Dấu Hiệu Của Bệnh Gút ở Bàn Chân
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh cơ xương khớp
Dấu hiệu của bệnh gút ở bàn chân 12/10/2015 - 12:00 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKILê Đình Lương
Phó phụ trách khoa Nội1900 55 88 92Đặt lịch khámGút là bệnh khớp gây đau đớn nhất cho người bệnh, xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao và kết tủa thành muối urat trong các khớp khi gặp điều kiện xúc tác phù hợp. Mặc dù bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở nam giới và phụ nữ sau mãn kinh. Các khớp ở bàn chân là khu vực thường xuyên chịu tác động của bệnh gút. Bằng cách nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh gút ở bàn chân, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời để giảm bớt các triệu chứng liên quan đến tình trạng này.
1. Đau khớp dữ dội
Gút thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay…Cơn đau do bệnh gút gây ra rất dữ dội, nhiều bệnh nhân còn mô tả cảm thấy các ngón chân như đang bị cháy hoặc có mảnh thủy tinh, kim ở trong khớp. Tình trạng này là do các tinh thể muối urat chà xát vào vùng da xung quanh và xương ở đó. Tránh uống rượu sẽ giúp giảm bớt cường độ xuất hiện của các cơn đau do gút.
2. Đau khớp kéo dài
Khi cơn đau dữ dội đã giảm bớt, người bệnh vẫn cảm thấy khó chịu ở các khớp bị ảnh hưởng trong một thời gian dài, cụ thể là vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần. Cơn đau tiếp theo xuất hiện sẽ gây đau nặng nề hơn cũng như cảm giác khó chịu ở các khớp cũng sẽ kéo dài hơn. Giảm cân là một biện pháp được đánh giá là sẽ rút ngắn được thời gian của các cơn đau do gút, tuy nhiên không thể ngăn chặn được hoàn toàn tình trạng này.
3. Tấy đỏ và sưng
Các khớp ở bàn chân bị gút tấn công sẽ bị sưng lên và tấy đỏ. Bởi vì các tinh thể axit uric có thể gây tổn hại cho da và xương, cơ thể sẽ cố gắng ngăn chặn điều này bằng cách cung cấp lớp đệm qua các vùng bị sưng tấy. Để điều trị sưng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid, NSAIDS hoặc corticosteroid.
4. Khớp ấm nóng
Khi sờ vào vùng bàn chân chịu ảnh hưởng bởi gút, người bệnh sẽ cảm thấy ấm nóng. Tình trạng này là vì lưu lượng máu đến các vùng bị ảnh hưởng đã tăng lên. Cơ thể chống lại sự tích tụ của các tinh thể axit uric bằng cách đưa các tế bào máu trắng tới tấn công lại các vật thể lạ xâm nhập bất thường. Điều này gây ra tình trạng các khớp có bệnh gút trở nên nóng ấm. Tuy nhiên tình trạng đau và nóng ấm ở các khớp bị ảnh hưởng sẽ biến mất sau vài ngày.
Bệnh gút có thể tiến triển đến viêm khớp mạn tính, gây biến dạng khớp, hủy hoại khớp. Một số ít có thể bị sỏi thận hoặc nặng hơn nữa là suy thận. Do đó khi phát hiện có các dấu hiệu nêu trên, cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: bệnh goutbệnh gút ở bàn chânbệnh xương khớpBài viết liên quanBệnh gout có thể chữa khỏi không và cách điều trị
Gout là bệnh mạn tính liên quan đến tình trạng dư thừa axit uric trong máu. Bệnh gây...
Giải đáp: Cơ thể có bao nhiêu loại khớp?
Các khớp đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Bộ phận này giúp cơ thể chúng...
Giải đáp: Bệnh gout có thể chữa khỏi không
Gout là một trong những bệnh lý xương khớp có tỷ lệ mắc cao và đang có xu...
Viêm gout cấp tính và những điều cần biết
Viêm gout cấp tính là dạng viêm khớp do sự tích tụ lượng acid uric trong máu tại...
Người mắc bệnh gút kiêng gì và nên ăn gì?
Bệnh gout (bệnh gút) là dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao...
Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì để cải thiện sức khỏe
Các bài tập thoái hóa đốt sống cổ không những có tác dụng trong phòng ngừa bệnh hiệu...
Người mắc bệnh xương khớp có được chơi thể thao không?
Bao nhiêu tuổi thì có nguy cơ bị loãng xương?
Lưng đau nhói mỗi khi bê vác nặng là bị làm sao?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có gây ra biến chứng gì không ạ?
Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp hơn?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán
Tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán thế nào…Triệu chứng và phương pháp phẫu thuật ngón tay lò xo
Khi mắc ngón tay lò xo, người bệnh rất khó khăn trong việc gập hoặc duỗi ngón tay.…Viêm khớp gối là gì và những cách hỗ trợ điều trị
Viêm khớp gối là gì, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị thế nào là vấn đề…Hội chứng hẹp ống cổ tay và những điều cần lưu ý
Hội chứng hẹp ống cổ tay là tình trạng tê, dị cảm, đau nhức các chi do bị…Châm cứu thoái hóa đốt sống cổ: các thông tin tham khảo
Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống…Các bài tập thể dục trị thoái hoá cột sống hỗ trợ chữa bệnh
Thể dục trị thoái hóa cột sống là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Chân Gout
-
Hình ảnh Bệnh Gút Trên Bàn Chân Và Khớp - Vinmec
-
Gout Cấp Và Có Triệu Chứng đau Mỏi Tê Chân Tay Phải Làm Thế Nào?
-
Bệnh Gout (Gút): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Bệnh Gout | Xương (Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp)
-
️ Vì Sao Gout Hay Bị đau ở Khớp Bàn Chân?
-
Những Triệu Chứng Thường Gặp Của Bệnh Gout Cấp Tính
-
Bệnh Gút - Rối Loạn Mô Cơ Xương Và Mô Liên Kết - MSD Manuals
-
Biến Dạng Bàn Chân Do Bệnh Gout
-
[Cẩm Nang] 7 Cách Ngâm Chân Chữa Gout Bằng Thảo Dược
-
Nhiều Người Bệnh Gout Nặng Sau Tết - VnExpress Sức Khỏe
-
Đau đốt Ngón Chân Cái Có Phải Bệnh Gout Không?
-
Bệnh Gout (Gout) | NIAMS
-
Lưu ý Cho Người Bệnh Gout Ngày Tết