Giới Thiệu Cảm Biến ánh Sáng Và Cách Lập Trình

Giới thiệu

Cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở có khả năng thay đổi điện trở theo cường độ ánh sáng chiếu vào. Tín hiệu xuất ra của cảm biến là digital HIGH (5V) và LOW tượng trưng cho các trạng thái bật, tắt thiết bị điện tự động mà bạn không cần phải thao tác vào !

Mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở có ưu điểm

  • Nhỏ gọn.
  • Độ chính xác cao.
  • Các thành phần phụ như điện trở, tụ điện... cần thiết cho mạch đã được gắn đầy đủ. Bạn chỉ cần cấp nguồn, nối dây điều khiển vào rơ le là có thể tắt/mở bóng đèn hay các thiết bị điện khác theo cường độ ánh sáng chiếu vào cảm biến.
  • Giá thành thấp, khoảng 50.000 đồng.
  • Sử dụng điện áp chuẩn 5V tương thích với nền tảng Arduino.

 

Cảm biến ánh sáng có thể điều chỉnh được độ nhạy

Trên mạch có 1 biến trở 10K ohm dùng để điều chỉnh độ nhạy sáng:

  • Vặn về bên trái (nhìn theo hướng từ dưới lên quang trở): bạn sẽ tăng độ nhạy của cảm biến với ánh sáng: chỉ cần lượng ánh sáng nhỏ thì mạch sẽ tự ngắt.
  • Vặn về bên phải: bạn sẽ giảm độ nhạy của cảm biến với ánh sáng, cần lượng ánh sáng với cường độ mạnh hơn để ngắt mạch.

Lắp mạch và lập trình

Cảm biến này có thể sử dụng kết hợp với Arduino để lập trình bật tắt thay vì mạch Rơ-le nhé.

Cảm biến này là một dạng cảm biến Digital - tín hiệu xuất ra là giá trị Digital HIGH (5V) và LOW. Tại chân OUT, mạch trả về mức HIGH (5V) khi trời tối (cường độ ánh sáng chiếu vào thấp) và LOW nếu ngược lại.

Các bạn copy rồi dán vào Arduino nhé ^^

int cambien = 10;// khai báo chân digital 10 cho cảm biến int Led = 8;//kháo báo chân digital 8 cho đèn LED void setup (){ pinMode(Led,OUTPUT);//pinMode xuất tín hiệu đầu ra cho led pinMode(cambien,INPUT);//pinMode nhận tín hiệu đầu vào cho cảm biê } void loop (){ int value = digitalRead(cambien);//lưu giá trị cảm biến vào biến value digitalWrite(Led,value);//xuất giá trị ra đèn LED }

Lời kết

Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Code Cảm Biến ánh Sáng Arduino