Ý Nghĩa Bài Ca Dao: Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ...
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa bài ca dao: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ…”
- Mở bài:
Ca dao dân ca là tiếng nói hồn hậu, là tiếng hát chân thành của con người bình dân đối với cuộc sống. Qua mỗi bài ca dao, người bình dân muốn gửi gắm trong đó tấm lòng mến yêu thắm thiết đối với cuộc đời, với quê hương, đất nước. Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ... thể hiện sâu sắc tình cảm ấy
- Thân bài:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Bài ca dao mở đầu bằng mô típ rất quen thuộc “rủ nhau”. Người dân lao động thường gọi nhau, đi cùng nhau trong lao động và trong lúc vui chơi. Ca dao đã phản ánh hoạt động sinh hoạt tập thể, công đồng đó bởi người rủ và người được rủ chắc hẳn phải là những người thân thiết. Họ muốn sát cánh bên nhau trong lao động. Họ muốn chia sẻ với nhau những niềm vui và những ước mơ cho nên họ mới “rủ nhau”.
Ở bài ca dao này, con người muốn chia sẻ với nhau niềm vui được chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn vẻ đẹp của “cảnh Kiếm Hồ”, “cầu Thê Húc”, “chùa Ngọc Sơn”, “đài Nghiên”, “tháp Bút…”, những cảnh đẹp của thủ đô. Vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội chỉ được gợi đến qua các địa danh nhưng âm vang từ đó là cả một bề dày của truyền thống văn hóa. Hồ Hoàn Kiếm gợi đến Truyền thuyết hồ Gươm, đến một dân tộc chuộng hòa bình. Chùa Ngọc Sơn là vẻ đẹp linh thiêng của Hà Nội ngàn năm văn hiến, còn Đài Nghiên, tháp Bút bất tử mãi mãi là biểu tượng của truyền thống hiếu học của dân tộc.
Câu thơ kết cất lên như sự thăng hoa của cảm xúc tự hào: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này”. Như vậy, Hà Nội chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của cả nước. Nó vừa là vẻ đẹp tự nhiên vừa là vẻ đẹp linh thiêng trong tâm hồn dân tộc. Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng thể hiện lòng biết ơn, sự thành kính của con người đối với lớp lớp cha ông đã dày công bồi đắp công trình.
- Kết bài:
Người xây dựng nên non nước này là cha ông ta xưa kia những cũng chính là chúng ta ngày nay. Bởi thế, câu ca dao “rủ nhau xem cảnh kiếm hồ…” cất lên vừa gửi gắm lòng biết ơn công lao cha ông nhưng cũng vừa nhắc nhở thế hệ mai sau phải biết tiếp nối truyền thống cha ông giữ gìn, bảo vệ và dựng xây non nước.
Từ khóa » Ca Dao Về Rủ Nhau
-
Những Câu Ca Dao Bắt Đầu Bằng Từ Rủ Nhau - Diễn Đàn Chia Sẻ
-
Câu Ca Dao Có Mô-típ " Rủ Nhau" - Selfomy Hỏi Đáp
-
Tìm Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Bắt đầu Bằng "Thân Em" Và "Rủ Nhau"
-
Tìm Các Câu Ca Dao Phú Thọ Bắt đầu Bằng Cụm Từ " Rủ Nhau ...
-
Tục Ngữ Về "rủ Nhau" - Ca Dao Mẹ
-
Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ
-
Giải Thích Bài Ca Dao "Rủ Nhau Xuống Bể Mò Cua ..."
-
Phân Tích Bài Ca Dao “Rủ Nhau đi Cấy đi Cày” - Thi Viện
-
Bình Giảng Bài Ca Dao “Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ” - Thi Viện
-
Giải Thích Câu Ca Dao: "Rủ Nhau Xuống Bể Mò Cua, Đem Về Nấu Quả..."
-
Phân Tích Bài Ca Dao Rủ Nhau đi Cấy đi Cày Bây Giờ Khó Nhọc Có Ngày ...
-
Cảm Nhận Bài Ca Dao Rủ Nhau Xem Cầu Thê Húc - Hoc247
-
Nêu Nội Dung, Nghệ Thuật Bài Ca Dao Rủ Nhau Xem Cảnh Kiếm Hồ....