Khi Ly Hôn, Cần Chứng Minh Những Gì để Giành Quyền Nuôi Con?
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và vợ tôi lấy nhau được 2 năm và có 1 đứa con. Trong thời gian sinh sống vợ tôi có biểu hiện ngoại tình và tôi có nghi ngờ và quyết định nói chuyện với vợ tôi nhưng chúng tôi không nói chuyện được nhiều thì chúng tôi xảy ra mâu thuẫn và sáng hôm sau cô ấy đã ôm cả con bỏ về nhà mẹ đẻ ở. Được vài ngày tôi lên đón 2 mẹ con về nhưng cô ấy không chịu về cùng tôi và tôi cũng nhiều lần như vậy. Sau 1 tháng thì tôi đón con tôi về ở với tôi.
Sau khoảng thời gian đón, cô ấy về đòi đón con lên nhà cô ấy ở nhưng tôi không đồng ý và cô ấy có những hành động và lời nói vô lễ với bố mẹ tôi và anh chị tôi thậm trí còn cắn tay mẹ tôi chảy máu trong lúc tranh giành con với tôi, còn có cả thuê xã hội đen về để uy hiếp gia đình tôi trong khi đó tôi và gia đình tôi không hề đánh chửi hay thế này thế kia với cô ấy. Đến bây giờ cô ấy đã làm đơn ra tòa nhưng tôi không đồng ý. Và tòa án đã giải quyết cho cô ấy quyền nuôi con. Xin quý tòa cho tôi biết nếu tôi làm đơn kháng cáo có thể được quyền nuôi con không và làm như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, vợ bạn có quyền đơn phương ly hôn với bạn khi có căn cứ chứng minh bạn vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Sau khi giải quyết ly hôn, vợ bạn giành được quyền nuôi con. Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án để thay đổi người nuôi con trực tiếp nếu có căn cứ chứng minh vợ bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc vợ chồng bạn thỏa thuận thay đổi người nuôi con.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại uy tín trên toàn quốc: 1900.6568
Điều kiện nuôi con sẽ xem xét trên 02 điều kiện chính là kinh tế và nhân thân.
– Kinh tế: có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
– Nhân thân: có nhân thân tốt, có lối sống lành mạnh, không có hành vi bạo hành con.
Ngoài ra, Tòa án còn xem xét các điều kiện khác như: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt, điều kiện học tập, thời gian chăm sóc cho con,…
Nếu con bạn từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ hỏi trực tiếp ý kiến của con bạn và dựa trên sự lựa chọn của con bạn.
Như vậy, nếu bạn chứng minh được vợ bạn không đảm bảo được các điều kiện nuôi con thì có thể làm đơn kháng cáo để yêu cầu giành quyền nuôi con tuy nhiên nếu con bạn đang dưới 36 tháng tuổi thì việc giành quyền nuôi con sẽ khó bởi trường hợp con bạn dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao trực tiếp cho vợ bạn nuôi, trừ trường hợp vợ bạn không có điều kiện nuôi con.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con
- 2 2. Cần nói những gì trước Tòa để có quyền nuôi cả hai con?
- 3 3. Vợ chồng có được làm bản cam kết thỏa thuận về quyền nuôi?
- 4 4. Phụ nữ ngoại tình có tư cách giành quyền nuôi con không?
- 5 5. Thay đổi quyền nuôi con khi vợ không có khả năng nuôi con
- 6 6. Giành quyền nuôi con 1 tuổi với chồng
- 7 7. Quyền nuôi con khi chồng không chăm lo cho gia đình
- 8 8. Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?
- 9 9. Điều kiện để có quyền nuôi con khi ly hôn
1. Chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi kết hôn năm 2012, quá trình chung sống xảy ra mâu thuẫn, mẫu thuẫn càng ngày càng gay gắt, chúng tôi quyết định ly hôn. Hai vợ chồng tôi cùng ký vào đơn ly hồn. Tài sản thì chúng tôi không có tài sản chung nên không có yêu cầu chia tài sản chung nhưng, về con gái tôi, cháu năm nay được 1 một tuổi rưỡi tôi và chồng tôi đều muốn nuôi cháu. Thu nhập của chồng tôi nhiều hơn tôi. Vậy liệu tôi có thể giành quyền nuôi con được không ? và thủ tục ly hôn như thế nào
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, anh chị đã thỏa thuận thuận tình ly hôn, không có yêu cầu chia tài sản chung, về quyền nuôi con thì không thỏa thuận được.
Theo quy định của Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, con chị một tuổi rưỡi thì chị hoàn toàn có quyền nuôi cháu.
Thứ hai, về thủ tục ly hôn, hai vợ chồng chị cùng ký vào giấy ly hôn nên thủ tục ly hôn với anh chị là thuận tình ly hôn.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Theo mẫu của từng Tòa)
– Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của một trong hai bên.
– Thời gian giải quyết:
+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý vụ án, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.
+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu Công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
2. Cần nói những gì trước Tòa để có quyền nuôi cả hai con?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng em kết hôn năm 2008 và có hai con trai (một cháu sinh năm 2009 và một cháu sinh năm 2013). Hiện nay, hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn lớn vì chồng em vốn là người cộc cằn thô lỗ ít quan tâm tới vợ con, thường xuyên nhậu nhẹt vô độ và ham mê cá độ bóng đá. Em đã nhiều lần đưa tiền trả nợ với yêu cầu anh ta không chơi nữa nhưng anh ta vẫn chứng nào tật nấy. Vì vậy em quyết định sẽ ly hôn với chồng em. Em có vài câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau:
1. Về tài sản: Vợ chồng em đang ở căn nhà xây năm 2008 trị giá khoảng 800.000.000 đồng. Số này cha mẹ anh ấy cho mượn 400.000.000 đồng, của em 100 triệu đồng, của anh ấy 100 triệu đồng còn lại là đi mượn ngân hàng và đến nay nợ ngân hàng đã trả hết. Như vậy khi ly hôn tài sản này được chia như thế nào ( Số 400 triệu đồng của cha mẹ anh ấy là cho mượn chứ không cho hẳn), ngoài ra em có đưa anh ấy 58 triệu đồng để trả nợ cá độ bóng đá thì em có được quyền đòi lại không thưa luật sư?
2. Về con cái: Cả em và chồng đều đã tốt nghiệp Đại học và đang làm nghề kế toán. Anh ấy làm nhà nước lương 6 triệu đồng/tháng, còn em nhận sổ sách về nhà làm tạm thời mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng. Nay em muốn được tự nuôi hai con nhưng anh ấy không đồng ý vì muốn nuôi đứa lớn. Thật sự em không muốn cháu ở với ba vì anh ấy rất cộc cằn chưa nói tới nhậu nhẹt, cá độ nên em sợ ảnh hưởng tới nhân cách của con sau này. Vậy em muốn hỏi có cách nào để em được tự nuôi hai con, vì bé út còn nhỏ nên em chưa đi làm mà chỉ nhận làm ở nhà. Sau này em sẽ đi làm và làm thêm ở nhà nữa sẽ có thu nhập tốt để nuôi hai con khôn lớn. Như vậy nếu ly hôn em sẽ phải chuẩn bị những gì để nói ra trước tòa để có thể được quyền nuôi hai con thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất về vấn đề tài sản của bạn khi ly hôn:
Khi ly hôn số nợ hai vợ chồng bạn nợ bố mẹ chồng là 400 triệu thì số tiền này hai vợ chồng bạn phải có nghĩa vụ cùng nhau trả số tiền đó theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Điều 60 : Giải quyết quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn:
1. Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp tranh chấp có quyền và nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại điều 27, 37 và điều 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Như vậy hai vợ chồng bạn sau khi ly hôn vẫn phải cùng nhau giải quyết nợ chung của hai vọ chồng đối với bố mẹ chồng nếu hai bạn không có thỏa thuận khác với nhau hoặc với bố mẹ chồng.
Về tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn tài sản chung vợ chồng có thể chia đôi hoăc hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau. Nếu trong trường hợp các bạn không thể tự thỏa thuận với nhau bạn có thể đưa ra tòa để tòa án giải quyết vấn đề tài sản cho hai bạn.
Về số tiền mà bạn đưa cho chồng trả tiền cá độ bóng đá nếu bạn chứng minh được số tiền đó là tài sản riêng của bạn trong hời kỳ hôn nhân có thể đòi trả được tuy nhiên nếu đó là tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì chồng bạn không phải trả số tiền này.
Thứ hai về vấn đề con cái:
Nếu hai bạn không tự thỏa thuận được vấn đề nuôi con hai bạn có thể đưa vấn đề này ra để tòa án giải quyết theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 81: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn.
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
3. Vợ chồng có được làm bản cam kết thỏa thuận về quyền nuôi?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý công ty, mong công ty trả lời giúp vụ việc của em: Em và chồng kết hôn năm 2013, tháng 6/2014 sinh em bé, hiện tại bé được 10 tháng tuổi. Nhưng do hai vợ chồng không hạnh phúc, không thể duy trì cuộc sống hôn nhân. Hiện tại em vẫn chưa muốn viết đơn ly hôn vì em vẫn chưa đi làm lại được, em sợ điều này ảnh hưởng tới quyền nuôi con. Chồng em thì chưa có quyền viết đơn. Hiện tại anh ấy muốn xây nhà trên đất mà anh ấy đã mua trước hôn nhân, nhưng sợ em tranh chấp, nên anh ấy có làm đơn với nội dung em cam kết không tranh chấp gì ngôi nhà đó, vì anh ấy sẽ tự vay tiền xây nhà.
Công ty cho em hỏi là nếu em ký đơn, vậy khoản nợ đó là khoản nợ chung do vay trong thời gian hôn nhân, vậy em có chịu trách nhiệm gì về khoản nợ đó không? Và phần nữa, em muốn làm bản cam kết yêu cầu chồng không tranh giành quyền nuôi con mãi mãi, không biết bản cam kết đó có hiệu lực pháp luật không, và nên viết thế nào? Mong công ty tư vấn giúp em. Nếu lúc ly hôn con em dù dưới 3 tuổi mà em chưa có công việc thì liệu em có quyền nuôi con không?
Luật sư tư vấn:
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, tuy nhiên trong trường hợp này vợ có quyền đơn phương ly hôn, hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho thuận tình ly hôn.
Trường hợp của bạn con mới 10 tháng tuổi, như vậy chồng bạn không có quyền đơn phương ly hôn, nhưng bạn có quyền đơn phương ly hôn. Nếu vợ chồng bạn thỏa thuận được các vấn đề về nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng thì vợ chồng bạn có quyền làm đơn xin thuận tình ly hôn mà không phụ thuộc vào việc con vẫn còn nhỏ.
Đối với vấn đề về thỏa thuận nuôi con và khoản nợ trong thời kì hôn nhân mà bạn hỏi, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, đối với quyền nuôi con:
Điều 81 Luật HN&GĐ 2014 quy định Vợ chồng có quyền thỏa thuận nuôi con sao cho phù hợp với lợi ích của con. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được, thì về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì con sẽ do người cha nuôi nếu người cha đảm bảo được quyền lợi cho con. Có nghĩa là, trong trường hợp bạn không có bất kì nguồn thu nhập nào để đảm bảo việc chăm sóc nuôi dưỡng con thì dù con dưới 36 tháng tuổi bạn cũng khó giành được quyền nuôi con. Nếu bạn chưa đi làm nhưng vẫn có nguồn tài chính để có thể đảm bảo được cuộc sống của con thì dù chồng bạn có thu nhập tốt hơn bạn vẫn được quyền nuôi con.
Sau khi ly hôn, chồng bạn dù không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. (Điều 82)
Về thỏa thuận không giành quyền nuôi con mãi mãi, thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Luật HN&GĐ quy định các bên có thể thỏa thuận việc chăm sóc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn nhưng cũng quy định quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của cha, mẹ (không trực tiếp nuôi con) trong trường hợp cha mẹ có thỏa thuận hoặc thấy rằng người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc bạn thỏa thuận với chồng bạn không được tranh giành quyền nuôi con mãi mãi khiến quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của chồng bạn bị mất đi, như vậy là trái với quy định của pháp luật. Mặt khác, trong trường hợp sau khi ly hôn bạn được nuôi con, nhưng sau một thời gian bạn không còn điều kiện để đảm bảo cuộc sống của con mà vợ chồng bạn thỏa thuận như vậy thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của con.
Do vậy, thỏa thuận không giành quyền nuôi con mãi mãi của vợ chồng bạn sẽ không được Tòa án chấp thuận và sẽ không có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, về khoản nợ vay trong thời kì hôn nhân:
Điều 45 Luật HN&GĐ 2014 quy định về Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:
“Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu như vợ chồng bạn có thỏa thuận rõ ràng rằng khoản vay tiền xây nhà của chồng bạn là khoản vay riêng, tài sản tạo lập sau khi dùng tiền đó để xây nhà là tài sản riêng của chồng bạn thì bạn không có nghĩa vụ, trách nhiệm trả nợ đối với khoản vay đó. Khi phân chia tài sản cũng như phân chia nghĩa vụ tại Tòa án, giấy tờ mà vợ chồng bạn thỏa thuận đó là khoản vay riêng sẽ là chứng cứ Tòa án căn cứ vào để xét xử.
4. Phụ nữ ngoại tình có tư cách giành quyền nuôi con không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thời gian gần đây anh tôi phát hiện người vợ ngoại tình việc này anh tôi báo cho cha mẹ và anh chi em cô ấy nhưng tất cả không thừa nhận, đến 14/6 khi anh tôi cho mọi người xem hình ảnh rồi 1 đoạn quay video trong nhà nghỉ có xe máy và ra quầy tính tiền, vợ của anh tôi cũng thừa nhận, cô ấy còn nói bây giờ không còn yêu anh tôi nữa, và đang yêu người khác là lính dự bị phục vụ trong quân đội.
A tôi muốn ly hôn (vợ anh cũng đồng ý). 2 người có 2 con chung, cháu gái lớn 13 tuổi, cháu trai nhỏ 8 tuổi, tài sản chung không có; chúng tôi sống trên mảnh đất mà cha vợ anh tôi cho bằng miệng từ năm 2001 và 2 vợ chồng anh tôi xây dựng phía trước để ở và kinh doanh tiệm Net, phía sau 3 phòng cho thuê ở trọ, thuộc Cha vợ anh tôi đứng tên. Tôi có gởi anh tôi vào làm ở một ty SX thực phẩm được 10 ngày thu nhập khoảng 6 triệu/tháng.
Xin luật sư tư vấn giúp để anh tôi có quyền nuôi con? Có được chia 1 phần gia trị căn nhà? Đưa đơn thông báo cho cơ quan làm việc của người tình vợ của anh tôi? Có thể truy cứu vợ của anh tôi vi phạm? Làm đơn gì và gởi tới cơ quan thẩm quyền nào? Xin chân thành cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Do đó trong trường hợp của anh bạn, vợ chồng có 2 con, đều trên 7 tuổi nên vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Thông thường toà án sẽ so sánh tương quan giữa hai người về các căn cứ: tình hình tài chính, môi trường sinh hoạt… để quyết định ai sẽ có quyền nuôi con.
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp giữa anh chị bạn về quyền nuôi con thì anh của anh phải chứng minh cho toà án về những lợi thế của mình so với vợ khi nuôi con.
Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình:
“1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Theo đó, nếu vợ chồng bạn có góp sức vào việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung (gắn liền với đất) của gia đình thì khi ly hôn, anh bạn được chia một phần trong khối tài sản chung đó, căn cứ chia sẽ dựa vào công sức đóng góp của anh bạn vào khối tài sản đó, cụ thể ở đây là phần nhà xây dựng phía trước để ở và kinh doanh tiệm Net, 3 phòng cho thuê ở trọ.
Anh trai bạn có thể làm đơn khiếu nại về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng của vợ, tuỳ theo tính chất mà vợ của anh bạn sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 của Bộ luật Hình sự năm 2015:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó“.
Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản”.
5. Thay đổi quyền nuôi con khi vợ không có khả năng nuôi con
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vướng mắc như sau: tôi và vợ tôi chung sống được 3 năm thì do mẫu thuẫn mẹ chồng cũng như việc cô ấy có gian tình bên ngoài nên chúng tôi quyết định ly hôn. Tuy nhiên, việc chúng tôi đang tranh giành ở đây đó là con tôi được 2 tuổi. xin trình bày với luật sư rằng là: tôi đang làm kĩ sư xây dựng, lương cũng được hơn 20 triệu/tháng. Vợ của tôi 22 tuổi nhưng mới học hết cấp 3, nhưng cô ấy xinh và trắng trẻo lắm, cô ấy lại không có việc làm, lại không có ai thân thích ở thành phố, quê cô ấy ở Yên Bái. Như vậy, liệu tôi có thể dành được nuôi con không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề nuôi con, thông thường con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, bạn trình bày cô ấy không có việc làm, lại không có ai thân thích ở thành phố nên cũng được coi là không đủ hoặc khó có điều kiện để trực tiếp trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, việc phân định quyền nuôi con này nếu có tranh chấp phải do tòa án xác định và quyết định.
6. Giành quyền nuôi con 1 tuổi với chồng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có con trai hiện tại cháu được 1 tuổi. Bây giờ tôi chuẩn bị ly hôn. Tôi muốn biết khi ly hôn con trai thuộc quyền mẹ nuôi có đúng không? Trong khoảng thời gian cháu sống với tôi chồng tôi có được giành quyền nuôi con hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“…2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, khi ly hôn Tòa án sẽ xem xét trên hai điều kiện:
– Điều kiện kinh tế: đảm bảo mức thu nhập hàng tháng ổn định, đủ để nuôi con.
– Điều kiện nhân thân: nhân thân tốt, không bạo hành gia đình, có lối sống lành mạnh.
Pháp luật ưu tiên quyền nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi thuộc về người mẹ, nếu chị đảm bảo được 2 điều kiện trên thì quyền nuôi con thuộc về chị.
Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Nếu trong quá trình con chung sống với chị, nếu cha mẹ có thỏa thuận hoặc người cha chứng minh được chị không có đủ điều kiện nuôi con: chị không có thu nhập, chị phạm tội, … thì người chồng có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.
7. Quyền nuôi con khi chồng không chăm lo cho gia đình
Tóm tắt câu hỏi:
Chúng tôi cưới năm 2002. Hôn nhân của chúng tôi đến nay đã được 14 năm. Chồng tôi công việc không ổn định, là người gia trưởng và giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực. Mọi chi phi sinh hoạt gia đình do tôi đảm nhiệm (tôi là một viên chức Nhà nước).Từ năm 2010 chồng tôi mở cửa hàng kinh doanh nhỏ và cũng có thu nhập tương đối (đấy là anh ta khoe với khách và người thân anh ta) và coi thường đồng lương ít ỏi của tôi, nhưng tôi vẫn phải đảm nhiệm chi phí hầu hết mọi khoản.
Anh ta mua đất nhưng không công khai với tôi (sợ phải chia), anh ta bảo tôi không có công trong đó (Vì mua đất của anh ruột anh ta nên tiền đã giao xong nhưng chưa có giấy tờ chuyển nhượng). Chúng tôi có 2 con (1 trai 14 tuổi, 1 gái 4 tuổi). Mọi chi phí cho 2 cháu, tôi là người phải chịu trách nhiệm. Do tôi không thể chịu đựng được cách ăn ở cư xử của anh ta với mẹ con tôi. Chúng tôi đã ly thân được 1 năm, hiện tôi đang nuôi 2 cháu ăn học.
Nay chúng tôi quyết định ly hôn, chồng tôi yêu cầu chia con nhưng nhà đất anh ta không khai và phủ nhận việc mua đất (đất anh ta mua của chính em trai anh ta mới chỉ đưa tiền nhưng chưa làm giấy tờ chuyển nhượng vì họ biết vợ chồng tôi trục trặc). Tôi có quyền được tiếp tục nuôi 2 cháu không? Và tài sản mẹ con tôi có được hưởng không?
Luật sư tư vấn:
* Thứ nhất, vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng:
Ly hôn được coi là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Khi ly hôn thì, tài sản của vợ chồng sẽ được giải quyết theo Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
– Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, nếu bạn có căn cứ chứng minh chồng bạn có mua được mảnh đất trong thời kỳ hôn nhân thì bạn có quyền nêu trong đơn ly hôn hoặc trình bày trước Tòa án nội dung này. Tài sản này hình thành trong thời kỳ hôn nhân, nếu chồng bạn không chứng minh được đây là tài sản riêng của chồng bạn thì được coi là tài sản chung của hai vợ chồng. Nếu là tài sản chung của hai vợ chồng sẽ chia đều cho hai vợ chồng, có tính đến phần công sức đóng góp của hai vợ chồng.
* Thứ hai, vấn đề nuôi con:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:
– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy của pháp luật; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Đối với con trai lớn 14 tuổi thì sẽ tiến hành hỏi ý kiến của cháu, tôn trọng sự lựa chọn của cháu. Đối với con gái nhỏ 4 tuổi, Tòa án sẽ xem xét dựa trên 02 điều kiện chính:
– Điều kiện kinh tế: Một trong hai bên có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
– Điều kiện nhân thân: Có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không có hành vi vi phạm, có lối sống lành mạnh,…
Như vậy, nếu bạn đảm bảo cả 02 điều kiện trên thì bạn sẽ giành được quyền nuôi con nhỏ. Nếu con lớn lựa chọn về ở với mẹ thì chị giành được quyền nuôi cả 02 con.
8. Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng giờ muốn ly hôn nhưng con tôi mới được 8 tháng tuổi. Cả hai đều muốn nuôi con. Xảy ra tranh chấp như vậy liệu tôi có được quyền nuôi con không. Trong khi chồng tôi bị ung thư máu 4 năm không đi làm bố mẹ chồng thì đã gần 60 tuổi zui?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, quyền ly hôn là quyền của cả vợ, chồng khi có căn cứ nhất định.
Nếu như thuận tình ly hôn thì chỉ cần có sự thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc con của hai vợ chồng, nếu không thỏa thuận được quyền nuôi con thì có thể nhờ Tòa án giải quyết việc ly hôn. Còn ly hôn theo yêu cầu của một bên thì chồng không có quyền ly hôn đơn phương khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, pháp luật cho phép vợ có quyền ly hôn đơn phương của người vợ khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Vì con bạn dưới 36 tháng tuổi nên bạn có quyền được nuôi con theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án cũng sẽ xem xét về mặt phẩm chất, đạo đức, tình cảm giữa mẹ con, khả năng kinh tế của bạn có phù hợp, đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con, chăm sóc con hay không.
9. Điều kiện để có quyền nuôi con khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Em năm nay 30 tuổi, vợ em kém 2 tuổi và đã cưới nhau được 4 năm. Hiện nay 2 đứa em có 1 cháu 3 tuổi 5 tháng. Em phát hiện vợ ngoại tình và muốn ly hôn vậy nên em muốn hỏi mình có thể giành quyền nuôi con được không? Chuyện ngoại tình đó em đã phát hiện ra 1 lần năm ngoái và đã cảnh cáo rồi nhưng sự việc vẫn tiếp diễn.
Cách đây hơn 1 tháng vợ em phát hiện bệnh xã hội và nói dối là lây qua khăn tắm ở khách sạn trong khi đi công tác với công ty nhưng hôm nay em phát hiện được giấy xét nghiệm của tình nhân trong cốp xe vợ em và cũng bị bệnh đó. Em chấp nhận tha thứ thêm 1 lần nữa và có vứt bỏ giấy xét nghiệm đi (nhưng may mắn là có chụp ảnh lại) vợ em cũng đang phải điều trị bệnh xã hội này. Em có tra hỏi và vợ đã thú nhận, mọi điều em đều lén ghi âm lại.
Em việc làm ổn định, mức lương tổng khoảng trên 7 triệu để 2 bố con sống cũng đủ vì theo tính toán hàng tháng tiền nhà tiền học là đều em lo, khoản lặt vặt sữa bột thì vợ hay mua (nhà em ở Hà Nội sống chung với bố mẹ em – đứng tên bố em, vợ em cũng nhà tại Hà Nội). Gần đây em lại phát hiện ra vợ vẫn lén lút qua lại với người kia. Em định tìm chứng cứ bằng hình ảnh nhưng chưa có cơ hội.
Vợ em thì lương cũng tầm đó nhưng thưởng cuối năm cao hơn vì làm nhà nước nhưng hiện đang gánh nợ 1 ít vay mượn hộ em trai ở ngân hàng (dưới 100 triệu) và cũng bị giục đòi nhiều lần (lương vợ dành trả ngân hàng cũng hết quá nửa rồi). Em thì vẫn còn tình cảm với vợ nhưng nếu cô ấy đã như vậy em cũng đành đau 1 lần, chỉ tội cho đứa trẻ. Em tự đánh giá mình không cờ bạc rượu chè trai gái. Vậy Luật sư làm ơn tư vấn giúp em một hướng đi hoặc khi ly hôn em có được nhận nuôi con không? Em xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo quy định trên, bạn có quyền ly hôn đơn phương với vợ bạn.
Về quyền nuôi con, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo như bạn trình bày, con bạn trên 36 tháng tuổi, khi ly hôn, nếu hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được ai nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét dựa trên 02 điều kiện chính giữa vợ và chồng là kinh tế và nhân thân.
– Kinh tế: có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
– Nhân thân: có nhân thân tốt, chưa từng phạm tội, không có hành vi vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh.
Theo như bạn nói, vợ bạn có hành vi ngoại tình, bị mắc bệnh xã hội (có chứng cứ), cả hai lần ngoại tình trước bạn đều bỏ qua cho vợ bạn, tuy nhiên vợ bạn lại tiếp tục ngoại tình. Nay vợ bạn đang gánh món nợ riêng là đứng ra vay cho em trai; về phía bạn, bạn có thu nhập ổn định, không có hành vi vi phạm pháp luật thì bạn đang có lợi thế hơn so với vợ bạn về việc giành quyền nuôi con. Khi khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn, bạn cung cấp các chứng cứ chứng minh các điều kiện của bạn đồng thời cung cấp các chứng cứ chứng minh vợ bạn không đảm bảo điều kiện nuôi con.
Từ khóa » Bản Cam Kết Không Giành Quyền Nuôi Con
-
Giấy Cam Kết Quyền Nuôi Con - Luật ACC
-
Mẫu Bản Thỏa Thuận Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn - Công Ty Luật Minh Gia
-
Chong Bat Viet Giay Khong Gianh Quyen Nuoi Con - DanLuat
-
Giấy Cam Kết Quyền Nuôi Con - WIKI LUẬT
-
Cam Kết Không Tranh Chấp Quyền Nuôi Con | Luật Minh Khuê
-
Bản Cam Kết Hôn Nhân Giữa Hai Vợ Chồng Có Giá Trị Pháp Lý Không?
-
Mẫu Đơn Xin Giành Quyền Nuôi Con - Luật Hoàng Phi
-
Cam Kết Không Giành Quyền Nuôi Con
-
Mẫu đơn Giành Quyền Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn Theo Quy định Mới ...
-
Thủ Tục Giành Quyền Nuôi Con Khi Không đăng Ký Kết Hôn
-
Mẫu đơn Khởi Kiện đòi Lại Quyền Nuôi Con - Luật Long Phan
-
Tranh Chấp Quyền Nuôi Con Khi Không đăng Ký Kết Hôn - LuatVietnam
-
Thỏa Thuận Phân Chia Quyền Nuôi Con được Quy định Như Thế Nào?