Cải Thiện Hình ảnh Cảng Bích Hạ

(HBĐT) - Cảng Bích Hạ được xem là cảng, bến sôi động, là địa điểm trung chuyển, giao lưu nông sản hàng hóa từ TP Hòa Bình lên các xã vùng hồ của Hòa Bình, Sơn La và ngược lại, cũng là địa điểm tiếp nhận khách tham quan du lịch lòng hồ sông Đà. Thế nhưng cảng lại ở trong tình trạng thấp kém về hạ tầng, việc quản lý, điều hành cũng như vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường đang trở nên bức thiết và cần được giải quyết nhằm tạo ra hình ảnh mới khi hồ Hòa Bình đã được phê duyệt là khu du lịch quốc gia.

Một góc cảng Bích Hạ (TP Hòa Bình).

Cảng Bích Hạ nằm ở bờ trái hồ Hòa Bình, thuộc xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình, được xây dựng và đưa vào khai thác từ những năm đầu tách tỉnh. Cảng rộng khoảng 2,2 ha, là một trong những cảng bến quan trọng phục vụ nhu cầu vận chuyển nông, lâm sản, vật liệu, các loại hàng hóa khác từ Hòa Bình lên các xã vùng hồ và Sơn La. Nay mở rộng hoạt động phục vụ khách thăm quan du lịch hồ Hòa Bình. Lộn xộn, thấp kém về hạ tầng, không sạch sẽ đang gây ra những phản cảm, phiền toái cho người dân và khách du lịch khi đến cảng Bích Hạ.

Về hạ tầng cơ bản chưa được đầu tư. Chưa có cầu cảng, khách du lịch phải lên xuống theo các lối mòn tự nhiên khó khăn và thiếu an toàn. Từ nhiều năm trước, đơn vị quản lý làm được con đường bê tông dẫn xuống khu vực cảng, đến nay đã xuống cấp. Hàng và khách vẫn đi lại chung một bến, mặt bằng bến hẹp, mặt bằng nghiêng, không đảm bảo yêu cầu về an toàn. Cảng, bến hẹp lại chưa quy định rõ nét khu vực của tàu hàng và tàu du lịch nên hoạt động lộn xộn, phức tạp và gây phản cảm. Đi lên thuyền cũng không có lối, nhiều khi phải men theo sườn dốc, trèo leo qua các tàu, thuyền khác mới lên được tàu, thuyền hợp đồng… Vì vậy cảm giác thi vị, thưởng ngoạn, vãn cảnh lòng hồ của du khách giảm đi rất nhiều.

Đối với công tác vệ sinh môi trường khu vực cảng cũng ở trong tình trạng nan giải. Việc xả rác, nước sinh hoạt từ hoạt động của cảng, các hộ dân sinh sống cùng với đó là lượng rác trôi nổi trên hồ theo gió, con nước về tập kết ở cảng cũng làm bến nước trở nên mất vệ sinh. Có cảm giác thiếu vắng “bàn tay” quản lý cảng. Dường như có quản lý nhưng chưa hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Thái Thịnh cho biết: Giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường là trách nhiệm chung của các cấp, ngành, xã hội và người dân. Đơn vị quản lý cảng đã thành lập đội vệ sinh thu gom rác thải cũng giải quyết được một phần môi trường. Chính quyền xã làm nhiệm vụ tuyên truyền, đôn đốc người dân giữ gìn vệ sinh môi trường. Mới đây, UBND thành phố Hòa Bình có văn bản chỉ đạo thực hiện công tác vệ sinh môi trường khu vực cảng. Xã đã có kế hoạch huy động người dân phát dọn đường lên cảng và giữ vệ sinh môi trường, đổ, xả rác theo quy định. Hiện nay, xã đang tích cực thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, để xây dựng cảng sạch đẹp, văn minh không hề đơn giản.

Thực tế cho thấy, để giải quyết căn bản tình trạng lộn xộn, bảo đảm an toàn cũng như mỹ quan, tạo dựng một hình ảnh mới cho Cảng Bích Hạ, nhất là trong bối cảnh hồ Hòa Bình được quy hoạch làkhu du lịch quốc gia, lượng du khách du lịch đến tham quan, khám phá hồ ngày càng tăng theo thời gian. Thiết nghĩ cần sự phối hợp giữa chính quyền với các đơn vị liên quan, nhất là đơn vị quản lý tìm kiếm giải pháp đầu tư hạ tầng, quy hoạch bến bãi, xây dựng quy chế hoạt động, quy chế phối hợp của cảng Bích Hạ cũng như tăng cường nâng cao nhận thức và hành động giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo dựng hình ảnh mới cho một Hòa Bình trong lành, sạch đẹp và thân thiện.

Lê Chung

Phụ nữ huyện Kim Bôi chung sức phát triển kinh tế nông nghiệp Điện về thắp sáng xóm, bản vùng cao Công bố Đề án và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển du lịch thành phố Hoà Bình Không có hình ảnh Hỗ trợ đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Kim Bôi: 69 hộ nông dân tham gia mô hình dưa chuột Nhật xuất khẩu

(HBĐT) - UBND huyện Kim Bôi vừa có quyết định về việc tiếp tục triển khai mô hình “Trồng và tiêu thụ dưa chuột Nhật xuất khẩu” trong sản xuất vụ đông 2016. Mô hình nằm trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, với mức hỗ trợ đầu tư khoảng 38 triệu đồng.

Không có hình ảnh

Gặt gần 780 ha lúa mùa trà sớm

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay toàn tỉnh cấy được 23.421 ha, đạt 101,47% kế hoạch, chủ yếu là các loại giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao. Hiện tại, diện tích lúa mùa trà sớm đỏ đuôi – bắt đầu thu hoạch; lúa chính vụ ngậm sữa – chắc xanh; trà muộn ôm đòng – trổ bông

Nông dân “gánh” nợ vì mía

(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, hầu hết bà con nông dân xã Hào Lý (Đà Bắc) thu nhập chủ yếu dựa vào cây mía nguyên liệu. Niên vụ 2015-2016, trên địa bàn xã hoàn tất hợp đồng thu hoạch cho Công ty CP mía đường Hòa Bình kể từ tháng 4. Nhưng đến thời điểm này, đơn vị thu mua mới chỉ thanh toán nơi cao nhất đạt 50% tổng sản lượng thu mua. Trước tình trạng này, hàng trăm hộ dân đang mòn mỏi chờ tiền mía.

Nhân dân xã Sơn Thủy đồng lòng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) có những lợi thế nhất định như: đường giao thông thuận lợi cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển KT -XH. Xã có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có trình độ thâm canh cao là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế của xã trong tương lai. Đặc biệt, thổ nhưỡng của Sơn Thủy phù hợp với cây ăn quả nên người dân đã nhân rộng mô hình trồng nhãn góp phần tăng thu nhập.

Tân Lạc - điểm sáng quy hoạch xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Do đó, huyện Tân Lạc đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện công tác quy hoạch.

Không có hình ảnh

Xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển du lịch huyện (HBĐT) - Mai Châu, đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, du lịch huyện Mai Châu phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối chiếu với 4 tiêu chí để được công nhận là điểm du lịch quốc gia quy định tại Điều 7, Nghị định số 92, ngày 1/6/2007 của Chính phủ, du lịch huyện Mai Châu mới đạt 2 tiêu chí là: Có tài nguyên du lịch hấp dẫn; có khả năng đáp ứng phục vụ 10 vạn lượt khách /năm. Hiện còn thiếu các tiêu chí về: Hạ tầng giao thông; các khu vệ sinh công cộng, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Từ khóa » Cảng Bích Hạ Hòa Bình