Cấm đào Rừng, Phân Biệt đào Rừng, đào Trồng Thế Nào? - LuatVietnam

Phân biệt đào rừng, đào trồng thế nào?

Hiện nay, tên gọi “đào rừng” đang được nhiều người sử dụng chung chung cho các loại đào phai chuyển từ miền núi về.

Tuy nhiên, đào rừng bị Chính phủ "cấm" là những cây đào có tuổi thọ lâu đời, mọc ở tự nhiên ở trong rừng hoặc do con người trồng để làm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng... Còn đào trồng là do con người trồng trên đất nông nghiệp, đất vườn.

Nhìn chung, tùy mục đích trồng khác nhau, địa điểm trồng khác nhau mà phân biệt đó là đào rừng hay đào nhà.

Về hình thức, đào rừng thường có cành cao đến 5 - 6m, thân cành xù xì, mốc, nhiều tầm gửi bám, rất ít hoa nhưng bông rất khỏe. Còn đào trồng do được cắt tỉa nên cành thấp, nhiều hoa.

Tuy nhiên, với người dân, việc dựa trên những yếu tố trên để phân biệt không hề dễ dàng.

Trong khi đó, chỉ đạo của Thủ tướng nhằm cấm chặt phá đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết chứ không cấm đào do người dân trồng. Bởi thúc đẩy mua bán đào trồng góp phần làm tăng thu nhập cho người trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng núi.

Theo đề xuất của nhiều tỉnh, địa phương tiến hành xác minh và cấp giấy chứng nhận cho người dân về nguồn gốc sản phẩm. Cụ thể, những cành đào người dân trồng đem đi bán, phải được gắn mác hoặc có chứng nhận là đào trồng. Việc này vừa giúp cho người trồng đào dễ dàng trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của đào vừa giúp quản lý thị trường hoa đào Tết được chặt chẽ.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Công văn 356/BNN-TCLN quy định:

Việc khai thác cây đào, cây mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng do chủ rừng quyết định việc khai thác theo quy định của pháp luật.

Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường chỉ đạo,quản lý tại cơ sở; tuyên truyền, vận động không để lợi dụng chặt, phá cây rừng; tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, trong thời gian trước mắt có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, ách tắc sản xuất, tiêu thụ sản phầm hợp pháp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định sẽ phối hợp với các địa phương, tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách đảm bảo khả thi đúng pháp luật, phù hợp thực tiễn để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Như vậy, hiện nay, chưa có quy chế giúp phân biệt nguồn gốc, xuất xứ của đào rừng và đào trồng thống nhất trên cả nước. Người dân chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để xin hướng dẫn cấp tem, dán nhãn giúp phân biệt đào rừng - đào trồng.phan biet dao rung va dao trong Cấm đào rừng, phân biệt đào rừng và đào trồng thế nào? (Ảnh minh họa)

Chưa thống nhất quy định, thương lái và người trồng đào gặp khó?

Như vậy, hiện nay chưa có quy định về trích xuất nguồn gốc, xuất xứ đào trồng nên mỗi địa phương thực hiện một cách khác nhau.

Chẳng hạn, có địa phương yêu cầu được truy xuất nguồn gốc cho cây đào để xác định vùng trồng, xác định cây đào được trồng trên đất nông nghiệp, không phải là đào rừng tự nhiên.

Tuy nhiên, địa phương khác yêu cầu "dân buôn đào" làm đơn xác nhận có mua cành đào trong vườn của hộ dân, kèm theo danh sách cụ thể cá nhân, hộ gia đình bán gốc cây, cành đào. Khi địa phương xác nhận xong, lô đào mới đủ điều kiện đưa ra khỏi địa bàn... Dẫu vậy, việc xin xác nhận của địa phương cũng tốn không ít thời gian.

Bởi khó khăn trong việc chứng minh xuất xứ đào, việc thu mua đào núi để chở về miền xuôi bán bị hạn chế bởi thương lái sợ bị cơ quan chức năng xử phạt. Người trồng đào cũng vì thế mà khó tiêu thụ đào, trong khi, mỗi vụ đào chỉ kéo dài khoảng 02 tuần trước Tết Nguyên đán.
Trước đó, tại hội nghị của ngành nông nghiệp ngày 24/12/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải cấm tuyệt đối việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.>> Hướng dẫn cách truy xuất nguồn gốc cây đào

Từ khóa » Các Loại đào Rừng