Cảm Hứng Yêu Nước Qua Hai Tác Phẩm Bạch Đằng Giang Phú ...
Có thể bạn quan tâm
1.Đảm bảo thể thức bài văn nghị luận văn học
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết giới thiệu luận đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau trình bày vấn đề; phần Kết bài: đánh giá nâng cao luận đề.
- Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên, phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
2.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (1 điểm): Cảm hứng yêu nước qua Bạch Đằng giang phú và Bình Ngô đại cáo
- Xác định đúng luận đề, phân tích và làm rõ được qua hai tác phẩm.
- Xác định đúng đối tượng nghị luận, phân tích chung chung chưa làm rõ vấn đề.
- Xác định sai đối tượng nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
3.Trình bày các luận điểm, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận (3,0 điểm):
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
*Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Trương Hán Siêu với tác phẩm Phú sông Bạch Đằng và tác giả Nguyễn Trãi với tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
- Giới thiệu luận đề: Cảm hứng yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hai tác phẩm.
*Thân bài:
+ Giải thích: Cảm hứng yêu nước là nội dung tình cảm chủ đạo gắn với đất nước trong mỗi tác phẩm văn học. Cảm hứng yêu nước là nền tảng để tác giả bộc lộ tư tưởng yêu nước: Đó là tình yêu quê hương đất nước, yêu cảnh sắc thiên nhiên, xứ sở. Là ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc; là lòng căm thù giặc với tinh thần quyết chiến với kẻ thù; là niềm tự hào về truyền thống lịch sử cũng như ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam muôn đời giàu đẹp.
+ Cơ sở xã hội: Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV nhân ta tiếp tục đầu tranh chống giặc ngoại xâm và lập được nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến, nhiều sáng tác văn học là của những người trực tiếp tham gia chiến đấu chống kẻ thù nên cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng.
+ Biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong hai tác phẩm: Thí sinh chọn lọc dẫn chứng và triển khai theo một số ý sau:
Ở Phú sông Bạch Đằng:
- Niềm tự hào trước vẻ đẹp của sông Bạch Đằng: Một vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoành tráng vừa nên thơ, trữ tình.
- Niềm tự hào trước truyền thống yêu nước chống xâm lược: Dòng sông Bạch Đằng là nơi ghi dấu chiến thắng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. Cũng là nơi chứng kiến hào khí Đông A của nhà Trần thông qua những hồi tưởng và miêu tả những chiến thắng.
- Cảm hứng yêu nước được soi chiếu bởi tư tưởng nhân văn cao đẹp: Đó là truyền thống đạo lí nhân nghĩa được đúc kết thành một chân lí vĩnh hằng, như một quy luật bất biến của tự nhiên. Tất cả được khắc họa qua kết cấu chặt chẽ, hợp lí; ngôn ngữ trang trọng; sự kết hợp yếu tố trữ tình hoài cổ và yếu tố tự sự tráng ca.
Ở Bình Ngô đại cáo:
- Tư tưởng nhân nghĩa và cảm hứng yêu nước hòa làm một: Nhân nghĩa là yên dân và vì thương yêu dân nên phải đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
- Niềm tự hào về văn hiến, về chủ quyền của dân tộc.
- Lòng căm thù giặc, tố cáo tội ác kẻ thù.
- Quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược: Thể hiện qua người anh hùng Lê Lợi, qua tinh thần đoàn kết của dân tộc.
- Niềm tự hào về các chiến thắng liên tiếp của nghĩa quân mà cốt lõi là sức mạnh của “đại nghĩa” “chí nhân”.
- Truyền thống nhân nghĩa, nhân văn: là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Khi giặc đã bại trận, ta không những không truy đuổi mà còn cấp ngựa cấp thuyền cho chúng về nước => sự bao dung, khát vọng hòa bình của cả dân tộc.
- Cảm hứng yêu nước trong Bình Ngô Đại Cáo được tô đậm qua lời lẽ đanh thép, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ giàu hình ảnh.
+Đánh giá:
- Đều là những áng văn yêu nước xuất sắc. Đều đề cao vai trò của con người và truyền thống nhân nghĩa tốt đẹp.
- Tuy nhiên cách khám phá và cách biểu hiện của các nhà văn có sự độc đáo riêng. Chính điều đó làm nên sự phong phú cho văn học giai đoạn này cũng như cho nền văn học dân tộc. (Cần thấy được nếu truyền thống nhân nghĩa bước đầu được nhận thức trong Phú sông Bạch Đằng thì đến Bình Ngô đại cáo đã được kết tinh một cách sâu sắc, toàn diện…)
+ HS có thể liên hệ một số các tác phẩm khác có nội dung tương tự: Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)…
Kết bài:+ Khái quát nâng cao về luận đề
+ Âm vang, sức sống, sự lan tỏa của cả hai tác phẩm
+ Bồi dưỡng lòng tự hào, tự tôn, lòng yêu nước cho các thế hệ
Thí sinh có thể có những diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Từ khóa » Cảm Hứng Yêu Nước Trong Phú Sông Bạch đằng Và Bình Ngô đại Cáo
-
Phân Tích Cảm Hứng Yêu Nước Trong Phú Sông Bạch Đằng 2 Dàn ý ...
-
Cảm Nhận Về Chủ Nghĩa Yêu Nước Qua 2 Tác Phẩm Phú Sông Bach ...
-
Phân Tích Cảm Hứng Yêu Nước Trong Phú Sông Bạch Đằng
-
Bài Văn Mẫu Lớp 10: Phân Tích Cảm Hứng Yêu Nước Trong Phú Sông ...
-
Phân Tích Tinh Thần Yêu Nước Trong Bình Ngô đại Cáo - Thủ Thuật
-
Phân Tích Cảm Hứng Yêu Nước Trong Bài Phú Sông Bạch ... - TIP HAY
-
Phân Tích Cảm Hứng Yêu Nước Trong Bài Phú Sông Bạch Đằng
-
Cảm Hứng Yêu Nước Trong Văn Học Trung đại Lớp 10
-
So Sánh Lòng Yêu Nước Trong Hai Tác Phẩm Tỏ Lòng Và Phú Sông ...
-
Cảm Hứng Yêu Nước Trong Bài Phú Sông Bạch Đằng Của Trương ...
-
Phân Tích Cảm Hứng Yêu Nước Trong Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng
-
Phân Tích Cảm Nghĩ Của Em Về Phú Sông Bạch đằng, Bình Ngô đại ...
-
Phân Tích Cảm Hứng Yêu Nước Trong Tác Phẩm Phú Sông Bạch Đằng ...
-
Chuyên đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 10 | Xemtailieu