Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp Bằng Mô Hình “Cửa Sổ Johari”

Làm thế nào để cuộc nói chuyện của bản thân và người khác trở nên dễ dàng hơn? Làm thế nào để kỹ năng giao tiếp của mình được cải thiện? Nói chuyện và giao tiếp vẫn luôn là những nhu cầu, hành động thiết yêu, cơ bản của con người và dưới đây tôi sẽ tiết lộ cho bạn một cách để có thể thấu hiểu, gắn kết mọi người bằng lời nói

Tóm tắt nội dung chính

Toggle
  • Về cửa sổ Johari.
  • Ô MỞ: Mình biết – Người khác biết
  • Ô MÙ: Mình không biết – Người khác biết
  • Ô ẨN: Mình biết – Người khác không biết
  • Ô ĐÓNG: Mình không biết – Người khác cũng không biết
  • Áp dụng “Cửa sổ Johari” vào trong đội nhóm.
  • Cách để thấu hiểu bản thân mình và người khác
Về cửa sổ Johari.

Cửa sổ Johari là một mô hình giao tiếp được dùng để tăng cường sự giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với đội nhóm. Dựa trên quá trình tự bộc lộ, tự bạch và phản hồi, từ đó giúp mọi người có thể thấu hiểu lẫn nhau giúp việc nói chuyện và trao đổi trở nên trơn tru hơn.

Mô hình này được xây dựng và phát triển bởi Joseph Luff và Harry Ingham (Johari là từ được ghép lại bởi tên viết tắt của 2 người này), mô hình này có 2 ý chính như sau:

  1. Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông tin về bản thân.
  2. Họ có thể tự học và tìm hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về bản thân mình chính từ những phản hồi của người khác.

Mô hình “Cửa sổ Johari” bao gồm 4 ô cơ bản dưới đây:

Ô MỞ: Mình biết – Người khác biết

Đây là những điều về bản thân mà mình biết và người khác cũng biết những điều đó về mình. Đây thường là những đặc điểm được thể hiện rõ ra bên ngoài như vóc dáng, giọng nói và cách ứng xử hàng ngày.

Khu vực này được coi là không gian có sự liên lạc, hợp tác và kết nối mà giữa bạn và người khác không bị lúng túng, hiểu nhầm và mâu thuẫn.

Vì vậy, để phát triển mối quan hệ tốt hơn, chúng ta cần mở rộng “Ô MỞ” để người khác có thể được biết thêm về bạn như tác phong làm việc, sở thích, cách giao tiếp, nỗi sợ hãi của bạn… Điều này vô cùng quan trọng để hiểu và làm việc cùng nhau, nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu của nhau. Một khi “Biết người biết ta”, thì chắc chắn hiệu quả trong công việc và kỹ năng giao tiếp với người khác sẽ phát triển.

Ô MÙ: Mình không biết – Người khác biết

Giống như một người mù, họ không thể nhìn thấy hình dáng tay chân của chính mình, nhưng người khác nhìn rõ trọn vẹn ngoại hình của họ.

Khu vực mù này có thể được coi như là sự thiếu hiểu biết về bản thân. Đây có thể là những thông tin đơn giản hoặc những vấn đề thầm kín mà bản thông không nhìn thấy được nhưng người khác lại biết.

Có những điều bạn làm trong vô thức mà mình không hề biết, giống như là tiếng ậm ừ, nói lắp hay thói quen nói nhanh khi thuyết trình, tính khí thất thường… Chúng ta chỉ biết được điều này khi nghe được những phản hồi từ người khác.

Do đó, hỏi người khác chính là một cách hay nhất để chúng ta thu hẹp diện tích “Ô MÙ” để mở rộng “Ô MỞ”. Đôi khi việc hiểu bản thân mình không chỉ đến từ việc mình tự nghiền ngẫm nhưng còn đến từ những lời chia sẻ, góc nhìn của người khác về bản thân ta.

Ô ẨN: Mình biết – Người khác không biết

Nơi đây chứa đựng những điều bí mật mà bạn luôn giấu không cho người khác biết. Đó là những nỗi sợ, ý định, sự nhạy cảm… Điều này có thể xuất phát từ những bức tường hoặc chiếc mặt nạ chúng ta đeo để bảo vệ bản thân.

Sự hiểu nhầm và mâu thuẫn cũng xuất phát từ đây. Chính vì ta giấu đi những bí mật về chính mình, người khác không thể biết được thông tin chính xác mà chỉ có thể đoán, quy kết những điều hoàn toàn trái ngược về chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và gây nên sự bất đồng.

Khi chúng ta thoải mái chia sẻ về mình với người khác, về những suy nghĩ, cảm nhận, những nỗi lo… Điều này sẽ tăng sự hiệu quả khi tương tác, người khác tin cậy bạn hơn và tránh những hiểu nhầm không đáng có. Đây cũng là cách thu hẹp diện tích “Ô ẨN”.

Ô ĐÓNG: Mình không biết – Người khác cũng không biết

Nếu cả mình và người khác đều không biết thì bắt đầu từ đâu để nhận biết về mình?

Những dữ kiện mà cả bản thân bạn và người khác không biết chỉ được khám phá khi bản thân có cơ hội giao tiếp nhiều (đặc biệt là sự tin tưởng nhau trong giao tiếp với nhóm nhỏ), và có cơ hội bộc lộ con người mình như tiềm năng, năng khiếu, sức sáng tạo… Môi trường sống và trải nghiệm nhiều sẽ cho bạn cơ hội và điều kiện để khám phá và phát huy những nguồn lực này.

Áp dụng “Cửa sổ Johari” vào trong đội nhóm.

Hãy nhớ rằng trong đội nhóm, những người đứng đầu và thành viên lâu năm sẽ có “Ô MỞ” rộng hơn những thành viên mới. Các thành viên trong nhóm nên hỗ trợ thành viên mới mở rộng ô mở bằng cách đưa ra các góp ý mang tính xây dựng và tạo ra môi trường mở giúp mọi người thoải mái chia sẻ, tự bạch với nhau. Như vậy ta có thể mở rộng ô mở của cả người mới lẫn cũ, từ nhân sự cấp cao cho tới nhân viên.

Quá trình mở rộng “Ô MỞ” theo chiều dọc được gọi là tự bạch, một quá trình cho à nhận thông tin giữa các cá nhân khi họ giao tiếp với nhau. Quá trình tự bạch làm cho người khác thấu hiểu bạn và củng cố sự tin cậy giữa các cá nhân.

Tuy nhiên, đừng tự bộc bạch bản thân quá nhiều, những thông tin vô hại có thể tạo dựng lòng tin nhưng những thông tin nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến sự tôn trọng của người khác cho mình, dẫn đến bị đặt trong thế yếu và dễ bị lợi dụng, thao túng

Phản hồi sẽ là cách đề mở rộng Ô MỞ theo chiều dọc, khi ta phản hồi thì người khác sẽ hiểu được những điều mà họ còn chưa biết về bản thân. Tuy nhiên hãy cẩn thận trong việc phản hồi, tránh phản hồi một cách quá trực tiếp và căng thẳng với người khác vì đó đôi khi sẽ bị coi là vô duyên và xúc phạm. Bạn nên phản hồi một cách nhẹ nhàng, từ tốn và cởi mở, tạo ra môi trường và tình huống để họ tự nhận ra điểm thiếu sót của mình cũng là một phương pháp hiệu quả.

Cách để thấu hiểu bản thân mình và người khác

Một công cụ hết sức đắc lực trong việc thấu hiểu tính cách hành vi của bản thân, người thân, bạn bè, đồng nghiệp… đó chính là DISC. Với DISC bạn có thể nhận diện và phán đoán tính cách của bất kỳ ai thông qua hành vi của họ. Mỗi người chúng ta sinh ra thì đều mang trong mình 1 tính cách khác nhau tương ứng với 4 nhóm tích cách trong D,I,S,C. Và khi hiểu được DISC chúng ta sẽ có kỹ năng giao tiếp, đối xử với mọi người cho phù hợp hơn, tránh xảy ra xung đột mẫu thuẫn và từ đó được mọi người yêu quý hơn.

Nếu muốn trở thành người bán hàng thành công, hãy theo dõi những chia sẻ của tôi tại đây.

Bạn có thể xem thêm thông tin về DISC tại ĐÂY.

Từ khóa » Cửa Sổ Johari Trong Giao Tiếp