Cái Tôi Là Gì? Làm Thế Nào để Sử Dụng Cái Tôi Hiệu Quả? - Chính Em
Có thể bạn quan tâm
Cái tôi là gì? Chắc hẳn bạn đã nghe quá nhiều về cụm từ này rồi.
“Cái tôi của cậu ta lớn quá. Lúc nào cũng nghĩ mình là trung tâm vũ trụ.”
“Cái tôi của cô gái đó cũng chả phải dạng vừa. Hơi tý thì sửng cồ lên rồi.”
Cái tôi hiểu nôm na là sự tự nhận thức về giá trị của chính mình. Trong bài viết này tôi sẽ làm rõ khái niệm cái tôi là gì, cũng như làm thế nào để sử dụng cái tôi một cách hiệu quả.
Bài viết sẽ chia thành 3 phần chính.
- Cái tôi là gì?
- Cách giảm bớt cái tôi
- Sử dụng hiệu quả cái tôi
Cái tôi là gì?
Có 3 cách giúp bạn hiểu rõ cái tôi là gì?
Đầu tiên trong triết học, cái tôi có nghĩa là tôi, là ý thức của tôi. Là thứ để phân biệt với những cá thể khác.
Còn trong thuyết phân tâm học của Sigmund Freud, cái tôi được phát triển để làm trung gian cho phần nhận thức mơ hồ và phần thế giới thực tế. Nó là thành phần quyết định nhân cách của mỗi người.
Trong Phật giáo, cái tôi còn được gọi là bản ngã chính mình. Bản ngã được coi là một phần không mong muốn. Cái tôi là vĩnh hằng, bất biến, không thay đổi. Nhưng Phật giáo tin rằng mọi thứ trên đời này đều vô ngã. Đó là, nó phụ thuộc vào mọi thứ xảy ra và chết đi, và bản ngã không thể can thiệp, bất kể ý muốn của con người.
Theo định nghĩa của Chính Em, cái tôi có thể hiểu là “hình hài nội tâm” của bạn. Tương tự như hình hài bên ngoài, bạn thấy người kia cao, thấp, tóc dài, đẹp trai. Về nội tâm cũng vậy. Có người to, có người nhỏ, có người méo mó.
Cái tôi xấu hay tốt?
Sau khi hiểu cái tôi là gì, hãy tìm hiểu xem cái tôi xấu hay tốt nhé.
Để mà nói thì cái tôi lớn không tốt, cái tôi nhỏ cũng không có gì hay ho.
Tôi từng gặp nhiều người có cái tôi nhỏ. Tôi nghĩ những người này sẽ khó lòng mà thành công.
Rồi tôi gặp những người có cái tôi lớn. Tôi cho rằng những người này cũng thật khó để nên cơm cháo gì?
Nếu cái tôi của quá nhỏ, tiếng nói của bạn ít trọng lượng. Bạn nhạt nhòa lu mờ trước cái tôi của người khác. Trong khi nếu cái tôi của bạn lớn, trở thành kẻ kiêu ngạo và bị người khác ghét bỏ là chuyện KHÔNG SỚM THÌ MUỘN.
Tại sao cái tôi của đàn ông thường lớn?
Theo các chuyên gia tâm lý, nam giới thường có xu hướng so sánh mình với những nhân vật có sức mạnh và siêu phàm từ khi còn rất trẻ (Tham khảo Cách ám thị người khác: Khiến họ hành động theo ý mình). Ngoài ra, chúng ta còn “thỏa sức tưởng tượng” mình là những anh hùng nổi tiếng. Trở thành những người đó đồng nghĩa bạn giờ là niềm mơ ước của nhiều cô gái.
Theo Marilyn Grumman, một nhà trị liệu tâm lý ở New York (Mỹ), sự tưởng tượng đó khiến đàn ông cảm thấy quan trọng và hạnh phúc với chính mình. Mong muốn đó chạm đến vấn đề cạnh tranh và nỗi sợ bị bỏ rơi của đàn ông. Các quý ông sẽ thấy “ngầu” ở bất kỳ vai trò nào, dù là người yêu, người chồng, hay bạn.
Giờ bạn đã hiểu rõ cái tôi là gì rồi phải không?
Cách giảm bớt cái tôi trong bạn?
1) Không so sánh bản thân mình với người khác
So sánh quá nhiều. Dù là tiêu cực hay tích cực, đó luôn là tâm lý lo lắng, cảnh giác. Bạn sợ người ta giỏi hơn mình, sợ mình không mạnh mẽ và nhiều sức ảnh hưởng như họ.
Vậy nên bạn phải tạo ra cho mình cái khiên chắn: “Không ai bằng được tôi”. Thằng đó chỉ là vớ vẩn. Gã đó chỉ là cùi bắp. Còn tôi là mới là số 1.
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, vì vậy hãy ngừng so sánh. Người khác có thể giỏi hơn bạn trong một lĩnh vực. Nhưng chính họ sẽ kém hơn bạn trong lĩnh vực khác.
Thay vì so sánh với người khác, hãy so sánh với chính mình ngày hôm qua. Và thúc đẩy bản thân tiến về phía trước cho ngày mai.
2) Chịu khó lắng nghe nhiều hơn
Ai không thích nghe người khác khen ngợi và ghi nhận điểm tốt của mình? Nhưng chúng ta sẽ dễ bực bội khi nghe những lời đánh giá về điểm yếu của bản thân.
Cho dù bạn có chấp nhận điều họ nói hay không, hãy cứ lắng nghe. Biết đâu sẽ đến lúc những lời nói đó có giá trị với bạn?
Ngoài ra, lắng nghe cũng là bước đầu tiên để đưa ra những thỏa hiệp trong các mối quan hệ, công việc và cuộc sống. Đồng thời giúp tăng khả năng tương tác hiệu quả hơn với những người khác.
Nếu đã hiểu rõ cái tôi là gì rồi? Bạn phải làm mạnh nó lên bằng cách chịu khó lắng nghe như vậy.
3) Hiểu cái tôi là gì rồi thì đừng đạp lên người khác để thành công
Thành công nên được xem như một hành trình, không phải đích đến, không phải là công cụ để khoe khoang (Tham khảo Cái giá của thành công là gì? Lẻ loi, cô đơn, chả ai hiểu). Người khác sẽ cảm ơn bạn, thấy như vừa nhận được quà nếu trước mặt họ là người khiêm tốn.
Chứ nếu lúc nào bạn cũng muốn mình phải là số 1, mình phải là trung tâm. Tất cả những đứa khác chỉ là bọn bất tài, vô dụng thì xin chia buồn. Chưa kịp thành công thì bạn đã tạo ra quá nhiều kẻ thù ngáng đường rồi.
Và nên nhớ, đã là kẻ thù thì chúng sẽ làm bạn đau hơn 10 lần so với những gì bạn làm với chúng.
Oke, như vậy là bạn đã biết cái tôi là gì, cũng như biết cách giảm bớt cái tôi trong bạn. Ở phần cuối cùng này, chúng ta sẽ học cách sử dụng cái tôi hiệu quả nhất.
Cách sử dụng cái tôi hiệu quả nhất
Nếu bạn có cái tôi quá nhỏ thì sao?
Không biết tôi có hiểu sai ý không? Nhưng trong phật pháp người ta hay khuyên phải hạ thấp cái tôi xuống, phải sống không có cái tôi, hay phải sống với cái tôi bằng 0. Có như vậy thì cuộc sống mới đơn giản, ít bận tâm, và HẠNH PHÚC!
Tôi không đồng ý với quan điểm này. Theo tôi, sống với cái tôi “nhỏ bé” là điều tệ hại nhất mà bạn có thể làm. Tôi cho rằng cái tôi nhỏ là cái tôi TỆ NHẤT trong 3 cái tôi chia sẻ trong bài viết này.
Tại sao lại như vậy?
Bạn đang sống trong cuộc sống hiện đại. Điều này có nghĩa DÙ MUỐN HAY KHÔNG MUỐN bạn vẫn phải tương tác với người khác. Bạn phải chấp nhận sự cạnh tranh lẫn chèn ép từ người khác. Nói tóm lại, bạn bắt buộc phải va chạm dù thích hay không thích.
Nếu sống với cái tôi nhỏ, ra đường bạn chỉ bị bắt nạt.
Nếu sống với cái tôi nhỏ, đi làm bạn chỉ bị cướp mất công sức.
Nếu sống với cái tôi nhỏ, ngay cả người bạn yêu thương cũng không tôn trọng và muốn điều khiển bạn.
Đề cử: Cách chinh phục phụ nữ lớn tuổi, trưởng thành, máy bay
Quan trọng hơn cả, sống với cái tôi nhỏ là BẠN KHÔNG CẠNH TRANH!
Nghĩ sao nếu đi học mà không có cạnh tranh? Bạn để tất thảy bạn bè “vượt mặt”. Để rồi mình trở thành đứa học dốt, bét bảng?
Nghĩ sao nếu đi làm mà không có cạnh tranh? Bạn thích vị trí đó, mức lương đó. Nhưng bạn không chịu cạnh tranh cho nó. Thử hỏi ai sẽ là người cất nhắc, đề bạt bạn đây?
Nghĩ sao nếu kinh doanh mà không có cạnh tranh? Bạn để hết đối thủ này đến đối thủ khác cướp mất khách hàng, cướp mất thị trường, cướp mất tiền bạc của bạn?
Thử nghĩ xem sống như vậy có hạnh phúc không? Sống với cái tôi nhỏ bé, sẵn sàng “nhường nhịn”, sẵn sàng để người khác qua mặt, lấn lướt là vui sướng?
KHÔNG! Chắc chắn là vậy rồi, thế nên chúng ta sẽ đi tiếp sang cái tôi tiếp theo.
Nếu bạn là người có cái tôi lớn?
Như trong phần cái tôi là gì khi nãy bài viết cũng đã viết cách giảm bớt cái tôi rồi. Nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại.
Đặc điểm của những người có cái tôi lớn, đó là họ luôn nghĩ mình là “trung tâm vũ trụ”, mình là số 1. Nếu mình không phải số 1 thì mình là thằng thất bại, kém cỏi.
Không biết nơi bạn sống thế nào, chứ nơi tôi sống thì ngập ngụa những người như vậy. Tính cạnh tranh và ăn thua của họ rất cao. Đây là những gì trong đầu họ thường nghĩ.
“Body của mày thế là gì. Tao về tìm chương trình bên Mỹ xong tập mấy tháng là hơn mày.”
“Mấy cái kiến thức này tao biết lâu rồi. Chỉ có lũ ngốc giờ này mới biết.”
“Đúng là đồ kém cỏi, vài triệu một tháng cũng không kiếm được. Mình kiếm được 30 triệu, gấp mấy lần số đấy.”
Bệnh của người có cái tôi lớn
Bệnh số 1 của người có cái tôi lớn là KHÔNG BAO GIỜ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ CỦA NGƯỜI KHÁC.
Bệnh số 2 của người có cái tôi lớn là RẤT DỄ BỊ XÚC ĐỘNG VÀ TỔN THƯƠNG. Giả sử bạn góp ý hoặc tỏ ý khen hay ngưỡng mộ người khác, không cẩn thận là họ sẽ ghét và coi thường bạn luôn.
Người cái tôi lớn rất có lợi trong cạnh tranh, và nhanh chóng đặt bản thân mình vào tình thế sẵn sàng khi cần thiết. Tuy nhiên, họ dễ bị ghét, kén người ủng hộ, và thường tự hủy hoại chính những giá trị khác của mình.
Vậy nếu cái tôi nhỏ không được, cái tôi lớn cũng không xong thì chúng ta cần cái tôi gì? Tôi muốn giới thiệu tới bạn cái tôi thứ 3.
Cái tôi mạnh mới là chìa khóa của vấn đề
Ra trường, tôi vừa làm công ty vừa làm freelancer để gia tăng thu nhập. Thấy công việc freelancer phát triển, tôi thuê nguyên một team cày ngày cày đêm nội dung cho người nước ngoài. Rồi tôi tập tành kinh doanh online. Nhớ hồi đó thị trường online chưa phát triển, người bán còn rất ít. Vậy nên chỉ trong thời gian ngắn tôi đã kiếm được một mớ.
Lúc đó tôi bắt đầu thấy tự mãn với bản thân. Tôi hay so sánh với bạn bè, với người xung quanh, với tất cả những người trạc tuổi mà tôi biết. Tôi thấy mình giỏi hơn, biết nhiều thứ hơn và kiếm được nhiều tiền hơn họ. Từ một người hết sức khiêm tốn, tôi trở thành một kẻ kiêu ngạo với CÁI TÔI KHỔNG LỒ. Có lẽ là bởi khi đó tôi chưa hiểu rõ cái tôi là gì?
Rồi hệ quả là chuyện gì xảy ra? Bạn bè bắt đầu xa lánh tôi, họ không muốn chơi với tôi nữa. Họ nghĩ tôi hay xem mấy cái chương trình kiếm tiền từ nước ngoài nên bị nhiễm, ảo tưởng, có vấn đề.
Một mặt tôi xem thường lời nói của họ. Mặt khác, tôi cũng thấy bản thân mình đang đối mặt với vấn đề gì đó mà mình chưa thông suốt.
Bước ngoặt thay đổi cái tôi…
Mãi sau này khi kinh doanh sách Giải mã bí ẩn phái đẹp tôi mới nhìn nhận ra vấn đề của mình. Thoạt đầu, tôi nghĩ độc giả quan tâm tới việc mình tài giỏi, thành công, cool ngầu, hay cuộc sống của tôi sung sướng, thoải mái thế nào? Nhưng hóa ra không phải. Họ gần như chỉ quan tâm RẤT ÍT tới những điều đó. Thậm chí nó phản tác dụng HẦU HẾT THỜI GIAN.
Cái mà độc giả của tôi quan tâm. Đó là họ muốn tôi giúp họ cũng trở nên tài giỏi, thành công, cool ngầu, và có được cuộc sống sung sướng, thoải mái… NHƯ TÔI!
Khi biết được điều này, tôi không còn giữ cho mình cái tôi lớn nữa. Bởi tôi biết nó chỉ là con quỷ đang mạt xác hành hạ mình. Muốn đi được xa hơn, bay được cao hơn, tôi phải chuyển đổi cái tôi của mình tới 1 tầng cao hơn nữa… Tôi gọi đó là CÁI TÔI MẠNH!
Cái tôi là gì? Đó phải là cái tôi mạnh
Cái tôi là gì? Đó phải là cái tôi mạnh. Có thể hiểu là TẦNG CAO HƠN của cái tôi lớn!
Cái tôi mạnh là khi bạn nghĩ mình là NGƯỜI KHỔNG LỒ (tương tự người có cái tôi lớn). Nhưng bạn không thanh minh hay bào chữa việc người ta nghĩ bạn tí hon, bình thường, hoặc tệ hơn là kém cỏi.
Cái tôi mạnh là khi bạn đặt mục tiêu và kết quả CAO HƠN cái tôi của mình. Quan trọng là giải quyết vấn đề. Cái tôi của bạn không nhỏ bé đi khi bạn đặt nó thấp hơn kết quả. Trên thực tế, nó chỉ khiến cái tôi của bạn cứng rắn và mạnh mẽ hơn.
Cái tôi mạnh là khi bạn lắng nghe và mở lòng với góp ý của những người kém kinh nghiệm, kém thành công, kém giàu có hơn mình. Bởi bạn biết quan trọng là học gì đó chứ không quan trọng từ ai. Một thằng trộm, một người ăn mày, một tên lừa đảo cũng có thể dạy bạn thứ gì đó cơ mà?
Đó là đặc điểm của người có cái tôi mạnh. Người có cái tôi lớn học được nhiều thứ từ chính bản thân mình. Còn người có cái tôi mạnh học được từ tất cả mọi người. Đó là điều khác biệt!
Hỏi đáp cái tôi là gì?
Cái tôi là gì?Cái tôi có thể hiểu là “hình hài nội tâm” của bạn.
Cái tôi xấu hay tốt?Không phải cái tôi lớn hay nhỏ là tốt, mà cách sử dụng nó mới quan trọng.Cái tôi quá nhỏ hoặc quá lớn đều có nhược điểm riêng.
Cách sử dụng cái tôi hiệu quả nhất?Cái tôi mạnh mới là chìa khóa thành công. Cái tôi mạnh là khi bạn không cần phải chứng minh mình là người giỏi nhất. Hãy đặt mục tiêu và giải quyết vấn đề, không phải so sánh với người khác.
Kết luận
Sau khi biết được cái tôi là gì rồi thì hãy nhớ, đừng bao giờ là người có cái tôi nhỏ bé. Đó là điều tệ nhất mà bạn có thể làm với chính mình.
Cũng như trong thời khắc nào đó có thể bạn sẽ trở thành người có cái tôi lớn. Nhưng đừng giữ nó mãi mãi, hãy sớm chuyển hóa nó thành cái tôi vĩ đại hơn mang tên CÁI TÔI MẠNH.
Đó là nội dung ngày hôm nay. Nhắc lại một lần nữa, sách Giải mã bí ẩn phái đẹp chỉ dành cho 18+. Nếu chưa đủ 18 tuổi thì bạn nên tìm đọc những loại sách phù hợp với độ tuổi của mình hơn. Trong khi nếu bạn trên 18 tuổi, hãy click vào link này để tham khảo thêm về sách nhé.
Your friend,
Lai H.
Đọc tiếp bài viết
- 120+ Biệt Danh Cho Người Yêu Hay, Độc Lạ, Bá Đạo Nhất
- Crush Là Gì? Làm Sao Biết Người Bạn Thích Có Thích Lại Bạn
- Khi Con Gái Giận Không Muốn Nói Chuyện? 5 Điều Cần Làm Ngay
- Tâm Lý Phụ Nữ: 10 Bí Mật Và 7 Cách Kết Nối Hiệu Quả
Từ khóa » Cái Tôi Quá Lớn Phải Làm Sao
-
Làm Sao Để Hạ Cái Tôi Của Bản Thân Trong Công Việc - WinERP
-
Cách để Không Sở Hữu Cái Tôi Quá Lớn - WikiHow
-
Hóa Giải Cái Tôi Quá Lớn Để Thành Công Hơn Trong Cuộc Sống
-
Cái Tôi Và 5 Cách để Giảm Thiểu Cái Tôi Của Mình - MYBOOK.VN
-
Đừng Sống Với Cái Tôi Quá Lớn - Sapuwa
-
Làm Sao Để Hạ Cái Tôi Quá Lớn : 10 Bước (Kèm Ảnh) - Phật Giáo
-
Cái Tôi Là Gì? Làm Sao để Giảm Bớt Cái Tôi Trong Bạn?
-
Bỏ đi Cái Tôi, Bạn Sẽ Hạnh Phúc - NTO
-
Làm Dịu Cái Tôi Của Bạn để Thành Công
-
Đừng Sống Với Cái Tôi Quá Lớn - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Cái Tôi Quá Lớn đã Hại Bạn Như Thế Nào? - VieZ
-
Cái Tôi Lớn Khi Làm Việc Tập Thể - Nên Phát Huy Hay Cần Tiết Chế
-
12 TUYỆT CHIÊU GIÚP BẠN KHÉO LÉO ĐỐI PHÓ VỚI NGƯỜI CÓ ...
-
Phải Làm Sao Khi Cái Tôi Của Anh Quá Lớn? - Tình Yêu - Tư Vấn An Nam