Kỹ Thuật Cải Tạo đất Phèn

kỹ thuật cải tạo đất phèn
kỹ thuật cải tạo đất phèn
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Kỹ thuật cải tạo đất phèn là một trong những vấn đề được bà con nông dân quan tâm hàng đầu. Hiện nay, đất nhiễm phèn phần lớn tập trung ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tình trạng nghiêm trọng này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của sản lượng nông nghiệp. Vậy thì đất phèn là gì? Giải pháp tốt nhất cho thực trạng này ra sao? Hãy cùng agri.vn chúng tôi tìm hiểu chi tiết, cụ thể trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Đôi nét về đất phèn

kỹ thuật cải tạo đất phèn 1
Đôi nét về đất phèn

Nếu bạn là một nhà nông, là người trồng cây, chăm cây thì chắc hẳn đã đôi lần canh tác trên đất bị nhiễm phèn. Thực tế thì đây là một tình trạng phổ biến mà rất nhiều nhà vườn đang phải đối mặt, gặp phải. Cho những ai chưa biết thì đất phèn hay còn được gọi cách khác là đất chua mặn. Trong thành phần của nó đặc biệt có chứa rất nhiều các gốc Sunphat (SO4 2-). Đồng thời, độ pH của loại đất này là cực kỳ thấp. Lượng các chất độc hại như là Al 3+, SO4 2- và FE 2+ là rất cao.

Chính bởi những yếu tố trên khiến cho khả năng trao đổi của môi trường đất bị phá hủy hoàn toàn. Lúc này, đất canh tác không thể tự làm sạch được nữa. Nó dẫn đến tình trạng đất trồng bị ô nhiễm trầm trọng. Ngoài ra thì các loài động vật, thực vật hay vi sinh vật có lợi cũng bị tiêu vong!

Vậy nguyên nhân hình thành đất phèn là do đâu? Một khi biết được nguyên nhân cốt yếu thì nhà vườn chắc chắn sẽ tìm ra hướng đi hay cách giải quyết hợp lý nhất. Không để mọi người đợi lâu, chúng tôi sẽ bật mí ngay đây.

Nguyên nhân đất bị nhiễm phèn

Với kinh nghiệm canh tác và làm vườn lâu năm, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho đất nhiễm phèn đó là do lượng oxy hóa phèn tiềm tàng tại chỗ. Điều này có nghĩa là gì? Lúc này, lượng axit H2SO4 được tạo ra chứa rất nhiều các chất độc hại Al 3+, SO4 2- và Fe 2+. Từ đây, đất phèn hình thành.

Ngoài ra, ta cũng cần phải nhấn mạnh đến các tác động tiêu cực của con người. Tệ nhất đó là trong quá trình trồng trọt, nhà vườn lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học với lượng chất lưu huỳnh lớn. Điều này đã phá hủy đất canh tác của chúng ta từng phút, từng giờ. Thực trạng này đang rất phổ biến trong những năm gần đây. Và trong thời đại nông nghiệp mới, chúng ta đang hướng đến sự phát triển bền vững với sản lượng nông phẩm xanh, sạch, hữu cơ, tốt cho sức khỏe. Vì vậy bà con nông dân cần dừng ngay các hoạt động canh tác như trên.

Hơn nữa, trong một thời gian quá lâu không có các biện pháp cải tạo đất trồng thì đất sẽ bị phơi nhiễm, oxy hóa nhiễm phèn đó nhé.

Các kỹ thuật cải tạo đất phèn hiệu quả cho nhà vườn

Nắm được những yếu tố cơ bản trên, vậy đâu sẽ là kỹ thuật cải tạo đất phèn đơn giản mà đạt hiệu quả tối ưu nhất? Hãy cùng chúng tôi điểm qua các giải pháp tuyệt vời sau đây.

Cày sâu và phơi ải

kỹ thuật cải tạo đất phèn 2
Cày sâu và phơi ải

Một trong số các kỹ thuật cải tạo đất phèn đầu tiên cần được kể đến đó là cày sâu, phơi ải. Vậy cụ thể thì kỹ thuật này như thế nào? Ở đây, cày sâu chính là cách để bà con làm cho bề mặt đất bị chua lộ ra ngoài một cách nhiều nhất có thể. Và sau đó thì ta tiếp tục đưa một lượng nước mưa hay nước tưới tiêu vào. Công đoạn này sẽ giúp rửa sạch đi lớp đất chua đó nhé.

Ngoài ra, công tác phơi ải hiểu đơn giản là sử dụng nguồn năng lượng mặt trời nhằm kiểm soát tối đa các tác nhân gây bệnh hại trong đất trồng. Chủ yếu là phủ các lớp bóng trong suốt lên bền trên bề mặt của đất. Điều này nhằm giữ cho nguồn năng lượng từ mặt trời có thể tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh.

Thủy lợi

Kỹ thuật cải tạo đất phèn tiếp đến đó là biện pháp thủy lợi. Từ xưa đến nay, công tác thủy lợi luôn gắn liền và có mối quan hệ gắn bó với sự phát triển nông nghiệp. Ngày nay, tình trạng nước biển lấn vào đất liền khiến cho đất trồng bị ngập mặn, bị nhiễm phèn ngày một nghiêm trọng. Vậy muốn giảm bớt tình trạng này, bà con cần làm gì? Đơn giản mà hiệu quả nhất đó chính là tạo các đê ngăn nước biển bị tràn. Đồng thời cần xây dựng các hệ thống mương máng nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho rửa mặn, xổ phèn và gia tăng độ pH cho đất trồng.

Bón vôi

Trên thực tế thì kỹ thuật cải tạo đất phèn bằng vôi được rất nhiều nhà vườn áp dụng và đạt hiệu quả cao. Việc bón vôi chính là cung cấp, bổ sung một lượng canxi vừa đủ cho cây trồng. Ngoài ra nó còn giúp khử chua mạnh mẽ, giảm bớt tính độc hại của lượng ion Fe 3+, Al tự do. Đồng thời đẩy lùi hàm lượng ion Na + ra khỏi bề mặt của đất trồng.

Sau khi đã bón vôi xong, bà con lưu ý cần phải tiến hành tháo nước vào ruộng ngay lập tức. Bước này có ý nghĩa quan trọng nhằm rửa mặt và bổ sung một lượng chất hữu cơ thiết yếu, màu mỡ cho đất trồng đó nhé.

Bón phân

kỹ thuật cải tạo đất phèn 3
Bón phân

Chắc chắn rồi. Nhắc đến kỹ thuật cải tạo đất phèn thì không thể thiếu việc bón phân. Phân bón luôn là người bạn thân thiết của nhà nông. Tuy nhiên, ta cần chọn đúng phân bón để đảm bảo độ an toàn cũng như chất lượng tuyệt vời nhất có thể.

Thực tế thì đất phèn không có khả năng tự cải tạo được. Chính vì thế mà chúng cực kỳ gây hại cho cây trồng. Vì vậy bà con nông dân phải ưu tiên sử dụng phân bón để cải tạo đất trồng là vì thế.

Chúng ta nến tránh các loại phân có chứa hàm lượng chất lưu huỳnh cao. Tiêu biểu như là đạm Sunfat. Bởi bạn biết đấy, trong thành phần đất trồng đã có chứa rất nhiều lưu huỳnh dưới dạng gây độc. Vì vậy, việc cung cấp thêm sẽ làm cho lượng chất độc này lớn mạnh và gia tăng. Đồng thời cũng không nên sử dụng Kali. Trong đất phèn, lượng chất Kali là khá cao. Nếu chúng ta bổ sung thêm thì nguy cơ cao là cây trồng sẽ chết.

Chúng tôi khuyến khích nhà vườn lựa chọn phân đạm, phân lân, phân vi lượng để cải tạo đất bị nhiễm phèn. Tất cả các loại phân bón trên đều có đặc điểm chung là gia tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của agri.vn về các kỹ thuật cải tạo đất nhiễm phèn. Hi vọng bài viết này là bổ ích và có ý nghĩa.

Tài nguyên đất là tài sản vô giá mà thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho cuộc sống con người. Vì vậy hãy yêu thương, trân quý, nâng niu dù chỉ là một nhúm đất trồng bạn nhé!

Xem thêm:

  • Cải tạo đất phèn bằng vôi bột
  • Bón vôi bột cho đất trồng lúa bị nhiễm phèn

Từ khóa » Cách Xử Lý đất Phèn