Cải Tạo Đất Nhiễm Phèn Và Bí Quyết Xây Dựng Farmstay Của ...
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam là một trong những đất nước có diện tích đất phèn lớn, đặc biệt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nơi đây chịu ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước, năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Đã bao giờ bạn nghĩ sẽ đi du lịch tại đây và trải nghiệm người dân ở đây đã làm cách làm cải thiện mảnh đất này chưa? Cùng Defarm khám phá vùng đất nhiễm phèn và bí quyết xây dựng farmstay của người dân miền Tây thế nào nhé!
1. Đất Nhiễm Phèn Là Gì?
Đất nhiễm phèn còn được gọi là đất chua mặn. Trong đất chứa nhiều gốc sunfat và độ pH thấp, lượng chất độc hại Al3+, Fe2+, (SO4)2- rất cao. Chính vì vậy, khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá hủy. Đất phèn không có khả năng tự làm sạch được nữa. Do đó, môi trường đất bị ô nhiễm nặng này, động thực vật khó có thể sinh sống.
>>> Xem Thêm: Đất Nhiễm Mặn – Nỗi Khó Khăn Trong Canh Tác Nông Nghiệp
2. Nguyên Nhân – Tác Hại – Cách Nhận Biết Đất Bị Nhiễm Phèn
2.1. Nguyên Nhân Đất Bị Phèn
Vậy nguyên nhân khiến đất phèn là từ đâu? Khu vực có chứa các loại đất đá trầm tích là nơi đất phèn nhất. Loại đất đá này được hình thành từ 10.000 năm trước đây. Khi đó, mặt nước biển tăng lên và làm ngập đất. Muối sunfat có trong nước biển trộn lẫn với đất đá trầm tích chứa oxit sắt và các chất hữu cơ. Đến thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn là điều kiện thích hợp để hình thành các sunfua sắt. Đây là nguyên nhân chính gây đất phèn.
2.2. Tác Hại Của Đất Bị Nhiễm Phèn
- Độ pH kém khiến cho cây trồng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt dẫn đến không đạt chất lượng khi thu hoạch.
- Đất bị hư hại nặng làm cho những mùa vụ tiếp theo đều không hiệu quả, nếu không cải tạo kịp thời dẫn đến đất bị nứt nẻ, khô hạn và khó có thể trồng trọt.
- Những động thực vật có lợi cho đất không thể phát triển tốt, do đất bị chua nên hoạt động của vi sinh vật bị kém đi.
- Đặc biệt đối với cây lúa, khi trồng trên nền đất bị nhiễm phèn. Cây có hiện tượng bị chết mầm, chết mạ làm tiêu hao công sức gieo trồng, cấy của người dân.
2.3. Cách Nhận Biết Đất Bị Nhiễm Phèn
- Qua màu sắc: Đất bị nhiễm phèn sẽ bị xấu màu, đất có màu vàng hoặc trong đất có những vệt màu đỏ lốm cốm hình thành. Đất không được tơi xốp chắc tay, khô và có những khối cứng.
- Dựa vào tính chất vật lý: Làm rễ cây nhanh bị thối, đất có mùi hôi tựa như mùi trứng thối do phân huỷ chất hữu cơ yếm khí.
- Dựa vào độ pH: Ta có thể sử dụng nhiệt kế để đo độ pH có trong đất (pH < 2.5 đất đã bị nhiễm phèn).
>>> Xem Thêm: Tìm Hiểu Đất Bạc Màu – Nỗi Lo Của Người Làm Nông Nghiệp
3. Canh Tác Thông Minh Trên Đất Phèn
Việt Nam là một trong những đất nước có diện tích đất phèn lớn thứ nhì Đông Nam Á. Ngày ngày sống trong môi trường đất phèn, người nông dân Việt Nam đã lựa chọn chủ động thích ứng với chúng. Đất phèn nếu được cải tạo sẽ mở rộng thêm diện tích canh tác. Áp dụng các biện pháp khoa học – công nghệ vào nuôi trồng, sử dụng các phương pháp cải thiện kịp thời, xây dựng hệ thống kênh mương chắc chắn, dùng nước hay xả phèn đúng lúc để giảm bớt phèn, cho cây trồng phát triển tốt.
Cải tạo đất phèn theo sự hướng dẫn của các chuyên gia nông nghiệp. Áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong nuôi trồng và bón phân cân đối, quản lý dịch hại tổng hợp, đặc biệt là sử dụng phân chuyên dùng cho vùng đất phèn mặn. Canh tác thông minh, sử dụng phân bón chứa canxi, silic,… giúp giảm bớt độ mặn, ngăn chặn sự mất đạm, tăng hiệu quả sử dụng phân lân. Từ đó giúp cây trồng hấp thụ tốt dinh dưỡng, tăng năng suất. Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với loại đất phèn sẽ đem lại kinh tế cao hơn. Các loại cây có khả năng chống chịu tốt và có thể trồng trên đất phèn đó là:
- Lúa nước
- Cây có múi (chanh, cam, quýt, bưởi)
- Thanh long
- Mãng cầu xiêm
- Dừa
- Dứa
- Củ kiệu
- Đu đủ
Canh tác trên đất phèn hoàn toàn có thể. Chỉ cần bạn có cách canh tác thông minh và đúng phương pháp.
>>> Xem Thêm: Độ Phì Nhiêu Của Đất – Yếu Tố Quan Trọng Giúp Cây Trồng Phát Triển
4. Cải Tạo Đất Đã Bị Nhiễm Phèn
Đất bị nhiễm phèn hoàn toàn có thể cải tạo được. Dưới đây là những biện pháp hiệu quả và an toàn thường được áp dụng để cải tạo đất phèn. Hãy thử kiểm tra độ pH để đưa ra cách giải quyết đất đã bị nhiễm phèn của mình một cách hiệu quả nhất nhé!
4.1. Thủy Lợi
Khi nước biển xâm lấn vào đất liền khiến tình trạng đất nhiễm phèn. Để giảm thiểu tình trạng này, cần xây dựng các hệ thống mương tưới tiêu, đê ngăn nước biển tràn. Nhằm tạo điều kiện cho việc tăng pH cho đất, rửa mặn, xổ phèn. Thủy lợi cũng là nguồn cung cấp nước ngọt cho đất nhằm rửa ion natri. Việc ngập nước có tác dụng ém phèn, duy trì phèn ở trạng thái tiềm tàng không gây hại cho cây trồng.
4.2. Bón Vôi
Bón vôi là phương pháp cung cấp canxi cho cây trồng, làm giảm tính độc hại của lượng ion sắt 3+, nhôm tự do, đẩy lùi ion Na khỏi đất. Bón vôi có tác động khử chua, khử độc phèn. Ngoài ra việc này còn giúp tăng cường hoạt động của vi sinh vật và quá trình khoáng hoá chất hoà tan hữu cơ trong đất, cải thiện kết cấu của đất. Cần lưu ý, sau khi bón vôi nên tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa và bổ sung chất hữu cơ cho đất.
4.3. Lên Luống
Lên luống chính là lật úp đất thành các luống cao khác nhau. Bề mặt đất được lật lên, gốc mạ úp xuống và phân hủy tạo thành lớp đệm hữu cơ. Đây là cách làm hiệu quả. Nó không chỉ giúp giảm phèn trong đất mà còn chống ngập úng. Tạo tầng đất dày giúp dễ dàng chăm sóc cây trồng.
4.4. Cải Tạo Bằng Phân Bón
Đất nhiễm phèn không thể tự cải tạo nên dẫn đến gây hại cho cây. Vì vậy, bạn cần sử dụng phân bón để cải tạo chúng. Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như phân đạm, phân lân, phân vi lượng để tăng độ phì nhiêu.
Lưu ý cần tránh sử dụng phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat. Bởi trong đất phèn cũng có lưu huỳnh ở các dạng gây độc. Càng bón thêm tức là gây thêm độc hại cho đất. Đồng thời, phân Kali càng không nên sử dụng. Vì Kali trong đất phèn khá cao. Khi bón thêm cũng sẽ khiến cây bị nhiễm độc và chết.
>>> Xem Thêm: Tìm Hiểu Các Cách Cải Tạo Đất Hay Và Hiệu Quả
5. Cách Xử Lý Đất Nhiễm Phèn Trong Farmstay
5.1. Farmstay Là Gì?
Farmstay hiểu một cách đơn giản là mô hình có sự kết hợp giữa phần farm và phần stay (phần nông nghiệp và phần lưu trú). Là nơi tham quan trang trại, trải nhiệm và nghỉ dưỡng hợp lý đối với tất cả các thế hệ. Đến với farmstay, các du khách được trải nghiệm “một ngày làm nông”. Họ có thể dừng chân qua đêm để tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành. Bên cạnh đó là thu hoạch nông sản, cho động vật ăn uống. Ngoài ra còn được nhìn ngắm và vui chơi cùng động vật trong farm. Điều này giúp cho những đứa trẻ có một thế giới quan mở rộng thay vì đến sở thú hay học hỏi trên sách vở.
5.2. Lợi Thế Của Farmstay Trong Xử Lý Đất Phèn
Đất phèn hoàn toàn không thể canh tác, đây là một trong những điểm yếu lớn nhất. Có thể thấy để sống và phát triển trên các mảnh đất nhiễm phèn như vậy khá khó khăn. Phải đối đầu với gian nan mới biết trái chín ngọt như thế nào. Từ đó, cải tạo được đất nhiễm phèn mang lại cho người dân nhiều giá trị hơn về kinh tế và cả đời sống vật chất. Tận dụng điều đó, các farmstay cũng thay nhau “mọc” lên ở các mảnh đất nhiễm phèn mặn này. Hơn hết các farmstay có những lợi thế riêng trong việc xử lý đất phèn.
Đầu tiên là cải thiện đất bị nhiễm phèn từ lâu. Không phải mảnh đất nào cũng có thể nhìn thấy được phèn nổi lên trên. Sau thời gian trồng trọt bón phân sai cách, làm lượng phèn tăng lên. Điều đó khiến cho đất khó cải thiện và trồng trọt như ban đầu. Người chủ không có kinh nghiệm xử lý, làm cho đất càng xấu hơn. Với sự năng động và sức sống các farmstay, không ngần ngại xử lý đất nhiễm phèn để mở ra không gian du lịch mới.
Sau đó là cải thiện đất liên tục. Đất phèn không thể cải thiện lần 1, lần 2 là được. Nó cần có sự liên tiếp, định kỳ và xuyên suốt. Farmstay có lợi thế lớn trong việc duy trì để xử lý đất phèn. Không những thế, các kiến thức, hiểu biết đó có thể mang đến cho người tham quan, du khách. Không chỉ được nghe, thấy mà còn được trực tiếp thực hiện góp phần “cứu” lấy mảnh đất này.
5.3. Viet Mekong Farmstay – Mô Hình Farmstay Trên Mảnh Đất Phèn
Thực tế ở các mảnh đất phèn có thể xây dựng farmstay được không? Thật khó có thể nói là được nếu bạn chưa từng biết đến một farmstay nào như vậy. Viet Mekong Farmstay của cô gái miền tây Hồ Ngọc Trâm là một điển hình. Đây là một dự án khởi nghiệp cũng là ước mơ của Trâm nơi dòng sông Mê Công này.
Viet Mekong Farmstay là một khu nghỉ dưỡng xanh, thân thiện với môi trường. Đặc biệt hơn là ở đây kết hợp văn hóa bản địa của Đồng Tháp. Khởi đầu nào mà chẳng có khó khăn sóng gió. Khó khăn bắt đầu xuất hiện là khi khu đất Trâm chọn làm farmstay nổi phèn vàng quạch. Thói quen canh tác sử dụng thuốc hóa học và phân dìm phèn khiến chúng bị chôn sâu xuống lòng đất. Không bỏ cuộc, Hồ Ngọc Trâm đã quyết tâm cải thiện đất bằng cách rải vôi, bón phân hữu cơ. Ruộng bỏ cho cỏ dại, lục bình mọc hoang để phục hồi đất.
Muôn phần trắc trở, từ những ngày đầu xây dựng, thời gian thi công kéo dài,… Chị đã ưu tiên sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, tạo không gian xanh. Trời không phụ lòng người, farmstay cũng được xây dựng xong và bắt đầu phát triển.
Đất nhiễm phèn cũng không làm khó được người dân miền Tây. Nếu có cách cải tạo và canh tác hợp lý thì vẫn có thể tạo ra nhiều nông sản trên những mảnh đất này. Hãy cùng Defarm du lịch tại farmstay nơi đây để trực tiếp trải nghiệm cách làm của người miền Tây chất phác như thế nào nhé.
5/5 - (12 bình chọn)Từ khóa » Cách Xử Lý đất Phèn
-
“Giải Phèn” Cho đất - Báo Khánh Hòa điện Tử
-
BÍ QUYẾT CẢI TẠO ĐẤT PHÈN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÂY ...
-
Xử Lý Cải Tạo Đất Nhiễm Phèn - Việt Nam Hội Nhập
-
Xử Lí đất Phèn: Nhanh - Tiết Kiệm - YouTube
-
Hạ Phèn, đuổi Mặn Với Kỹ Thuật Sử Dụng Vôi đúng Cách - YouTube
-
Giải Pháp Cải Tạo đất Phèn | THDT - YouTube
-
Hướng Dẫn Quy Trình Cải Tạo đất Phèn Chua Hiệu Quả Cho Nhà Vườn
-
Cách Xử Lý đất Mùn Nhiễm Phèn
-
Đất Phèn Là Gì? Cách Cải Tạo đất Phèn An Toàn, Hiệu Quả
-
Cách Xử Lý đất Phèn Bằng Vôi Bột, Calci, Dolomite
-
Cách Xử Lý đất Phèn
-
Hướng Dẫn Cách Hạ Phèn, đuổi Mặn Với Kỹ Thuật Sử Dụng Vôi đúng ...
-
Cách Xử Lí Vôi Cho đất Và Cây Trồng đạt Hiệu Quả Cao Nhất Mà Bà Con ...
-
Kỹ Thuật Cải Tạo đất Phèn