[Cẩm Nang] 7 Cách Ngâm Chân Chữa Gout Bằng Thảo Dược
Ngâm chân chữa gout bằng thảo dược là phương pháp được nhiều người bệnh tìm kiếm. Nhưng bạn đã thực sự nắm rõ về hiệu quả và cách thực hiện chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
5/5 - (112 bình chọn)- 1. Tác dụng của ngâm chân chữa gout bằng thảo dược
- 2. Cẩm nang 7 cách ngâm chân thảo dược chữa gout
- 2.1. Ngâm chân chữa gout bằng lá lốt
- 2.2. Ngâm chân trị gout bằng lá trầu không
- 2.3. Ngâm chân bằng lá tía tô
- 2.4. Ngâm chân trị gout bằng lá chè xanh
- 2.5. Ngâm chân chữa gút bằng gừng tươi
- 2.6. Ngâm chân bằng muối epsom
- 2.7. Ngâm chân bằng than hoạt tính trị gout
- 3. Đối tượng chống chỉ định
- 4. Lưu ý cho người bệnh
1. Tác dụng của ngâm chân chữa gout bằng thảo dược
Ngâm chân là phương pháp chữa ngoài của đông y. Việc ngâm chân chữa gout bằng thảo dược sẽ tận dụng được những tinh chất của các vị thảo dược để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh. Cụ thể là:
- Giảm đau
- Tăng khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể
- Kích thích lưu thông máu tới khớp bị gout để chữa lành các tổn thương
- Tạo cảm giác thư giãn
Bệnh gút là gì? – Cách nhận biết và phòng tránh
2. Cẩm nang 7 cách ngâm chân thảo dược chữa gout
Cách chữa bệnh gout tại nhà này ít tốn kém lại dễ dàng thực hiện. Dưới đây là 7 cách ngâm chân với các loại thảo dược khác nhau.
2.1. Ngâm chân chữa gout bằng lá lốt
Theo đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp. Do đó chữa bệnh gout bằng lá lốt là bài thuốc dân gian trị bệnh gout khá phổ biến.
- Rửa sạch 30g lá lốt tươi đun sôi với 1 lít nước.
- Đợi đến khi nước nguội bớt thì cho một chút muối vào khuấy đều
- Ngâm chân trong 30 phút mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần.
>>Tham khảo thêm: [5+ cách] chữa bệnh gout bằng lá lốt – Chi tiết về tác dụng của lá lốt
2.2. Ngâm chân trị gout bằng lá trầu không
Tác dụng ngâm chân bằng lá trầu không đến từ đặc tính sát khuẩn, trừ hàn, chống viêm, giảm đau của loại lá này.
- Rửa sạch 7 – 10 lá trầu không bánh tẻ rồi vò nát
- Đun sôi nước rồi thả lá trầu không vào đun thêm khoảng 5 phút nữa.
- Chờ cho nước bớt nóng thì thêm một thìa muối nhỏ để ngâm chân.
2.3. Ngâm chân bằng lá tía tô
Các hoạt chất trong lá tía tô có khả năng ức chế hình thành axit uric. Từ đó giúp giảm nồng độ axit uric trong máu của người bệnh gout.
- Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi cho vào nổi nước đun sôi trong 10 phút.
- Để nước nguội đến 40 độ C thì dùng để ngâm chân.
>>Đừng bỏ lỡ: Chữa bệnh gout bằng lá tía tô – Cây nhà lá vườn
2.4. Ngâm chân trị gout bằng lá chè xanh
Lá chè xanh là một trong những thảo dược ngâm chân trị gout không thể bỏ qua. Ngâm chân bằng lá chè xanh giúp giảm sưng, chống viêm nhờ dồi dào chất phenol.
- Rửa sạch 50g lá chè xanh tươi rồi thái nhỏ
- Cho chè xanh vào nước đun sôi khoảng 5 phút
- Đợi nước nguội bớt rồi ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần.
2.5. Ngâm chân chữa gút bằng gừng tươi
Chất zingiber trong gừng giúp kìm hãm tác nhân gây viêm trong cơ thể. Gingerol trong gừng có tác dụng giảm dẫn truyền tín hiệu đau đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó giúp người bệnh cảm thấy bớt đau hơn.
- Đun sôi nước
- Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, băm nhỏ rồi cho vào nồi nước đun sôi tiếp trong 5 phút.
- Đổ nước ra chậu để nguội tới 40 độ C rồi ngâm chân trong 20 phút.
2.6. Ngâm chân bằng muối epsom
Muối epsom chính là lời đáp cho câu hỏi ngâm chân với gì để giảm cơn đau gout. Theo healthline.com, ngâm chân bằng muối epsom có thể giúp giảm đau do gout.
- Đổ đầy nước ấm vào chậu đủ để ngập bàn chân
- Thêm nửa cốc muối epsom vào chậu nước
- Ngâm chân 30 phút, 2 lần/tuần
- Dưỡng ẩm cho chân sau khi ngâm.
2.7. Ngâm chân bằng than hoạt tính trị gout
Than hoạt tính được tạo thành từ vỏ trấu, xơ dừa hoặc các nguyên liệu hữu cơ khác. Nó có khả năng hấp thụ axit uric trong cơ thể.
- Khuấy đều ½ bát than hoạt tính với 2 lít nước.
- Ngâm chân với nước này trong khoảng 30 phút.
3. Đối tượng chống chỉ định
Theo suckhoedoisong.vn, có một số đối tượng không nên sử dụng phương pháp này. Cụ thể là:
- Có vết thương hở ở chân
- Tắc động mạch, tĩnh mạch
- Vừa bị chấn thương
- Người bị say rượu
- Bệnh nhân tâm thần
- Trẻ em
- Người bị giảm cảm giác nóng, lạnh
- Người bị bệnh tim mạch
- Bệnh nhân tiểu đường
- Phụ nữ có thai
4. Lưu ý cho người bệnh
Để ngâm chân chữa gout bằng thảo dược an toàn, hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành
- Trước khi ngâm chân phải vệ sinh chân sạch sẽ
- Thảo dược phải được hòa tan đều trong nước ngâm trước khi sử dụng.
- Nhiệt độ ngâm vào khoảng 40 – 50 độ C. Nên hơ chân trên chậu nước ngâm trước khi từ từ hạ chân xuống. Điều này sẽ giúp cơ thể làm quen với nhiệt độ.
- Không nên ngâm chân ngay sau khi ăn thay vào đó hãy ngâm trước khi đi ngủ. Vì sẽ giúp người bệnh sẽ ngủ ngon hơn.
- Thời gian ngâm không quá 30 phút.
- Sau khi ngâm cần lau khô và giữ ấm chân.
Các cách ngâm chân chữa gout bằng thảo dược trên đây không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần trợ giúp hãy gọi tới tổng đài tư vấn sức khỏe 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.
XEM THÊM:
- 7+ cách chữa bệnh gout (gút) tại nhà – Tiết kiệm công sức, chi phí
- Kiểm chứng 8+ cách chữa bệnh gút bằng thuốc Nam – Tác dụng của đông y trong điều trị gout
- 5+ Lý do người bệnh gút tin dùng Viên Gout Tâm Bình – Hàng Việt Nam CLC
Từ khóa » Chân Gout
-
Hình ảnh Bệnh Gút Trên Bàn Chân Và Khớp - Vinmec
-
Gout Cấp Và Có Triệu Chứng đau Mỏi Tê Chân Tay Phải Làm Thế Nào?
-
Bệnh Gout (Gút): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Bệnh Gout | Xương (Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp)
-
️ Vì Sao Gout Hay Bị đau ở Khớp Bàn Chân?
-
Những Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Gout Cấp Tính
-
Bệnh Gút - Rối Loạn Mô Cơ Xương Và Mô Liên Kết - MSD Manuals
-
Dấu Hiệu Của Bệnh Gút ở Bàn Chân
-
Biến Dạng Bàn Chân Do Bệnh Gout
-
Nhiều Người Bệnh Gout Nặng Sau Tết - VnExpress Sức Khỏe
-
Đau đốt Ngón Chân Cái Có Phải Bệnh Gout Không?
-
Bệnh Gout (Gout) | NIAMS
-
Lưu ý Cho Người Bệnh Gout Ngày Tết