Cảm Biến Cường độ ánh Sáng Là Gì? 15 Cảm Biến Giá RẺ Nhất 2022

Hiện nay, việc tính toán chiếu sáng giúp đảm bảo chiếu sáng hiệu quả ngày càng trở lên quan trọng. Chính vì vậy các loại máy móc hỗ trợ đo cảm biến cường độ ánh sáng cũng càng được sử dụng nhiều. Không chỉ vậy, các module, code hay mạch hỗ trợ đo cảm biến cường độ ánh sáng cũng được phát triển để tăng sự lựa chọn tiêu dùng. Vậy loại nào đang được dùng phổ biến và tiện lợi nhất. Xem ngay bài viết dưới đây của chúng tôi về 99+ máy, module cảm biến cường độ ánh sáng tốt nhất và phổ biến nhất dưới đây.

  1. 1. Cảm biến ánh sáng là gì?
    1. 1.1 Khái niệm
    2. 1.2 Các loại cảm biến cường độ ánh sáng
      1. Quang trở Photoresistor (LDR)
      2. Điốt Quang Photodiode
      3. Bóng bán dẫn quang Phototransistor
    3. 1.3 Nguyên lý cảm biến ánh sáng
  2. 2. Cảm biến cường độ ánh sáng BH1750
    1. 2.1 Thông số kỹ thuật
    2. 2.2 Đặc điểm cảm biến
  3. 3. Cảm biến đo cường độ ánh sáng Lux
    1. 3.1 Thông số kỹ thuật
    2. 3.2 Đặc điểm cảm biến
  4. 4. Cảm biến cường độ ánh sáng GY-2561 TSL2561
    1. 4.1 Thông số kỹ thuật
    2. 4.2 Đặc điểm cảm biến
  5. 5. Cảm biến cường độ ánh sáng MAX44009
    1. 5.1 Thông số kỹ thuật
    2. 5.2 Đặc điểm cảm biến
  6. 6. Thiết bị cảm biến ánh sáng 10 AAS-10
    1. 6.1 Thông số kỹ thuật
    2. 6.2 Đặc điểm cảm biến
  7. 7. Máy cảm biến cường độ ánh sáng Arduino
    1. 7.1 Thông số kỹ thuật
    2. 7.2 Đặc điểm cảm biến
  8. 8. Cảm biến ánh sáng công nghiệp ES-ALS-01
    1. 8.1 Thông số kỹ thuật
    2. 8.2 Đặc điểm cảm biến
  9. 9. Module cảm biến cường độ ánh sáng LDR
  10. 10. Mạch cảm biến cường độ sáng 3V
  11. 11. Mạch cảm biến ánh sáng 5V
  12. 12. Cảm biến ánh sáng ESP8266
  13. 13. Cảm biến ánh sáng 12v

1. Cảm biến ánh sáng là gì?

1.1 Khái niệm

Cấu tạo module cảm biến ánh sáng
Cấu tạo module cảm biến ánh sáng

Cảm biến ánh sáng là một thiết bị quang điện chuyển đổi năng lượng ánh sáng (photon) thành năng lượng điện (electron). Cảm biến ánh sáng tạo ra tín hiệu điện đầu ra có năng lượng tương ứng với năng lượng ánh sáng đầu vào. Cảm biến ánh sáng còn được gọi là cảm biến ảnh hoặc cảm biến quang điện.

  • Để sử dụng cảm biến ánh sáng chính xác ta cần xử lý số liệu trước để đảm ứng chuẩn chất lượng ánh sáng.
  • Công thức tính cường độ ánh sáng là: I = Ф / ω (Cường độ ánh sáng= Quang thông/diện tích chiếu sáng)

Trên đây là những thông tin về cảm biến cường độ ánh sáng. Mong rằng sau bài viết này mọi người sẽ chọn lựa được mẫu cảm biến ánh sáng phù hợp nhất.

>> Truy cập Cường độ ánh sáng là gì? Công thức tính cường độ ánh sáng để hiểu rõ hơn về thông số này của các loại đèn LED hiện nay.

1.2 Các loại cảm biến cường độ ánh sáng

Quang trở Photoresistor (LDR)

  • Mạch cảm biến này thuộc dòng chất cảm quang. Dòng cảm biến này hoạt động phụ thuộc vào ánh sáng của môi trường
  • Cường độ ánh sáng càng cao sẽ càng làm giảm điện trở và ngược lại.
  • Dòng mạch cảm biến này được lắp đặt trong hệ thống đèn đường, đèn quảng cáo ngoài trời, đèn chiếu sân vườn, …
Mạch cảm biến ánh sáng quang trở Photoresistor LDR
Mạch cảm biến ánh sáng quang trở Photoresistor LDR

Điốt Quang Photodiode

  • Dòng cảm biến được cấu tạo từ chất liệu Silicon kết hợp gecmaini.
  • Dòng cảm biến này hoạt động tốt khi có ánh sáng chiếu sáng
  • Được dùng cho các thiết bị điện tử, những thiết bị có thể khiển từ xa, thiết bị y tế hay tấm pin năng lượng.
Cảm biến cường độ ánh sáng Điốt quang Photodiode
Cảm biến cường độ ánh sáng Điốt quang Photodiode

Bóng bán dẫn quang Phototransistor

  • Loại cảm biến khuếch đại nhiều lần.
  • Khả năng cảm biến của Phototransistor sẽ tăng lên nhiều lần khi có sự khuếch đại.
  • Thiết bị được sử dụng chủ yếu cho các thiết bị yêu cầu về độ cảm ứng cao.
Mạch cảm biến bóng bán dẫn quang Phototransistor
Mạch cảm biến bóng bán dẫn quang Phototransistor

1.3 Nguyên lý cảm biến ánh sáng

Nguyên lý cảm biến ánh sáng
Nguyên lý cảm biến ánh sáng
  • Cảm biến ánh sáng hoạt động nhờ hiệu ứng quang điện. Ánh sáng có thể hoạt động như một hạt, được gọi là photon. Khi một photon chạm vào bề mặt kim loại của cảm biến ánh sáng, năng lượng của ánh sáng sẽ được các electron hấp thụ, làm tăng động năng của chúng và cho phép chúng phát ra khỏi vật liệu. Chuyển động này của các electron, và do đó điện tích, là dòng điện.
  • Truy cập “LED là gì?” để có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý cảm biến ánh sáng của đèn LED.

Chi tiết về từng mẫu cảm biến ánh sáng được chúng tôi tổng hợp trong nội dung dưới đây của bài viết

2. Cảm biến cường độ ánh sáng BH1750

2.1 Thông số kỹ thuật

Tên modelBH1750
Nguồn 3~5VDC
Giao tiếp I2C
Khoảng đo 1 -> 65535 lux
Kích cỡ 21*16*3.3mm
Cảm biến cường độ ánh sáng BH1750
Cảm biến ánh sáng BH1750

2.2 Đặc điểm cảm biến

  • Cảm biến cường độ ánh sáng BH1750 là thiết bị được ứng dụng để đo cường độ ánh snags theo đơn vị lux.
  • Cảm biến này có thiết bị ADC có khả năng xử lý ánh sáng; nên giá trị được trả lại là giá trị trực tiếp của cường độ ánh sáng với đơn vị lux.
  • Nhờ đó mà người sử dụng sẽ không phải qua bất cứ một bước xử lý số liệu nào để ra được giá trị cần thiết.

3. Cảm biến đo cường độ ánh sáng Lux

3.1 Thông số kỹ thuật

Model VELT-W-LUX-I4 ngõ ra 4-20mA
Nguồn cấp 10~30VDC
Phạm vi đo ánh sáng 0-65535Lux
Ngõ ra 4-20mA, 0-10VDC, RS485
Nhiệt độ hoạt động -20~60 độ C
Thời gian đáp ứng 0.1s
Cảm biến đo cường độ ánh sáng Lux

3.2 Đặc điểm cảm biến

  • Cảm biến đo ánh sáng LUX với ngõ ra 4-20mA, 0-10VDC giúp đo ánh sáng, đo mức độ ánh sáng hoặc độ chiếu sáng của thiết bị. chiếu sáng.
  • Lux là đơn vị trả giá trị của thiết bị này. Chúng ta có thể kiểm soát được hệ thống chiếu sáng trong khu vực thông qua tín hiệu analog.
  • Thiết bị được ứng dụng khá rộng rãi trong thiết bị điện từ cũng như trong hệ thống chiếu sáng trong nông nghiệp, công cộng.

4. Cảm biến cường độ ánh sáng GY-2561 TSL2561

4.1 Thông số kỹ thuật

IC chính TSL2561
Nguồn 3.3~5VDC
Dòng điện tiêu thụ 0.6mA
Tính năng Đo được cường độ ánh sáng thường và hồng ngoại (IR).
Giao tiếp I2C mức TTL 3.3~5VDC
Khoảng đo 0.1 ~ 40.000 Lux
Kích cỡ 20 x 14mm
Cảm biến cường độ ánh sáng GY-2561 TSL2561
Cảm biến ánh sáng GY-2561 TSL2561

4.2 Đặc điểm cảm biến

  • Cảm biến cường độ ánh sáng Lux TSL2561 được sử dụng để có thể đo cường độ ánh sáng từ các nguồn sáng khác nhau trong cuộc sống.
  • Thiết bị được thiết kế thông minh với tia hồng ngoài và đầu ra là đơn vị Lux với độ ổn định và độ chính xác cao.
  • Thiết bị có thể dùng tích hợp cho nhiều mẫu sản phẩm cần cảm biến ánh sáng khác nhau trên thị trường hiện nay.

5. Cảm biến cường độ ánh sáng MAX44009

5.1 Thông số kỹ thuật

IC chính MAX44009 từ hãng Maxim.
Điện áp sử dụng 3.3~5VDC
Điện áp giao tiếp TTL 3.3~5VDC
Chuẩn giao tiếp I2C
Cường độ ánh sáng đo được 0.045~188,000 Lux
Kích thước 60 x 80mm
Cảm biến cường độ ánh sáng MAX44009
Cảm biến ánh sáng MAX44009

5.2 Đặc điểm cảm biến

  • Cảm biến cường độ ánh sáng MAX44009 là linh kiện hỗ trợ đo cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh.
  • Sản phẩm được thiết kế thông minh hỗ trợ đo các thông số ổn định và chính xác theo đơn vị Lux.
  • Thích hợp ứng dụng cho các thiết bị ánh sáng trong nông nghiệp, nhà thông minh, công cộng.

6. Thiết bị cảm biến ánh sáng 10 AAS-10

6.1 Thông số kỹ thuật

Model 10AAS-10
Cân nặng 130 g
Điện áp hoạt động 220V
Công suất chịu tải max 10A, 2200W
Công suất tiêu thụ max 2W
Cảm biến ánh sáng 30-150 Lux
Nhiệt độ hoạt động -20°- 50°C
Thiết bị cảm biến ánh sáng 10 AAS-10
Thiết bị cảm biến ánh sáng 10 AAS-10

6.2 Đặc điểm cảm biến

  • Thiết bị cảm biến ánh sáng 10 AAS-10 hay chính xác là công tắc cảm biến ánh sáng 10 AAS-10.
  • Cảm biến có khả năng chịu tải rất tốt với 10A, 220V, bật tắt bằng rơ le và có thể tương thích với nhiều loại thiết bị.
  • Có thiết kế cao cấp với khả năng chống bụi và chống nước tốt. Sử dụng tốt cho các thiết bị ngoài trời.
  • Khả năng cảm biến ánh sáng chính xác, ổn định và hỗ trợ cực tốt cho các thiết bị tự động bật tắt..

7. Máy cảm biến cường độ ánh sáng Arduino

7.1 Thông số kỹ thuật

Nguồn 3~5VDC
Giao tiếp I2C
Khoảng đo 1 -> 65535 lux
Kích cỡ 21*16*3.3mm
Máy cảm biến ánh sáng Arduino

7.2 Đặc điểm cảm biến

  • Máy cảm biến ánh sáng Arduino là một loại máy cảm biến sử dụng mạch Arduino.
  • Thiết kế của mạch đơn giản có khả năng tương thích cao, có thể tích hợp trong nhiều thiết bị khác nhau
  • Hiện nay, dòng cảm biến này được ứng dụng trong các thiết bị như đèn cảm biến, đèn chống trộm…

>> Tham khảo thêm 1 số bài viết liên quan:

Đèn LED là đèn gì?

Chỉ số IP là gì? 11+ chỉ số IP đèn LED phổ biến nhất hiện nay

8. Cảm biến ánh sáng công nghiệp ES-ALS-01

8.1 Thông số kỹ thuật

Nguồn cấp 12 – 24VDC
Tiêu chuẩnIP65
Công suất tiêu thụ< 0.15W
Dải đo cường độ ánh sáng 0 – 65535 Lux
Độ chính xác +5% (25°C)
Độ ổn định lâu dài < 5%/ Năm
Nhiệt độ hoạt động -40°- 80°C

8.2 Đặc điểm cảm biến

  • Cảm biến thiết kế với bóng cảm quang chất lượng cao. Sử dụng vật liệu chống thấm Polyme, cảm quang tốt.
  • Độ nhạy, độ chuẩn xác cao.
  • Thiết bị đạt cấp độ bảo vệ IP65 thống thấm, chống ấm, chống bụi
  • Hoạt động tốt cả trong môi trường khắc nghiệt, ẩm ướt, …
Cảm biến ánh sáng công nghiệp ES-ALS-01
Cảm biến ánh sáng công nghiệp ES-ALS-01

9. Module cảm biến cường độ ánh sáng LDR

  • Module cảm biến cường độ ánh sáng (LDR) là một bảng cảm biến ánh sáng quang trở với điện qpas hoạt động 3.3 – 5V.
  • Module này giúp hỗ trợ cả 2 dạng tín hiệu ra là Analog và TTL. Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và dễ dàng tích hợp vào các thiết bị cần đo cảm biến.
Module cảm biến cường độ ánh sáng (LDR)
Module cảm biến ánh sáng (LDR)

10. Mạch cảm biến cường độ sáng 3V

  • Dòng thiết bị dùng để đo cường độ sáng theo đơn vị Lux. Cảm biến có ADC nội và bộ tiền xử lý.

11. Mạch cảm biến ánh sáng 5V

  • Mạch cảm biến ánh sáng 5V được ứng dụng để phát hiện ánh sáng, phát hiện độ sáng của các nguồn sáng.
  • Với mạch cảm biến này sẽ giúp hỗ trợ điều khiển các hệ thống đèn đường, các loại đèn khác… có thể tự tắt bật dựa theo ánh sáng của mặt trời.
Mạch cảm biến ánh sáng 5V
Mạch cảm biến ánh sáng 5V

12. Cảm biến ánh sáng ESP8266

Mạch cảm biến ánh sáng ESP8266
Mạch cảm biến ánh sáng ESP8266
  • Sử dụng bộ cảm biến có thể giúp tính toán ánh sáng theo đơn vị Lux và kiểm tra độ sáng của ánh sáng xung quanh.
  • Bộ cảm biến này có thể dược sử dụng để điều chỉnh độ sáng màn hình LCD trên điện thoại di động bằng cách phát hiện ánh sáng môi trường.

13. Cảm biến ánh sáng 12v

Mạch quang điện cảm biến ánh sáng 12V
Mạch quang điện cảm biến ánh sáng 12V
  • Công tắc sử dụng điện trở quang để cảm nhận cường độ ánh sáng và rơle để kiểm soát tải.
  • Đầu vào nguồn 12V thiết kế với bóng bán dẫn điều chỉnh 78I05 ổn định.

Bài viết tổng hợp 13 mẫu cảm biến cường độ ánh sáng thông dụng nhất hiện nay. Mong rằng bài viết trên sẽ mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Mọi thắc mắc cần được tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa » Code Cảm Biến ánh Sáng Arduino