Cảm Nhận Bài Ca Dao Rủ Nhau Xem Cầu Thê Húc - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Thăng Long – Hà Nội là trái tim đất Việt, là nơi ngàn năm văn vật, nơi đất thiêng “rồng cuộn hổ-ngồi”. Thơ văn chữ Hán chữ Nôm của tổ tiên ông cha ta đã dành cho Thăng Long – Hà nội một địa vị vô cùng sang trọng. Văn học dân gian đã có nhiều bài ca dao rất hay rất đẹp nói về Kinh Kì mến thương.
Ai ở gần hay ở xa, chưa từng đến Hà nội, thế mà tưởng như đang dạo bước khắp 36 phố phường khi được nghe một người nào đó ngâm, người nào đó hát:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”
Mở đầu bài ca là hai chữ “rủ nhau”. “Rủ nhau” là gọi nhau cùng đi, đông vui hồ hởi. Ca dao có nhiều bài sử dụng hai tiếng "rủ nhau”’. “Rủ nhau ra tắm hồ sen…”, “Rủ nhau xuống bể mò cua..”, “Rủ nhau lên núi đốt than…”, “Rủ nhau chơi khắp Long Thành..’.”. Dù cuộc đời còn nhiều mưa nắng, nhưng dân quê vẫn “rủ nhau’ lên đường, đi xem hội, đi kiếm sống, ở trong bài ca dao này là rủ nhau đi tham quan Hà Nội. Chữ “xem” được điệp lại ba lần, vừa gợi tả niềm khao khát say mê, vừa mở lòng đón chờ vẫy gọi:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chừa Ngọc Sơn”
Kiếm Hồ là HỔ Hoàn Kiếm, nơi Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. Một cảnh đẹp, một vùng đất thiêng của đất “Rồng bay lên Cầu Thê Húc là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn còn gọi là đền Ngọc Sơn là một nét dẹp cổ kính của Hồ Gươm. Hai câu đầu bài ca mở ra trong tâm hồn chúng ta nhiều liên tưởng, cùng nhau khám phá ra bao kì tích, huyền thoại của Hồ Hoàn Kiếm mà thời gian không thể làm phai mờ.
Không gian nghệ thuật được mở rộng, được đón chào. Càng “xem” càng thấy lạ và rất thú vị:
“Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”
Hai chữ “chưa mòn" là linh Hồn của bài ca dao này. Đài Nghiên Tháp Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn năm, qua bao thăng trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt
Nam ta ngày một trở nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông núi của nhân dân.
Câu kết là một câu hỏi tu từ. “Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, mán mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh, như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước” (“Đất nước”)
Lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn nhân dân đã được nói lên một cách xúc động qua câu hỏi tu từ. Cảm xúc như nén lại: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.
Có thể coi bài ca dao “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Bốn câu ca dao 28 chữ mà nêu lên được năm cảnh đẹp của Hà Nội mến yêu: cảnh Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Bút pháp liệt kê và điệp ngữ như mở rộng, như tô đậm bao thắng cảnh, càng xem càng thích thú. Tình yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước là cảm hứng của bài ca.
Như kẻ uống nước nhớ nguồn, ta biết được tác giả bài "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” là của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải (1894 – 1983). Bài ca được in trong mục “Phong dao” của tác, phẩm “Duyên nợ phù sinh”, xuất bản năm 1920.
Từ khóa » Ca Dao Về Rủ Nhau
-
Những Câu Ca Dao Bắt Đầu Bằng Từ Rủ Nhau - Diễn Đàn Chia Sẻ
-
Câu Ca Dao Có Mô-típ " Rủ Nhau" - Selfomy Hỏi Đáp
-
Tìm Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Bắt đầu Bằng "Thân Em" Và "Rủ Nhau"
-
Tìm Các Câu Ca Dao Phú Thọ Bắt đầu Bằng Cụm Từ " Rủ Nhau ...
-
Tục Ngữ Về "rủ Nhau" - Ca Dao Mẹ
-
Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ
-
Giải Thích Bài Ca Dao "Rủ Nhau Xuống Bể Mò Cua ..."
-
Phân Tích Bài Ca Dao “Rủ Nhau đi Cấy đi Cày” - Thi Viện
-
Bình Giảng Bài Ca Dao “Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ” - Thi Viện
-
Ý Nghĩa Bài Ca Dao: Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ...
-
Giải Thích Câu Ca Dao: "Rủ Nhau Xuống Bể Mò Cua, Đem Về Nấu Quả..."
-
Phân Tích Bài Ca Dao Rủ Nhau đi Cấy đi Cày Bây Giờ Khó Nhọc Có Ngày ...
-
Nêu Nội Dung, Nghệ Thuật Bài Ca Dao Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ....