Chủ sự dẫn giảng

Việc này nhằm làm rõ ý nghĩa của bài đọc trước đó

Chủ sự giang tay đọc lời nguyện làm phép

Cử chỉ giang tay cùng với lời nguyện làm phép thể hiện thái độ cầu nguyện ơn Chúa xuống trên ảnh tượng Đức Maria.

Chủ sự ban phép lành cho dân chúng và giơ hay tay trên họ

Ban phép lành Thánh thần xuống những người tham dự vào nghi lễ.

3.3.3.           Mối quan hệ giữa sự Thánh Thiêng và vẻ Đẹp trong hình tượng Đức Maria

Vì bài viết này không đề cập tới một ảnh tượng cụ thể nào về Đức Maria, do đó không thể đưa ra nhận xét hay diễn tả nào về vẻ Đẹp hay thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong việc tạo hình tượng Đức Maria. Phần này đề cập tới vẻ Đẹp của ảnh tượng Đức Maria trên bình diện đức tin.

Khác với biểu tượng Thánh thể, vẻ Đẹp của Đức Maria hay của bất cứ vị Thánh nào được thể hiện qua tượng ảnh đều có thể xét đoán dưới con mắt nghệ thuật. Nhưng vẻ Đẹp được đề cập tới, đó là vẻ Đẹp của tỷ lệ, của màu sắc, thủ pháp nghệ thuật của bức tượng- tức là vẻ Đẹp vật chất. Qua vẻ Đẹp đó người ta đánh giá được tài hoa của người nghệ sĩ. Dù rằng đây là vẻ Đẹp được cảm nhận bởi giác quan bình thường nhưng vẻ Đẹp tỷ lệ, màu sắc ấy cũng giúp ích cho đời sống Thiêng liêng của người tín hữu: “ vẻ Đẹp và màu sắc của các ảnh tượng kích thích việc câu nguyện của tôi. Đó là một bữa tiệc làm no thỏa mắt tôi, cũng như quang cảnh đồng quê kích thích trái tim tôi ca tụng Thiên chúa”[22]. Tuy nhiên vẻ Đẹp mà màu sắc, tỷ lệ được thể hiện được tạo ra chỉ mang tính kích thích cho việc chiêm ngắm vẻ Đẹp của Đức Maria trong suy tưởng. Vẻ Đẹp màu sắc, tỷ lệ không phản ánh vẻ Đẹp hiện thực của hình tượng Đức Maria hay các Thánh. Chỉ thông qua sự suy tưởng dựa trên kinh nghiệm tôn giáo, tình cảm và niềm tin tôn giáo thì bản chất vẻ Đẹp của Đức Maria và của các Thánh mới được thể hiện. Vẻ Đẹp của họ được thể hiện qua đời sống tu đức, chịu đựng nhẫn nhục, niềm tin vào Chúa, công đức ở cuộc sống mà họ tạo ra. Qua sự suy tưởng về vẻ Đẹp nơi các Thánh và Đức Mẹ, người tín hữu tìm thấy cho mình mẫu gương để noi theo và hướng tới.

Đức Maria đối với giáo hội Công giáo, là biểu tượng của tinh thần tín thác vào Chúa. Qua sự tín thác mà Đức Maria thể hiện, người tín hữu cảm nhận được vẻ Đẹp toát ra từ sự khiêm nhường, tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa. Điều này được thể hiện qua việc Đức Maria nói “ Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”[23] khi Thiên thần của Thiên Chúa báo rằng: “Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh họ một con trai, và đặt tên là Jesus”[24] . Hơn nữa vì là mẹ Thiên Chúa, Đức Maria đạt được ơn phúc tràn đầy, được “ Vô nhiễm nguyên tội”, đạt được sự tinh tuyền tuyệt hảo đó là ơn “ Đồng trinh trọn đời”. Vẻ Đẹp của Đức Maria được ghi nhận lại không phải là vẻ Đẹp của người phụ nữ có các số đo vàng, khuôn mặt xinh tươi Đẹp đẽ, nước da trắng hồng, mái tóc óng mượt. Đó là vẻ Đẹp tạo ra bởi đức tính, hành vi, ơn phúc và niềm tin. Cũng chính vì vẻ Đẹp toát lên từ tinh thần, hình tượng bề ngoài Đức Maria được thể hiện qua các bức tranh, bức phù điêu thường rất Đẹp đẽ.

Trong quan niệm của giáo hội Công giáo, việc Đức Maria sinh Chúa Jesus để cứu chuộc loài người được coi là tiền định. Chúa đã chọn lựa Đức Maria được trở thành Mẹ Thiên Chúa từ đời đời và sứ vụ của bà đã được chuẩn bị “ bởi sứ vụ của những phụ nữ Thánh thiện”[25], điều này được ghi chép trong sách Cựu ước. Chính vì được tiền định từ đời đời, Đức Maria được ban cho đặc ân “ Vô nhiễm nguyên tội” và “ Đồng trinh trọn đời”. Đây là dấu hiệu cho thấy nơi Đức Maria sự tự hiến trọn vẹn theo Thánh ý Chúa. Chính sự tự hiến trọn vẹn này mà nơi Đức Maria, sự Thánh Thiêng được thể hiện tràn đầy nhất. Vì Đức Maria phó thác hoàn toàn cuộc sống và tương lai theo sự sắp đặt của Thiên Chúa và nơi bà Con Thiên Chúa là Đấng Thánh Thiêng tuyệt đối được đến với trần gian. Cũng qua Đức Maria, bản tính nhân loại được kết hợp với bản tính Thánh Thiêng của Thiên Chúa, và ngược lại.

Như đã nói trên, vẻ Đẹp của hình tượng Đức Maria là vẻ Đẹp được cảm nhận qua sự suy tưởng về cuộc sống, việc làm của bà. Vẻ Đẹp ấy không có phần nào được thể hiện từ vẻ Đẹp hình thể. Đức Maria có được vẻ Đẹp ấy là do ơn phúc mà bà đạt được từ sự tự hiến trọn vẹn. Nói cách khác, thông qua những ân phúc Thánh Thiêng mà bà đạt được, vẻ Đẹp khởi sinh từ những ân phúc Thánh Thiêng đó được tôn vinh và ca ngợi.

3.4.     Nhà thờ:

Không phải ngẫu nhiên mà các học giả lẫn những nhà truyền giáo thời kì đầu của Kito Giáo đã dùng từ “The Church” mang nghĩa nhà thờ để nói về giáo hội, vì đó là nơi mà cộng đồng những người tin vào Thiên Chúa họp nhau lại, và Giáo hội được ví như là một “Đại Thánh Đường”. Do vậy, trong tâm thức của người tín đồ Công Giáo, thì hình ảnh nhà thờ như là một biểu tượng của niềm tin của họ, là biểu trưng cho một quyền lực chi phối toàn bộ giáo hội.

Nhà thờ đã mang trong nó một ý nghĩa Thiêng liêng trong tâm thức tín đồ Kito giáo cũng như suy nghĩ người ngoại đạo về cộng đồng Kito hữu. Tuy nhiên, sự Thiêng này không tự dưng mà thành, đối với người tín đồ Công Giáo, cái Thiêng này không thể hoàn thiện cũng như không thể đem lại hiệu quả tối ưu nếu không qua quá trình “làm Thiêng”. Và đây là một quá trình đòi hỏi tính nghiêm ngặt trong nghi thức để qua đó thể hiện đầy đủ và trọn vẹn được ý nghĩa của ngôi Thánh đường, cũng như tầm quan trọng của nó trong đời sông đạo của tín đồ.

Các nhà thờ có rất nhiều hình dạng khác nhau: hình cách quạt, hình hộp dài, hình tròn,… nhưng thường chịu ảnh hưởng của hai nền kiến trúc cơ bản là Gothic và Roman

3.4.1.            Kiến trúc Roman:

Kiến trúc Roman là phong cách kiến trúc của các vùng Trung và Tây Âu vào khoảng thế kỷ 11 và thế kỷ 12. Nha thờ theo phong cách Roman thường có những đực điểm sau:

–       Trần nhà thờ thường có khối hình vòm uốn, gờ chỉ, trụ cột thấp-cao-nhọn, mà 1 trong những đặc điểm là nhìn từ bên ngoài có thể đoán được bố cục mặt bằng bên trong với 1 chính điện, 2 gian bên, cánh ngang rộng hậu cung hành lang quanh chính điện cùng 5 tiểu hậu cung. Hệ thống các kiểu thông gió cùng với các tranh kính màu trên vách đã tạo nên 1 thứ ánh sáng lung linh, huyền bí, gần gủi với thế giới tâm linh của những người mộ đạo.

–       Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang.

–       Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc.

3.4.2.             Kiến Trúc Gothic:

Kiến trúc Gothic ra đời sau thời kì kiến trúc Roman. Khoảng năm 1200 sau Công Nguyên. Nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic có một số đặc điểm sau đây:

–       Kiến trúc Gothic được nhận biết phổ biến nhất bằng việc sử dụng các mái vòm vuốt nhọn (« hình cung nhọn » theo lời những người buôn đồ cổ) nhưng người ta vẫn không thể cô đọng những nét kiến trúc cụ thể của nó ; giống như mọi phong cách khác, đều mang những đặc trưng riêng về kỹ thuật.

–       Kiến trúc Roman phản đối kiến trúc gothic ở việc sử dụng không sử dụng các mái vòm bán nguyệt hoặc là các vòm cung nhọn là hoàn toàn phi lý và không làm nên ý nghĩa lịch sử gì.

–       Dạng vòm cung nhọn và cung nhọn cắt nhau trên thực tế đã được sử dụng trước cả sự xuất hiện của những tòa kiến trúc gothic đầu tiên.

–       Rất nhiều những phương pháp xây dựng cũng như trang trí đã được sử dụng. Sự xen kẽ của những cột trụ lớn-nhỏ tạo nên nhịp cho chính đường và làm tăng ấn tượng về chiều dài, chiều ngang. Sự tương ứng giữa chiều cao và chiều rộng của chính đường có thể làm tăng cũng như giảm cảm giác về độ cao của đỉnh vòm. Hình dạng các cột, cách trang trí đỉnh cột, tỉ lệ giữa các tầng (vòm lượn lớn ; hành lang phía trên, chạy quanh chính đường – triforium ; cửa sổ cao),…đều tham gia vào yếu tố thẩm mĩ của kiến trúc Gothic :

  • Chiều cao (nhà thờ Saint-Pierre ở Beauvais)
  • Xen kẽ giữa khoảng trống và yếu tố kiến trúc (nhà thờ Đức bà Laon – Notre-Dame de Laon)
  • Sự hợp nhất về không gian (nhà thờ Saint-Étienne ở Bourges)
  • Sắp đặt về ánh sáng và màu sắc (nhà thờ Notre-Dame de Chartres)

3.5.                   Bàn Thờ (Altar):

Bàn thờ là một vật linh Thiêng chỉ sau nhà thờ, là nơi mà các vị chủ tế dùng để cử hành các bí tích cũng như là nơi để dâng tế lễ cho Thiên Chúa. Cho nên bàn thờ phải được đặt ở ở một vị trí trang trọng và là trung tâm của nhà thờ. Trong tâm thức của người tín đồ, thì bàn thờ tượng trưng cho Chính Chúa Jesus, là nơi cử hành lại Hy Tế vượt qua của Chúa Jesus, là hiện tại hóa việc Chúa Jesus chịu chết để chuộc tội cho nhân loại, cho nên mỗi khi bước lên bàn thờ, vị chủ tế cũng cúi chào bàn thờ, sau đó hôn nhẹ lên bàn thờ để thể hiện sự tôn kính bàn thơ như hiện thân của Chúa Jesus, đồng thời bàn thờ cững là nơi vị chủ tế dâng lễ vật để thờ lạy Thiên Chúa, cho nên các tín đồ luôn có thái độ tôn kính bàn thờ.

Vì mang trong mình một ý nghĩa Thiêng liêng như vậy, nên bàn thờ phải được làm Thiêng hóa để trở nên một công cụ hữu hiệu để thực hiện các nghi lễ Thiêng liêng cũng như giữ đúng vai trò Thiêng liêng của mình là cầu nối giữa Thiên CHúa và con người.

3.5.1.            Ý nghĩa của nghi thức làm Thiêng bàn thờ:

Nghi thức

Ý nghĩa

Đọc lời Chúa và lời cầu nguyện

Để xin Thiên Chúa dùng quyền năng của Ngài mà Thánh hóa bàn thờ để trở nên nơi cử hành các bí tích cũng như dâng lễ vật cho Thiên Chúa.

Rẩy nước Thánh và xông hương quang bàn thờ

Hành động này có ý nghĩa là thanh tẩy bàn thờ khỏi những ô uế của trần gian, của những vật chất cấu tạo nên nó, xông hương như là một hình thức Thánh hóa để bàn thờ trở nên một vật Thiêng liêng thoát ra khỏi cái vật chất trần gian.

Trải khăn bàn thờ

Là một hành động diễn nghĩa, nhắc nhớ lại biến cố Chúa Jesus đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại và được mai táng trong mồ.

  1. III.      Vị trí tính Đẹp-Thánh Thiêng của các biểu tượng trong đời sống Kito hữu:
  2. 1.  Vị trí nghi thức của nghi lễ làm Thiêng vật dụng Thánh:

Thứ nhất, nó giúp người tín đồ xác định rõ ràng vai trò của Thiên Chúa là quan trọng nhất trong nghi thức ấy, vị thừa tác viên chỉ là người đại diện cho Thiên Chúa để cử hành các nghi thức ấy mà thôi, cái quan trọng vẫn là người nào làm cho những đồ vật ấy trở nên linh Thiêng và mang ý nghĩa thần Thánh- Đó là Thiên Chúa, nhờ quyền năng của Thiên Chúa mới Thánh hóa những vật phẩm ấy trở thành “vật Thánh”.

Thứ hai là việc đọc Sách Thánh hay Lời Chúa như vậy nhằm mục đích là để nhắc cho con người nhớ lại những việc mà Chúa Jesus đã làm và thể hiện sự tiếp nối truyền thống của giáo hội khi cử hành lại những việc làm đó để làm cho vật dụng ấy trở nên Thiêng liêng vì nó cũng sẽ mang trong mình ý nghĩa như ý nghĩa khi Chúa Jesus làm ngày xưa, tạo nên một tâm lý tôn kính của con người giành cho vật dụng ấy.

Cho nên, trong các nghi thức ấy thường có những hành động, cử chỉ để tái hiện lại những hành động cử chỉ của Chúa Jesus đã thực hiện ngày trước.

  1. 2.  Vị trí của nghi lễ Thánh thể đối với người Công giáo

2.1.    Ý nghĩa của biểu tượng Thánh thể đối với người Công

Thánh Thể là cách thể hiện tình yêu thương vô hạn của Chúa Jesus đối với con người. Thông qua bí tích Thánh Thể ơn cứu độ sẽ đến với con người. Do đó việc cử hành phụng vụ Thánh Thể được Hội Thánh Công giáo coi là việc tạ ơn đối với Chúa Cha vì mọi điều Ngài ban cho con người, vì yêu thương mà Ngài đã tạo dựng và che trở con người. Khi con người phạm tội, Ngài đã cho con mình xuống thế để cứu vớt nhân loại khỏi tội lỗi, ban lương thực là Mình và Máu Chúa để con người làm của nuôi linh hồn. Qua bí tích Thánh Thể được Chúa Jesus thiết lập, Hội Thánh còn dâng lên hy lễ là chính Con Chúa để ca ngợi vì tất cả những ơn huệ mà Chúa Cha đã ban cho con người, đó là tạo dựng, cứu độ và Thánh hóa con người.

Bí tích Thánh thể là việc tưởng niệm hy tế thập giá của Chúa Jesus. Bí tích này được khẳng định là việc tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Chúa Jesus, là hiện tại hóa hy tế duy nhất và mãi mãi để dâng lên Chúa Cha.  Chính phụng vụ bí tích Thánh Thể cũng là một hy tế, phụng vụ này làm hy tế thập giá được hiện diện. “Tính chất hy tế  của bí tích Thánh Thể được biểu lộ trong chính các lời thiết lập bí tích này: Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em (Lc 22,19-20)”[26]. Tuy nhiên, hy tế mà Chúa Giê su đã lập khi chịu chết trên thập giá và hy tế bí tích Thánh Thể không phải là hai hy tế riêng biệt, đó là một hy tế duy nhất nhưng được biểu hiện dưới hai hình thức khác nhau mà thôi. Vì Hội Thánh Công giáo được coi là thân thể của Chúa Jesus. Do đó bí tích Thánh Thể còn được coi là hy tế của Hội Thánh để cùng kết hợp với Chúa Jesus dâng lên Chúa Cha.

Bí tích Thánh Thể là sự hiện diện thực sự của Chúa Jesus. Theo ý nghĩa này, tấm bánh và ly rượu sau khi được chủ tế (Giám mục, Linh mục) truyền phép sẽ trở thành thịt thật và máu thật của Chúa Jesus. Nhưng về hình thức, tấm bánh và ly rượu đó vẫn giữ nguyên mùi vị và màu sắc. Sự hiện diện thực sự của Chúa Jesus được giải thích là nhờ tác động của Chúa Thánh Thần.

Việc rước Thánh thể (Bánh Thánh) của người tín hữu nhằm “tăng trưởng sự hiệp thông của chúng ta với Đức Kitô”[27]. Việc làm này nhằm mang lại sự sống cho linh hồn con người nhằm “bảo toàn, phát triển và canh tân đời sống ân sủng đã nhận được trong bí tích rửa tội”[28]. Bánh này được coi như “Của ăn đàng” dành cho người tín hữu lúc họ qua đời. Rước Thánh thể còn có tác dụng “ngăn cách chúng ta khỏi tội lỗi”[29]…

2.2.    Vị trí việc Chầu Thánh thể đối với người Công giáo:

Việc tôn kính Thánh thể ngoài Thánh lễ là một trong những việc được giáo hội Công giáo khuyến khích, được nhìn nhận là việc tôn thờ công cộng của Giáo hội. Theo quan điểm của nhiều người Công giáo, Chầu Thánh thể có ba mục đích.

Nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Ki tô trong bí tích Thánh thể.

Dẫn người tín hữu tiến đến sự tham dự đầy đủ hơn trong việc cử hành bí tích Thánh thể.

Nuôi dưỡng việc phụng thờ xứng đáng đối với Chúa Kitô trong tinh thần và chân lý.

  1. 3.  Vị trí ảnh tượng Đức Maria:

Như đã đề cập ở phần trên, trong  phụng vụ của giáo hội Công giáo, Đức Maria được giáo hội “tôn vinh bằng một phụng tự đặc biệt”[30]. Phụng vụ này được thực hiện phổ biến trong các nghi thức chính thức cũng như các nghi thức tư nhân, với mục đích tìm kiếm sự che chở của Đức Maria trong những cơn gian nan khốn khó của giáo hội Công giáo cũng như của mỗi tín hữu. Tuy thế, phụng vụ này không phải là việc làm ưu tiên của giáo hội Công giáo, thay vào đó việc tôn kính Chúa ba ngôi là việc làm ưu tiên nhất. Đồng thời, việc tôn kính các Thánh, Mẹ Maria nói chung đều với mục đích là quy hướng về Thiên chúa.

Việc tôn kính tượng ảnh Đức Maria được giáo hội Công giáo khuyến khích. “Vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của Ngài” (Điều 1186, GLHTCG).  Đồng thời “việc chiêm ngắm các ảnh tượng Thánh, cùng với suy niệm Lời Chúa và việc ca hát các Thánh thi phụng vụ, sẽ tạo nên một sự hòa hợp các dấu chỉ trong cuộc cử hành, làm cho mầu nhiệm được cử hành in sâu vào tâm khảm các tín hữu, rồi được biểu lộ ra trong đời sống mới của họ”.

Cần lưu ý thêm, giáo hội Công giáo cho rằng chỉ có việc tôn kính ảnh tượng đã được làm phép Thánh hóa mới mang lại những lợi ích linh Thiêng cho người tôn kính. Vì chỉ qua việc cử hành các nghi thức giáo hội quy định thì “nhiều hiệu quả, nhất là hiệu quả Thiêng liêng, được biểu thị và được thông qua do lời cầu khẩn của Giáo Hội” (Điều 1166, GLHTCG)

  1. 4.  Vị trí Nhà thờ:

Những yếu tố về kiến trúc Nhà thờ đã được đưa vào phục vụ những nghiên cứu về thẩm mĩ. Chúng đã từng chỉ là những công cụ nghiên cứu. Để nâng chính đường lên cao hơn nữa, cần phải hoàn thiện kỹ thuật của vòm chống; để tăng ánh sáng và làm rỗng các bức từng, việc sử dụng vòm vuốt nhọn đã được áp dụng tốt hơn. Những cột ghép đã đồng nhất hóa không gian và tạo nên một cảm giác khá hợp lý về mặt thể tích.

Tóm lại, tuy là sử dụng phong cách kiến trúc như thế nào thì tất cả đều muốn thể hiện được tính Thiêng liêng của nhà thờ, nơi dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa. Và nó mang một ý nghĩa hết sức quan trọng của niềm tin các tín đồ. Mọi nghi thức quan trọng đều phải được cử hành trong nhà thờ (Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo-1983-trang 683). Đối với người tín đồ, Nhà thờ là nơi duy nhất họ có thể gặp gỡ với Thiên Chúa của mình, là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng trong đời sống của một tín đồ, nha thừ la nơi chứng kiến những bước ngoặc cuộc đời của mỗi tín đồ từ lúc chào đời, lập gia đình cho đến khi qua đời.

Có thể nói, nhà thờ là nơi Thiêng liêng nhất đối với đạo Công Giáo. Là một vật chất hữu hình, phàm tục nhưng sau khi được làm Thiêng để trở nên một cầu nối giữa thế giới con người và thế giới Thần linh.

  1. 5.  Vị trí Bàn thờ:

Bàn thờ thường được làm từ chất liệu đá cẩm thạch, vì như thế nó sẽ bảo đảm được tính bền vững và lâu dài của bàn thờ, hình dạng của bàn thờ cũng có nhiều thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử nhưng nhìn chung có hai loại bàn thờ:

–       Bàn thờ thời công đồng Tridentino:

  • Bàn thờ thời công đồng Tridentino có hình dáng ngôi mộ, người ta đặt nhà tạm trên bàn thờ và kiến thiết nhiều hào quang quý giá để trưng bày Thánh Thể, bàn thờ thời kỳ này được trang hoàng rất rực rỡ vì đây là thời kỳ phục hưng, thời kỳ mà mọi yếu tố Thiêng liêng được cụ thể hóa bằng những chất liệu phù hợp với sự Thiêng Thiêng ấy, càng sang trọng thì sự tôn kính Thiên Chúa càng cao.

–       Bàn thờ sau công đồng Vaticano II:

  • Sau thời công đồng vaticano II, những yếu tố quá cầu kỳ về mặt hình thức nhưng không chuyển tải được nội dung Thiêng liêng đều bị gạt bỏ vì thế bàn thờ trỏ nên giản dị hơn, không cầu kỳ như trước chỉ là một chiếc bàn đá, co trải khăn trắng. Phù hợp với thời đại thực dụng và không câu nệ hình thức.

Dẫu khác nhau như vậy song ý nghĩa và lòng tôn kính của tín đồ với bàn thờ cũng không thay đổi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Arami, M.M,  Vivre, 1970, bản dịch Hương quê, Sài gòn.
  2. Hardon , John.  S.J , 2008, Từ điển Công giáo phổ thông, Nxb Phương Đông.
  3. Hind, Rebecca, 2009, 1000 Gương mặt của Thượng Đế, NXB. Mỹ thuật
  4. Hội đồng giám mục Việt Nam,  2011, Sách giáo lý của Hội Thánh Công giáo, NXB Tôn giáo.
  5. Hội đồng Giám mục Việt Nam,  2005, Sách lễ Rôma, bản dịch của Ủy ban phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam.
  6. Lm Vicent Nguyễn Thế Thủ,  2001, Phụng vụ tổng quát, , Đại Chủng viện Thánh Giuse Tp Hồ Chí Minh.
  7. Nhóm phiên dịch các giờ kinh Phụng vụ, 2006,  Kinh Thánh cựu ước và tân ước, Nxb Tôn giáo.
  8. Sách Các Phép (De Benedictionibus)- Lưu hành nội bộ
  9. Sách Lễ Nghi Giám Mục (Caeremoniale Episcoporum)-Lưu hành nội bộ
  10. Sách giáo lý Hội Thánh Công Giáo (Cateschism of the Catholic Church) – Lưu hành nội bộ
  11. Thánh bộ Phụng tự, 1984, Sách các phép và Sách nghi lễ Giám mục.
  12. Thánh Công Đồng chung Vaticano II, Hiến chế về Phụng vụ Thánh- Sacrosanctum Concilium, 1963, Bản dịch Việt ngữ của Giáo hoàng học viện Piô X.
  13. Thánh Công đồng chung Vaticano II,  1982, Bộ giáo luật Công giáo, bản dịch Việt ngữ của Đức ông Nguyễn Văn Phương, Lm Phan Tấn Thành, Lm Vũ Văn Thiệu, Lm Mai Đức Vinh.
  14. Thánh Công đồng chung Vaticano II, 1982,  Bộ giáo luật Công giáo,  bản dịch Việt ngữ của Đức ông Nguyễn Văn Phương, Lm Phan Tấn Thành, Lm Vũ Văn Thiệu, Lm Mai Đức Vinh. b

[1] Trích trong bài nói chuyện của  Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong buổi triều yết tại Nguyện đường Sistine ở Roma dành cho hơn 250 nghệ sĩ thuộc nhiều quốc gia, văn hóa và tôn giáo khác nhau.

[2] Thánh Công Đồng chung Vaticano II, Hiến chế về Phụng vụ Thánh- Sacrosanctum Concilium, 1963, Bản dịch Việt ngữ của Giáo hoàng học viện Piô X, Xem Wed:

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vatican2/sacro01.htm

[3] Lm Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ tổng quát, năm 2001, Đại Chủng viện Thánh Giuse Tp Hồ Chí Minh.

[4] Hội đồng giám mục Việt Nam, Sách giáo lý của Hội Thánh Công giáo, năm 2011, NXB Tôn giáo, mục 1159 trang 359

[5] Kết hợp từ “Benedicere” (Chúc lành) và “Benedictio” (Chúc tụng)

[6] Vì theo quan niệm của Kito Giáo thì những quyền năng của Thiên Chúa là những cái Thiêng liêng, vô hình, mà con người không thể nhìn thấy được, để cho người tín đồ tin vào việc có những thế lực và quyền năng ấy thì Giáo hội đã hợp thức hóa bằng cách sử dụng những dấu chỉ bên ngoài, con người nhìn thấy được để nói lên những ý nghĩa và mầu nhiệm bí ẩn.

[7] Cho nên vì sao sử dụng từ “ Sacramental” khi nói đến Á bí tích, có nghĩa là “thuộc về bí tich” hay nói cách khác là bổ trợ cho việc cử hành bí tích.

[8] Tiếng La tinh dùng hai từ Mysterium (mầu nhiệm) và Sacramemtum (bí tích) để dịch từ Mysterion của Hy lạp. Về sau, người ta phân biệt thuật ngữ Sacramentum (bí tích) để diễn tả dấu chỉ hữu hình của ơn cứu độ, thuật ngữ Mysterium (mầu nhiệm) diễn tả ơn cứu độ ẩn giấu dưới dấu chỉ hữu hình đó”.[8] Bí tích được định nghĩa là “dấu chỉ hữu hình và hữu hiệu do Chúa Giêsu thiết lập để thông chuyển ơn Thiêng liêng

[9] Xem thêm http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/homily/nghithuc10.htm

[10] Xem thêm http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/giaoluat/luat45.htm

[11] Lời truyền phép trong sách Nghi Thức Thánh Lễ  trích từ Sách lễ Rôma, bản dịch của Ủy ban phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam 2005 gọi là Kinh tạ ơn II. <Xem thêm

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/sachleroma/kinhtaon2.htm>

[12] Hội đồng Giám mục Việt Nam, sđd trang 416, mục 1376 và 1377.

[13] Xem Nghi thức Thánh lễ: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/homily/nghithuc10.htm

[14] M.M. Arami, Vivre, 1970, bản dịch Hương quê, Sài gòn 1970, Chương 7, mục 1.

Xem Wed: http://xuanha.net/xuanha/S-Song/0mucluc-song.htm

[15] Nhóm phiên dịch các giờ kinh Phụng vụ, Kinh Thánh cựu ước và tân ước, Nxb Tôn giáo, năm 2006, trang 142

[16] Hội đồng Giám mục Việt Nam, sđd, trang 360

[17] Xem thêm: Kinh Thánh Cựu ước, sách Xuất hành ( 25, 10-21)

[18] Hội đồng Giám mục Việt Nam, sđd, trang 360

[19] Xem thêm: Thánh bộ Phụng tự, Sách các phép và Sách nghi lễ Giám mục, năm 1984,  mục từ 1162-1182

[20] Xem thêm: Thánh bộ Phụng tự, Sách các phép và Sách nghi lễ Giám mục, năm 1984,  mục từ  990-1031

[21] Xem thêm: Mục từ  1004 đến 1017

[22] Hội đồng Giám mục Việt Nam, sđd, trang 361

[23] Nhóm biên dịch các giờ kinh Phụng vụ, Sđd, trang 1722

[24] Nhóm biên dịch các giờ kinh Phụng vụ, Sđd, trang 1722

[25] Hội đồng Giám mục Việt Nam, sđd trang 155

[26] Hội đồng Giám mục Việt Nam, Sđd trang 412

[27] Hội đồng Giám mục Việt Nam, Sđd trang420

[28] Hội đồng Giám mục Việt Nam, Sđd trang421

[29] Hội đồng Giám mục Việt Nam, Sđd trang421

[30] Hội đồng Giám mục Việt Nam, Sđd 305

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Cái đẹp Trong Kinh Thánh