Cam Kết Không Giành Quyền Nuôi Con
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Trần Đình Tri. Luật sư Trần Đình Tri - thuộc Đoàn luật sư Tp. HCM, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong các lĩnh vực chuyên môn như:
Nội dung chính Show- >> Tư vấn miễn phí với Luật sư Trần Đình Tri.
- 2. Để giành quyền nuôi con, bạn cần chứng minh được bạn đủ những điều kiện sau đây:
- a. Điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con:
- b. Điều kiện về mặt tinh thần để giành quyền nuôi con:
- 3. Một số lưu ý khi giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
- HỎI: MUỐN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI ĐANG MANG THAI VÀ CON ĐẦU ĐƯỢC 39 THÁNG TUỔI PHẢI LÀM SAO?
- 1. Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn trường hợp muốn giành quyền nuôi con khi đang mang thai và con đầu được 39 tháng tuổi:
- 2. Luật sư Trương Thành Thiện tư vấn trường hợp muốn giành quyền nuôi con khi đang mang thai và con đầu được 39 tháng tuổi:
- 1. Luật sự PHẠM THỊ NHÀN tư vấn về giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- 2. Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:
- 3. Luật sư NGUYỄN VĂN TÒNG tư vấn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:
- 4. Luật sư TRƯƠNG VĂN TUẤN tư vấn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:
- Luật sư NGUYỄN SƠN TRUNG tư vấn về quyền lợi nuôi con sau ly hôn như sau:
- HỎI: GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN KHI VỢ ĐANG NUÔI 2 BÉ SINH ĐÔI 1 TUỔI
- Video liên quan
- Tư vấn giải quyết các phát sinh trong hoạt động Đầu tư và kinh doanh bất động sản, cung cấp giải pháp mua bán hoặc cấp giấy chứng nhận cho Nhà đất xây sai phép; đang tranh chấp; nhà mua giấy tay; thừa kế có yếu tố nước ngoài; hết thời hiệu thừa kế; nguồn gốc tặng cho - cho mượn - chiếm hữu không rõ ràng …
- Tư vấn giải quyết thủ tục liên quan đến Hôn nhân gia đình, thoả thuận về tài sản trước khi kết hôn, tranh chấp tài sản của vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuận tình ly hôn nhanh…
>> Tư vấn miễn phí với Luật sư Trần Đình Tri.
Vấn đề giành quyền nuôi con là điều mà các cặp vợ chồng cùng quan tâm trong quá trình làm thủ tục ly hôn. Chính vì vậy, bạn cần có đội ngũ Luật sư am hiểu về vấn đề này để tư vấn giành quyền nuôi con và dễ dàng hỗ trợ pháp lý hoặc là người đại diện cho bạn để giải quyết những tranh chấp và yêu cầu của Tòa án.
1. Cách giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Để các Luật sư có thể tư vấn giành quyền nuôi con cho bạn, bạn nên đọc và tìm hiểu Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Những điều luật cần biết khi giành quyền nuôi con
Với những điều luật trên có thể thấy, theo nguyên tắc việc nuôi con khi ly hôn trước tiên là vấn đề của mỗi bên sau khi thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.
Tuy nhiên, để công bằng mọi mặt về quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng. Chính vì vậy, cách giành quyền nuôi con khi ly hôn là bạn cần chứng minh được mình có đủ điều kiện để nuôi con tại Tòa án.
Như vậy, với trường hợp con cái dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng (trừ những trường hợp đã được thỏa thuận khác giữa bố và mẹ).
Nếu con trên 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con của bố và mẹ là ngang nhau. Lúc này, Tòa án sẽ xem xét đến những yếu tố về vật chất và tinh thần để đưa ra quyết định.
2. Để giành quyền nuôi con, bạn cần chứng minh được bạn đủ những điều kiện sau đây:
a. Điều kiện về vật chất để giành quyền nuôi con:
+ Chứng minh thu nhập thực tế của bạn.
+ Có công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập cho con, có nhà ở hợp pháp.
Để có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình, cần có mức thu nhập cao hơn người kia để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Ngoài ra, để giành quyền nuôi con cần cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động, sổ đỏ…
b. Điều kiện về mặt tinh thần để giành quyền nuôi con:
Với điều kiện này sẽ xét trên tình cảm dành cho con cái, nhân cách đạo đức, thời gian dạy dỗ, chăm sóc con, thời gian vui chơi cùng con…của bố hoặc mẹ.
Chính vì vậy, để có thể giành quyền nuôi con, cần chứng minh được bạn có đầy đủ điều kiện về mặt vật chất và tinh thần. Nếu người mẹ không đủ điều kiện hoặc người bố không đủ điều kiện, hoặc không có tài sản nào, việc đó đồng nghĩa với việc không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con cũng như giành quyền nuôi con. Lúc này, quyền lợi sẽ dành cho người đủ điều kiện hơn.
3. Một số lưu ý khi giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Bên cạnh những điều kiện cho con về mặt vật chất và tinh thần, cũng có một số lưu ý khi giành quyền nuôi con sau ly hôn mà bạn cần biết.
Với trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi con, ngoài việc chứng minh với Tòa án khả năng và điều kiện vật chất, tinh thần của mình thì bạn cũng phải chứng minh được đối phương hoàn toàn không nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho con cái, ví dụ: đối phương có những hành vi bạo lực với con, hay những thái độ không quan tâm, bỏ mặc con, để có thể giành quyền nuôi con.
Dịch vụ tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn
Ngoài ra, việc bạn cần làm là tìm một kênh thông tin trực tuyến có đầy đủ những thông tin về Luật sư cũng như các văn phòng luật uy tín để nhận tư vấn giành quyền nuôi con và trở thành đại diện pháp lý cho bạn.
Nếu muốn tư vấn về giành quyền nuôi con, bạn có thể liên hệ Luật sư Trần Đình Tri theo thông tin sau:
- Điện thoại : 0961 477 522
- Email:
- Địa chỉ: 441/15b Điện Biên Phủ, P.25, Bình Thạnh, Tp. HCM (gần ngã tư Hàng Xanh).
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn: Quyền nuôi con sau ly hôn.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
HỎI: MUỐN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI ĐANG MANG THAI VÀ CON ĐẦU ĐƯỢC 39 THÁNG TUỔI PHẢI LÀM SAO?
Dạ cho em hỏi em đang mang thai được 7 tháng và con đầu của em đã được 39 tháng tuổi, do vợ chồng có nhiều bất đồng nên nay muốn ly hôn thì quyền nuôi con sẽ được phân chia như thế nào? Và trường hợp em muốn nuôi cả 2 con thì phải thoả điều kiện gì ạ? Kính mong quý luật sư giải đáp thắc mắc giúp em sớm nhất có thể ạ! Em xin chân thành cảm ơn!
1. Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn trường hợp muốn giành quyền nuôi con khi đang mang thai và con đầu được 39 tháng tuổi:
Chào bạn!
Về con chung nếu không thỏa thuận được Tòa sẽ giải quyết căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh mỗi bên. Con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ nuôi. Nếu bạn muốn nuôi cả 02 con thì yêu cầu trong đơn và chứng minh các điều kiện nuôi con. Tòa sẽ căn cứ vào đó để xử.
Luật sư Phạm Đức Huy.
2. Luật sư Trương Thành Thiện tư vấn trường hợp muốn giành quyền nuôi con khi đang mang thai và con đầu được 39 tháng tuổi:
Theo thông tin bạn cung cấp, căn cứ quy định của pháp luật liên quan, chúng tôi có ý kiến giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn 81 của luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy: Theo thông tin mà bạn cung cấp và căn cứ pháp lý nêu trên thì con dưới 36 tháng tuổi của bạn sẽ ưu tiên giao cho người mẹ nuôi. Còn đứa nhỏ trên 36 tháng tuổi trường hợp chồng bạn giành quyền nuôi con thì toà án sẽ xem xét điều kiện về vật chất và tinh thần 2 bên cụ thể: nơi ở, thu nhập, thời gian dành cho con...... Từ các điều kiện đó Toà sẽ xem xét giao con cho ai là tốt nhất cho đứa trẻ.
Mời bạn đánh giá luật sư tại iLAW - Cổng thông tin tìm kiếm Luật sư | iLAW (i-law.vn)
Thân chào bạn!
Bạn cần hỗ trợ xin liên hệ qua số điện thoại bên dưới để được giải đáp và tư vấn một cách tốt nhất.
Luật sư Trương Thành Thiện (TLaw.vn)
Số 18 Tầng 2, Đường 2, Khu đô Thị Vạn Phúc, Khu phố 5, Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, TP. HCM
Điện thoại: (028)3727.3355 – DĐ: 0913.723355; CSKH: 0913.883399
Luật sư Trương Thành Thiện.
HỎI: GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN KHI CHỒNG CÓ GIA ĐÌNH KHÁC VÀ SẮP CÓ CON
Thưa luật sư, tôi đã kết hôn được 5 năm. Trong giấy tờ lúc đó tôi có ghi cho người chồng nuôi con và tôi có ghi là cấp dưỡng 1tiệu5 nhưng tôi không có cấp dưỡng vì không có điều kiên đê cấp dưỡng. Nhưng nay chồng tôi đã có gia đình và sắp có con. tôi muốn dành lai quyền nuôi con có được không thưa luật sư?
1. Luật sự PHẠM THỊ NHÀN tư vấn về giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Quy định:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ."
Như vậy, từ thông tin bạn đã cung cấp, thì muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì bạn có thể căn cứ vào việc chồng của bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi sắp có gia đình mới nên không thể quan tâm chăm sóc con.
Để được tòa án giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp ly hôn, bạn cần chuẩn bị những thủ tục sau:
– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
– Quyết định ly hôn;
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao y);
– Giấy khai sinh của con (bản sao y);
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
Để thực hiện quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, bạn phải gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, tham khảo cũng như cần luật sư hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Cộng Đồng Vạn Tín:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT CỘNG ĐỒNG VẠN TÍN
122/46/20 Bùi Đình Túy, phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Văn phòng tiếp khách tại:
07 nguyễn Văn Thủ (lầu 1), Phương Đa Kao, Quận 1, Tphcm
Luật sư Nhàn 0968605706/0909257165
Anh/ chị vui lòng báo trước lịch hẹn 24h và đóng phí tư vấn trực tiếp.
2. Luật sư PHẠM ĐỨC HUY tư vấn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Chào bạn!
Nếu muốn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con bạn phải có căn cứ theo quy định của pháp luật. Nếu con bạn đang ở với chồng cũ của bạn phát triển ổn định, bình thường thì bạn rất khó để thay đổi bạn nhé.
Luật sư Phạm Đức Huy.
3. Luật sư NGUYỄN VĂN TÒNG tư vấn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Chào chị
Theo pháp luật quy định nếu chồng chị vi phạm các nghĩa vụ nuôi con, thì chị có thể giành lại quyền nuôi con của mình. Nếu con được 7 tuổi trở lên thì phải hỏi nguyện vọng của con, ngoài ra chị cần phải có đủ các điều kiện về kinh tế và tinh thần để đảm bảo được giành quyền nuôi con.
Để được tư vấn cụ thể hơn, anh/chị gọi cho Ls Tòng theo SĐT sau đây nhé: 0923 223 756.
Luật sư Nguyễn Văn Tòng.
4. Luật sư TRƯƠNG VĂN TUẤN tư vấn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Chào chị,
Về câu hỏi của chị, Luật sư tư vấn như sau:
Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 qui định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con (Khoản 1);
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây (Khoản 2):
Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
Thứ hai, người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 84 qui định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Căn cứ qui định của pháp luật nêu trên thì chị có quyền yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con từ chồng cũ của chị sang chị. Đồng thời chị phải cung cấp được các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của chị là có căn cứ pháp luật (cụ thể là một trong hai căn cứ nêu tại Khoản 2 Điều 8 nêu trên). Quá trình thụ lý, giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ phải xem xét nguyện vọng của con chị khi cháu bé từ đủ 07 tuổi trở lên.
Về vấn đề chị hỏi thêm, chị có quyền khởi kiện tại Tòa án tại thành phố hay không, trong trường hợp con chị có hộ khẩu tại thành phố, nhưng cháu bé và cha của cháu đang sống ở quê (câu hỏi chị gửi ngày 23/6/2021). Luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ qui định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền Tòa án giải quyết yêu cầu khởi kiện của chị là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang thực tế cư trú (Tức là Tòa án nơi chồng cũ của chị đang thực tế cư trú). Do vậy, khi khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con thì chị phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chồng cũ của chị đang thực tế cư trú tại quê.
Tuy nhiên, căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì chị và chồng cũ của chị có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của chị (nguyên đơn), tức Tòa án thành phố giải quyết. Như vậy, chị chỉ có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án thành phố nơi chị cư trú giải quyết vụ án khi và chỉ khi chồng cũ của chị và chị thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án thành phố giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư.
Trân trọng.
Luật sư TRƯƠNG VĂN TUẤN.
Hỏi: Quyền lợi nuôi con sau ly hôn khi chỉ ở nhà nuôi con mà không đi làm?
Luật sư cho em hỏi với ạ ? Em đang ở nhà nuôi con nhỏ hiện tại chưa có việc làm vậy khi ly hôn em có mất quyền nuôi con không ạ ?
Luật sư NGUYỄN SƠN TRUNG tư vấn về quyền lợi nuôi con sau ly hôn như sau:
Chào bạn!
Theo tinh thần chung của luật hôn nhân và gia đình và nguyên tắc khi xét xử những vụ án hôn nhân đó là: Tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Về nguyên tắc con dưới 3 tuổi thỉ giao cho mẹ...và sau 3 tuổi thì tùy tình hình điều kiện mỗi bên ( vợ và chồng) như thu nhập, môi trường sống, đạo đức, lối sống, trình độ của cha mẹ, ông bà hai bên mà tòa quyết định giao con cho ai để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ nhỏ. Con trên 9 tuổi thi có thể tham khảo ( chỉ là tham khảo) thêm ý kiến của con.
nếu con bạn còn nhỏ dưới 3 tuổi thì khả năng bạn có quyền nuôi con là cao...còn sau đó tùy điều kiện có thể bạn được nuôi con có thể không. Có gì thắc mắc bạn hãy liên hệ với tôi nhé.
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Thanh Thanh tư vấn khi ly hôn quyền nuôi con được phân chia ra sao?
Luật sư Nguyễn Thanh Thanhcó hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tranh tụng, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Lao động, Kinh doanh, Thương mại.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh hiện là Luật sư điều hành của TP Law Firm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia tranh tụng, Luật sư Thanh đã giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách xuất sắc.
HỎI: GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN KHI VỢ ĐANG NUÔI 2 BÉ SINH ĐÔI 1 TUỔI
Từ khóa » Bản Cam Kết Không Giành Quyền Nuôi Con
-
Giấy Cam Kết Quyền Nuôi Con - Luật ACC
-
Mẫu Bản Thỏa Thuận Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn - Công Ty Luật Minh Gia
-
Chong Bat Viet Giay Khong Gianh Quyen Nuoi Con - DanLuat
-
Giấy Cam Kết Quyền Nuôi Con - WIKI LUẬT
-
Cam Kết Không Tranh Chấp Quyền Nuôi Con | Luật Minh Khuê
-
Bản Cam Kết Hôn Nhân Giữa Hai Vợ Chồng Có Giá Trị Pháp Lý Không?
-
Khi Ly Hôn, Cần Chứng Minh Những Gì để Giành Quyền Nuôi Con?
-
Mẫu Đơn Xin Giành Quyền Nuôi Con - Luật Hoàng Phi
-
Mẫu đơn Giành Quyền Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Theo Quy định Mới ...
-
Thủ Tục Giành Quyền Nuôi Con Khi Không đăng Ký Kết Hôn
-
Mẫu đơn Khởi Kiện đòi Lại Quyền Nuôi Con - Luật Long Phan
-
Tranh Chấp Quyền Nuôi Con Khi Không đăng Ký Kết Hôn - LuatVietnam
-
Thỏa Thuận Phân Chia Quyền Nuôi Con được Quy định Như Thế Nào?