Cảm Nhận Bài Thơ Tự Tình 2 Hay Nhất (5 Mẫu) - Văn 11

Cảm nhận bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương gồm 9 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo 2 gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay ấn tượng nhất.

Bài thơ Tự tình II được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, viết theo ngôn ngữ môn thuần việt. Vì thế cấu trúc bài thơ cũng được chia thành bốn phần đề, thực, luận, kết. Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi vào bi kịch. Vậy sau đây là 9 bài cảm nhận Tự tình 2 hay nhất mời các bạn cùng theo dõi.

Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

  • Dàn ý cảm nhận bài thơ Tự Tình 2
  • Dàn ý cảm nhận Tự Tình 2
  • Cảm nhận bài Tự tình - Mẫu 1
  • Cảm nhận Tự tình 2 đạt điểm cao - Mẫu 2
  • Cảm nhận Tự tình 2 - Mẫu 3
  • Cảm nhận Tự tình 2 - Mẫu 4
  • Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Mẫu 5
  • Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Mẫu 6
  • Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Mẫu 7
  • Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Mẫu 8
  • Cảm nhận bài Tự tình 2 - Mẫu 9

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tự Tình 2

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương: “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

2. Thân bài

– Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ

  • Hoàn cảnh:
  • Thời gian nghệ thuật: đêm khuya.
  • Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian.
  • Tâm trạng buồn tủi của nữ sĩ:

- Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận.

“Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn.

– Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất

  • Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá hiên ngang tồn tại đầy mạnh mẽ: : “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”.
  • Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu:

- Làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây.

- Ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả.

– Bài thơ kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi.

  • “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm.
  • Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân.
  • Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại.

3. Kết bài

Khái quát giá trị của bài thơ: Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữ vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

Dàn ý cảm nhận Tự Tình 2

1. Mở bài

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương thường có giọng thơ khinh bạc, mỉa mai. Bên cạnh giọng thơ khinh bạc ấy, ta lại bắt gặp một trong những bài thơ tả cảnh ngụ tình khác sâu sắc và ý tứ chân thành nhằm giãi bày tâm sự của mình. Bài thơ Tự tình II là một trường hợp như vậy!

2. Thân bài

a. Đêm khuya cô đơn

- Hai câu đề là cảnh đêm về khuya, tiếng trống canh từ xa văng vẳng và dồn dập đổ về. Trong thời điểm ấy, nhân vật trữ tình lại trơ trọi đáng thương và “cái hồng nhan” đã cụ thể hoá một cá thể đang cô đơn, thao thức và dằn vặt.

- Hồng nhan nhằm để nói “phái đẹp” nhưng lại được trước nó là trạng từ “trơ”, khiến cho câu thơ đậm đặc cái ý chán chường. Rồi lại “cái hồng nhan” thì quả là khinh bạc.

- Lấy “hồng nhan” mà đem đối với “nước non” thì quả thật là thách thức nhưng cũng thật sự là mỉa mai, chua chát. Phép tiểu đối thật đắt và thật táo bạo nhưng phù hợp với tâm trạng đang chán chường, trong hoàn cảnh đang cô đơn, trơ trọi. Nỗi cô đơn ngập đầy tâm hồn đến mức phải so sánh nó ngang bằng với các hình tượng của thiên nhiên tạo vật.

Hai câu thơ diễn tả tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng. Đó là nỗi dằn vặt và sắp bộc lộ, giãi bày một tâm sự.

b. Cảnh ngụ tình

- Đến hai câu thực ta nghe thoảng men rượu từ cơn say trước đó nhưng đã thoảng bay đi. Hương rượu chỉ sự thề hẹn (gương thề, chén thề) nhưng hương đã bay đi dù tình còn vương vấn. Cá thể đã tỉnh rượu nên càng nhận ra nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời.

- Trăng gợi lên mối nhân duyên, nhưng trăng thì “khuyết chưa tròn”, ngụ ý tình duyên chưa trọn, không như mong ước, khi mà tuổi xanh đã lần lượt trôi đi.

- Hai câu luận là nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình.

Hình ảnh hết đám rêu này đến đám rêu khác “xiên ngang mặt đất” như trêu ngươi nhà thơ. Rêu phong là bằng chứng về sự vô tình của thời gian, nó là hiện thân của sự tàn phá chứ không phải chở che cho tuổi đời. Thế rồi nhà thơ bực dọc vì tuổi xuân qua mau, đời người ngắn ngủi, nhỏ bé, nên:

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

“Mấy hòn đá” không những đứng sừng sững ở chân mây mà còn “đâm toạc” thể hiện thái độ ngang ngạnh, phản kháng, ấm ức của nhà thơ về duyên tình lận đận...

c. Lời than thở

- Lời than thở cùng chính là chủ đề của bài thơ. Năm tháng cứ trôi qua, xuân đi rồi xuân lại mà duyên tình vần chưa được vuông tròn. Xuân thì đi rồi trở lại với thiên nhiên đất trời, nhưng lại vô tình, phũ phàng với con người.

- Kẻ chung tình không đến, người chung tình thì cứ chờ đợi mỏi mòn mà thời gian thì cứ trôi đi, tuổi xuân tàn phai. Mảnh tình quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là “san sẻ tí con con”. Câu thơ cực tả tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thê trữ tình.

3. Kết bài

- Có đa tình mới tiếc xuân, trách phận và mới có giọng tự tình. Giọng thơ đầy đù cả sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng rồi kết bằng chua chát, chán chường vì tình duyên chưa trọn.

- Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ mà vẫn gần gũi với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công ngày ấy. Đó là một xã hội đã làm cho biết bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và khổ đau.

Cảm nhận bài Tự tình - Mẫu 1

Hồ Xuân Hương, nữ sĩ nổi tiếng thế kỉ XVIII đã được nhà thơ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà chúa thơ Nồm”. Theo giai thoại lưu truyền trong dân gian thì bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Tuy thế, đường tình duyên của nữ sĩ lại vô cùng lận đận, mấy lần lấy chồng đều không toại nguyện, vì thế mà bà luôn sống trong tam trạng cô đơn. Bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) có lẽ được sáng tác trong hoàn cảnh ấy.

Trong một ngày thì lúc hoàng hôn hay đêm khuya thanh vắng thường dễ gợi buồn nhất. Với những người đa cảm như Xuân Hương, đây là thời điểm mình sống thực với lòng mình và chắc là tâm trạng của bà sau bao sóng gió cuộc đời cũng chẳng khác mấy tâm trạng Thuý Kiều khi một mình một bóng trước ngọn đèn khuya: Khi tĩnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa !

Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non”.

Bước chân của đêm tối mới nặng nề, chậm chạp làm sao! Chậm chạp nhưng nó vẫn đi, còn tâm trạng buồn thương của con người trong đêm khuya thì lắng đọng và chốc chốc lại như dồn như thúc, như chồng chất thêm lên khiến cho lòng càng nặng trĩu. Nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hổng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Nhưng lại gọi với ý mĩa mai là cái hổng nhan thì nữ sĩ đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác. Chao ôi! Biết bao là xót xa, hờn tủi trong cách gọi bất bình thường ấy! Lại còn trơ ra đó với nước non, có nghĩa là đã chai sạn mọi cảm giác, cảm xúc chứ không phải là trơ trọi trước cảnh nước non dào dạt sức sống, sức yêu. Đó là tình cảnh và tâm trạng bi đát của nữ sĩ ở giờ khắc đặc biệt này.

Tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy:

“Chén rượu hương đưa say lại tĩnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Muốn mượn chén rượu thdm để say cho quên hết mọi đau khổ, bẽ bàng, lỡ lầm, dối trá… nhưng khổ nỗi không sao quên được. Hết say lại tỉnh mà bao hững hờ, dối trá của người đời vẫn sờ sờ ra đó và nỗi bẽ bàng, đau khổ của mình thì cũng cứ còn nguyên. Ước mong có được một mảy may bù đắp, một chút an ủi mà nào có được! vầng trăng bóng xế giống như đời mình đã ngả chiều. Chờ đợi mỏi mòn mà ước mong cũng như vầng trăng kia cứ khuyết chưa tròn. Vậy thì biết đến bao giờ trăng mới tròn, hỡi trời !

Tĩnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Niềm tin của nữ sĩ vẫn còn, trước hết là tin ở lòng mình, sức mình. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu trong đá:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đámĐâm toạc chân mấy, đá mấy hòn”.

Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng

định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu. đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt của thiên nhiên. Mình là con người nên đâu có thể dễ dàng biến thành gỗ đá được?

Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tĩnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Khổ nỗi, thực tế xã hội với bao dối trá, lạnh nhạt, chưa kể áp bức, bất công… vẫn nhơn nhơn còn đó. Mà trái tim luôn rạo rực cảm xúc của nữ sĩ đâu có chịu im tiếng. Nó có nhu cầu cấp thiết là được bày tỏ và chia sẻ:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con!”

Ngày tháng cứ tuần tự trôi qua. Xuân đi xuân lại lại theo nhịp tuần hoàn của đất trời, nhưng trước đôi mắt đầy tâm trạng của nữ sĩ thì nó lại như một sự cố tình trêu ngươi, vì mùa xuân của đời người chỉ có qua đi mà không bao giờ trở lại. Vậy thì có đáng buồn, đáng chán hay không? Ngẫm đến mình thì tuổi xuân trôi qua đã lâu, tình thì chỉ còn một mảnh. Cụ thể hoá tình yêu đến như thế thì quả là nữ sĩ không chỉ chán chường mà còn ngao ngán đến cực độ. Tuy nhiên vẫn chưa phải là tuyệt vọng. Dẫu tình yêu, tình đời chĩ còn một mảnh tí con con nhưng nữ sĩ vẫn muốn ,tiếp tục đem san sẻ với mong ước chân thành là để cho nhân tình thế thái đỡ xanh như lá, bạc như vôi. Đọc kĩ câu thơ, ta nghe như nỗi hờn giận, đau xót thấm đến tận chân tơ kẽ tóc, đến từng tế bào nhưng nữ sĩ vẫn không nguôi hi vọng.

Bài thơ Tự tình 2 in đậm dấu ấn cá tính và phong cách thơ Xuân Hương. Đúng là bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hể bi lụy. Cốt cách cứng cỏi, tâm hổn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa lồ tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy- Dù buồn đến đâu thì nữ sĩ vẫn đắm say, thiết tha với cuộc sống. Đó là điều cốt lõi rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm”.

Cảm nhận Tự tình 2 đạt điểm cao - Mẫu 2

Thơ là thư kí của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn thi sĩ. Nó phản ánh cuộc sống của con người, xã hội, để qua đó người nghệ sĩ bộc bạch nỗi lòng mình. Hay nói cách khác, mỗi bài thơ chính là tiếng hát của trái tim, được thể hiện như một hình thức nghệ thuật cao quý, tinh vi. Trong những nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Xuân Diệu… Hồ Xuân Hương nổi lên như một hiện tượng văn học độc đáo. Được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, Xuân Hương đem “tiếng lòng” của mình và những người phụ nữ xã hội xưa vào thi ca. Bà có cuộc đời và tình duyên éo le, trắc trở nên đã mượn ngòi bút để cất lên tiếng nói thương cảm cho thân phận người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều bài thơ giá trị như “Bánh trôi nước”, “mời trầu”… Tiêu biểu trong đó là “Tự tình II”. Bài thơ đã bộc lộ tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc trong tâm hồn nhà thơ.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mối tình san sẻ tí con con.”

“Tự tình II” Nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng cái đặc sắc ở đây là tác giả không viết bằng chữ Hán mà là chữ Nôm. Bà đã “Việt hóa” thể thơ của người Hoa để bộc lộ suy nghĩ người Việt, tâm hồn người Việt. Đúng như giáo sư Lê Trí Viễn từng nói: “Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, Đường luật mất hẳn cốt cách quý tộc mà ngoan ngoãn cung hiên vần điệu cần xứng của mình cho và sử dụng theo ý muốn”. Nhan đề “Tự tình” của bài thơ là tự bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm của mình, hay nói cách khác, đây chính là sự hé mở nỗi lòng khó nói của tác giả.

Hai câu đề đã mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Đêm đã về khuya, là khi tác giả đang thao thức trong nỗi cô đơn, đợi chờ. Tính từ “văng vẳng” đã được nữ sĩ sử dụng rất tự nhiên, tinh tế, khiến ta cùng lúc nhận ra không gian vừa mênh mông vừa vắng lặng lúc nửa đêm. Ở đây, Xuân Hương đã khéo léo sử dụng bút pháp nghệ thuật quen thuộc của thi pháp cổ điển là lấy động tả tĩnh. “Trống canh dồn”, tiếng trống canh thôi thúc, gấp gáp, liên hồi thể hiện bước đi dồn dập của thời gian. Tiếng trống của tâm trạng – tâm trạng rối bời vì thời gian trôi qua nhanh có nghĩa là tuổi xuân của nhà thơ cũng qua mau. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống điểm canh là cách cảm nhận rất đỗi Á Đông. Đó là thời gian tâm lí thấm đậm chất trữ tình. Đêm khuya là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, đó lại cũng là lúc lòng người sâu lắng nhất, là lúc con người đối diện với chính bản thân mình. Mở đầu bài thơ, ta đã cảm nhận được cái buồn man mác len lỏi trong từng câu chữ được gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống văng vẳng không quá gần mà lại nghe thấy cái nhịp “dồn” vội vàng , gấp gáp… Bởi, đó là tiếng trống gợi sự bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó được nghe bằng tâm trạng của người phụ nữ mang tâm thức cô đơn, ám ảnh trước thời gian. Không gian và thời gian đã được mở ra như thế, rất tài tình và tinh tế. Nhà thơ đã cảm nhận sự bẽ bàng của duyên phận qua câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu gây ấn tượng mạnh mẽ. “Trơ” là tủi hổ, là bẽ bàng. Thêm vào đó là hai từ “hồng nhan” là để chỉ sắc đẹp của người con gái, mà lại đi với từ “cái” thì thật rẻ rúng, mỉa mai. Cái hồng nhan “trơ” ra với nước non, với không gian, thời gian. Câu thơ đã gợi lên sự hồng nhan bạc phận. Vì vậy, nỗi xót xa càng thấm thía, đau xót. Nhịp điệu 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh sự bẽ bàng. Trong văn cảnh này, chữ “trơ” không chỉ là tủi hổ, bẽ bàng mà còn là thách thức. “Từ “trơ” kết hợp với nước non thể hiện sự bền gan, thanh đố. Như vậy ở đây ra thấy được bên cạnh nỗi đau Xuân Hương là bản lĩnh Xuân Hương.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Ở hai câu đề, nữ thi sĩ đã tái hiện cho chúng ta thấy một không gian vắng lặng lúc đêm khuya. Trong thời khắc ấy, khi chủ thể trữ tình vẫn còn thao thức chưa ngủ ắt hẳn có điều gì trăn trở. Như thách thức số phận, nhà thơ mượn rượu để quên đi nỗi sầu. Cụm từ “say lại tỉnh” như là một vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại, tình duyên như trở thành trò đùa, càng say lại càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận. Mong muốn chút niềm an ủi từ thiên nhiên, cảnh vật, tác giả dùng câu thơ tả cảnh ngụ tình. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa ánh trăng và con người. Cảnh tình của Xuân Hương được thể hiện qua hình ảnh thơ chứa đựng sự éo le: Trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên còn chưa trọn vẹn. Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua để chỉ còn “phận hẩm duyên ôi”. Sự đối lập giữa “say”-“tỉnh”, “khuyết”-“tròn” đã gợi lên cho người đọc cảm giác chông chênh, không xác định được ranh giới giữa không và có, say và tỉnh. Cặp từ trái nghĩa đã giúp ta nhận ra được điều đó giữa hi vọng mong manh về hạnh phúc và hiện thực phũ phàng.

Từ hình ảnh “vầng trăng” nhà thơ bắt đầu chuyển sang mượn thiên nhiên để miêu tả tâm trạng:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”

Hai câu thơ tả cảnh được cảm nhận qua tâm trạng cũng như mang theo nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật bé nhỏ như đám rêu kia cũng không chịu mềm yếu, khuất phục mà phải xiên ngang mặt đất trỗi dậy mạnh mẽ. Đá đã rắn chắc lại phải cứng cáp hơn để “đâm toạc chân mày”. Biện pháp đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của cỏ cây, cũng như sự phẫn uất trong tâm trạng. Không chỉ vậy những động từ mạnh “xiên, đâm” cũng được kết hợp với bổ ngữ “ngang”, “toạc” độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang trái. Điều đó đã thể hiện một phong cách Xuân Hương, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng, không khuất phục trước số phận đau khổ, muốn vươn lên bằng chính sức sống mãnh liệt của mình. Với tài năng sử dụng từ ngữ, hình ảnh mạnh mẽ, táo bạo, lấy cảnh ngụ tình, hai câu thơ đã gợi lên cảnh vật sinh động, đầy sức sống. Đó cũng chính là tâm hồn đầy sức sống, cõi lòng nhiều khao khát của Xuân Hương.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mối tình san sẻ tí con con.”

Đến hai câu kết, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch hết nỗi cay đắng của đời người. “Ngán” là ngán ngẩm với nỗi đời éo le, với vòng xoáy của số phận. Từ “xuân” nay mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân qua đi rồi lại trở lại với thiên nhiên, với muôn nghìn cây cỏ, hoa lá. Nhưng, với con người thì tuổi xuân qua là không bao giờ quay trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng mang hai ý nghĩa khác nhau. Từ “lại” thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ “lại” thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. “Mảnh tình” đã bé lại phải “san sẻ” thành ra ít ỏi, chỉ còn “tí con con” nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ kết thúc trong nỗi xót xa, mỉa mai đến tội nghiệp của “cái hồng nhan” trong xã hội phong kiến xưa. Câu thơ là nỗi lòng của người phụ nữ vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Vì vậy, ý nghĩa nhân văn của bài thơ càng sâu sắc, thấm thía hơn.

Trái tim Xuân Hương đã thức giấc để đập nhịp cùng những tâm hồn của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương đối với văn học là quá khứ, nhưng bài học và những cảm xúc mà bà mang lại cho thế hệ ngày nay vẫn tồn tại, hiện hữu. Đó là bài học về sự vượt qua khó khăn, chiến thắng đau khổ. Cuộc đời nữ sĩ Xuân Hương đã hai lần chồng và đều thất bại, nhưng trong tim bà vẫn giữ nguyên nhịp đập hy vọng về hạnh phúc và tình yêu.

Tự tình II là bài thơ tự than thân, tự bộc lộ, tự bày tỏ nỗi lòng của người phụ nữ lận đận tình duyên nhưng luôn khao khát có được một tình yêu trọn vẹn, xứng đáng với tấm chân tình của mình. Đặc sắc trong bút pháp của nữ sĩ cho thấy tài năng thi ca của tâm hồn, với việc sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, thủ pháp tả cảnh ngụ tình, dùng động từ mạnh kết hợp với đảo ngữ và các từ láy càng làng cho bài thơ trở nên sâu sắc, thấm đẫm cái ý cái tình của người phụ nữ.

Những hình ảnh giản dị với tâm trạng uất ức, xót xa cho số phận hẩm hiu và cũng là bi kịch, khát vọng hạnh phúc của Xuân Hương nói riêng hay chính người phụ nữ phong kiến nói chung. Bài thơ đã truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Dù sống trong hoàn cảnh cay nghiệt nhưng con người vẫn cố gắng vươn lên, thay đổi số phận, mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tự tình II mà Hồ Xuân Hương để lại sẽ vẫn có giá trị đến muôn đời. Quả thật, Xuân Hương rất xứng đáng với danh xưng “Bà chúa thơ Nôm” khi đã để lại cho đời những áng văn bất hủ.

Cảm nhận Tự tình 2 - Mẫu 3

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là “bà chúa thơ nôm”. Bà là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời đầy éo le, bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà vẫn rất trữ tình. Một trong những bài thơ tiêu biểu viết về tâm trạng, nỗi niềm của người phụ nữ trước duyên phận, cuộc đời mình là “Tự tình” (II). Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.Trơ cái hồng nhan với nước non.Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mảnh tình san sẻ tí con con.

“Tự tình” (II) là bài thơ thuộc chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của bà. Đây là chùm thơ nữ sĩ viết để tự kể nỗi lòng, tâm tình của mình. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với bố cục bốn phần: đề, thực, luận, kết. Bài thơ thể hiện thái độ, tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước thực tại đau buồn, tuy vậy, bà vẫn gắng gượng vươn lên, nhưng rồi vẫn rơi vào bi kịch. Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể đoán bài thơ được sáng tác khi bà đã gặp phải những éo le, bất hạnh trong tình duyên.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người phụ nữ không ngủ, một mình ngồi giữa đêm khuya:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non.”

Giữa đêm khuya, người phụ nữ thao thức không ngủ được và nàng nghe âm thanh tiếng trống canh dồn dập. “Đêm khuya” là thời gian của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp gia đình, vậy mà ở đây, trớ trêu thay, người phụ nữ lại đơn độc một mình. Nàng cô đơn quá nên thao thức không ngủ, nàng nghe âm thanh tiếng trống canh “văng vẳng”. Từ láy này miêu tả âm thanh từ xa vọng lại. Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, người đọc cảm nhận được không gian đêm khuya tĩnh lặng, im lìm và người phụ nữ thật cô đơn, tội nghiệp. Trong xã hội xưa, tiếng trống canh là âm thanh dùng báo hiệu thời gian một canh giờ trôi qua. Nữ sĩ nghe âm t tiếng trống canh “dồn” – tiếng trống dồn dập, khẩn trương – có lẽ là vì nàng đang ngồi đếm thời gian và lo lắng thấy nó trôi qua một cách dồn dập, tàn nhẫn. Nó chẳng cần biết tuổi xuân của nàng sắp vuột mất mà nàng thì vẫn đang phải “trơ cái hồng nhan” ra giữa “nước non”. Dường như, nỗi cô đơn, xót xa ấy luôn dày vò nữ sĩ nên thời gian trở thành nỗi ám ảnh không nguôi trong tâm hồn bà. Trong chùm “Tự tình”, nỗi ám ảnh về thời gian còn hiện hữu trong âm thanh “tiếng gà”. Người phụ nữ ấy cũng trằn trọc cho đến sáng để rồi nghe âm thanh “tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” mà đau đớn, mà oán hận. Ở đây, “hồng nhan” là nhan sắc của người phụ nữ vẫn còn ở độ mặn mà, cái mà bất cứ ai cũng trân trọng. Thế mà, nó lại kết hợp với từ “cái”- một danh từ chỉ loại thường gắn với những thứ vật chất nhỏ bé, tầm thường. Nàng tự thấy nhan sắc của mình quá nhỏ bé, rẻ rúng bởi nó chẳng khác gì một thứ đồ ít giá trị, lại chẳng được ai đoái hoài đến. Nó phải “trơ” ra, phô ra, bày ra một cách vô duyên, vô nghĩa lí giữa đất trời. Từ “trơ” đứng đầu câu cho ta cảm nhận được nỗi xót xa, đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ một mình giữa đêm khuya, không ai quan tâm, đoái hoài. Tuy có bẽ bàng, tủi hổ nhưng ta vẫn thấy ẩn khuất trong câu thơ một nữ sĩ mạnh mẽ, cá tính dám đem cái tôi cá nhân để đối lập với cả “nước non” rộng lớn. Hồ Xuân Hương là thế, không bao giờ chịu bé nhỏ, yếu mềm. Hai câu đầu bằng cách khắc họa thời gian, không gian nghệ thuật và cách kết hợp từ độc đáo đã thể hiện rõ nỗi cô đơn, đau đớn, tủi hổ bẽ bàng trước tình duyên hẩm hiu của chính mình.

Hai câu thực khắc họa sâu sắc sự phẫn uất trước tình cảnh éo le:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”.

Giữa đêm khuya, cô đơn và buồn tủi, nàng tìm đến rượu để quên đi tất cả nhưng nào quên được “say lại tỉnh”. Say, có thể quên đi được một chốc, nhưng đâu có thể say mãi, rồi sẽ lại “tỉnh” ra. Tỉnh ra lại càng ý thức sâu sắc hơn nỗi cô đơn, xót xa, lại càng buồn hơn. Ẩn sau cái hành động tìm đến rượu để giải tỏa nỗi sầu là cả niềm phẫn uất sâu sắc trước số phận bất hạnh. Cụm từ “say lại tỉnh” cho thấy cái bế tắc, quẩn quanh trong nỗi buồn, cô đơn của người phụ nữ. nàng cô đơn nên tìm đến vầng trăng bên ngoài kia mong sự đồng cảm. nàng thấy vầng trăng đã “xế” bóng “khuyết chưa tròn”. Nàng nhìn thấy số phận bất hạnh của mình trong hình ảnh vầng trăng : nàng cũng đã ở tuổi “xế” chiều mà tình duyên vẫn hẩm hiu, lận đận, “chưa tròn”. Ở hai câu này, bằng phép đối, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nữ sĩ đã khắc họa nên tâm trạng bế tắc và nỗi phẫn uất sâu sắc trước duyên phận hẩm hiu, lỡ làng.

Sang hai câu luận, dường như sự phẫn uất ấy biến thành sự chống trả kịch liệt:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.”

Hai câu thơ được cấu tạo đặc biệt: đảo vị ngữ là những động từ mạnh lên đầu câu. “Xiên ngang” và “đâm toạc” là hành động của những vật vô tri vô giác. Trong tự nhiên, rêu là sự vật bé nhỏ, yếu mềm, thế mà ở đây dường như nó mạnh mẽ hơn, cứng cỏi thêm để “xiên ngang mặt đất”. “Đá” là vật bất động, thế mà ở đây cũng đang to hơn, nhọn hơn, đang cựa quậy, “nổi loạn” phá tan không gian tù túng bị giới hạn bởi “chân mây”. Hình ảnh thiên nhiên động, thiên nhiên “nổi loạn” này không chỉ xuất hiện một lần mà còn có trong nhiều những tác phẩm khác của bà. Lí giải cho sự xuất hiện những hình ảnh thiên nhiên như thế là ở cá tính mạnh mẽ của nữ sĩ. Thiên nhiên được miêu tả thể hiện rõ tâm trạng con người, như đại thi hào Nguyễn Du từng đúc kết về mối quan hệ giữa cảnh và tình : “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Cảnh được miêu tả là “nổi loạn”, là “phá bĩnh” thể hiện tâm trạng người phụ nữ lúc này cũng muốn “nổi loạn”, quẫy đạp để phá tan số phận bất hạnh, tình duyên hẩm hiu của mình. Dường như, người phụ nữ đang gồng mình lên để chống trả kịch liệt số phận. Đó chính là thái độ phản kháng mạnh mẽ của nữ sĩ trước thực tại đau buồn. Đằng sau sự phản kháng mạnh mẽ ấy là khao khát sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của nữ sĩ. Hai câu thơ, với phép đối, phép đảo nhấn mạnh hai động từ mạnh đầu câu và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã cho thấy sự cố gắng vươn lên đấu tranh với số phận, đồng thời cho thấy khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt ở nữ sĩ xinh đẹp, tài năng mà cuộc đời không ưu ái. Người đọc thật sự khâm phục trước bản lĩnh cứng cỏi, không chịu đầu hàng số phận của người phụ nữ cá tính ấy.

Đến hai câu cuối bài thơ, tuy nàng đã cố gắng vươn lên nhưng không thoát khỏi cái thở dài ngán ngẩm trước bi kịch :

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mảnh tình san sẻ tí con con”.

Nàng thở dài “ngán nỗi”. Nàng chán ngán nỗi “xuân đi xuân lại lại”. Mùa xuân và vẻ đẹp của nó phai đi nhưng rồi sẽ quay trở lại theo quy luật của tạo hóa. Nhưng “xuân” của người phụ nữ, tuổi trẻ và sắc đẹp của nàng thì không thể nào trở lại được, mà cứ mỗi một mùa xuân trôi đi là lại thêm một lần nữa tuổi xuân của đời người ra đi, thế nên nàng “ngán”. Cụm từ “lại lại” như một sự thở dài ngao ngán trước sự trôi chảy tàn nhẫn của thời gian. Nó cứ trôi đi, không thèm để ý đến cái bi kịch đang cướp đi tuổi trẻ của nàng : “mảnh tình san sẻ”. Tình yêu của nàng vốn dĩ mỏng manh, bé nhỏ, chỉ là một “mảnh”, thế mà còn phải san sẻ”, chia năm sẻ bảy ra thật tội nghiệp. bởi vậy mà nó chỉ còn là một “tí” ‘con con”. Nghệ thuật tăng tiến theo chiều giảm dần khiến người đọc thấy rõ cái bi kịch xót xa của nữ sĩ và cảm thương cho con người tài hoa mà bạc mệnh. Bi kịch ấy đeo đẳng lấy người phụ nữ khiến nàng không chỉ thốt lên ngao ngán một lần. Trong “Tự tình” (III) nàng cũng từng thở dài :

“Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh”.

Đây cũng là một cách nói khác của bi kịch tình yêu bị chia năm sẻ bảy. Nàng có chồng – “ôm đàn” – nhưng lấy chồng mà vẫn “tấp tênh” như chẳng có, “một tháng đôi lần có cũng không”. Hai câu kết bài thơ với những từ ngữ giản dị, tự nhiên và nghệ thuật tăng tiến, người đọc cảm nhận được cái chán ngán khi rơi vào bi kịch của nữ sĩ. Tuy thế, dư âm của cái khát khao sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt ở hai câu trước vẫn khiến người đọc cảm phục bản lĩnh cứng cỏi của “bà chúa thơ Nôm”.

Với ngôn ngữ thơ nôm giản dị, tự nhiên nhưng cũng sắc nhọn, với các biện pháp nghệ thuật đảo, đối, dùng động từ mạnh, tả cảnh ngụ tình…bài thơ thể hiện tâm trạng vừa đau đớn, vừa phẫn uất trước duyên phận, nhưng vẫn cố gắng vươn lên với khát khao sống, khát khao hạnh phúc mãnh liệt, tuy vẫn rơi vào bi kịch.

Tóm lại, “Tự tình” (II) thể hiện bản lĩnh Hồ Xuân Hương qua tâm trạng đầy bi kịch : vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. Đọc bài thơ, ta vừa thương xót cho số phận bất hạnh, vừa khâm phục bản lĩnh cứng cỏi của nữ sĩ. Bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tài năng ngôn ngữ của “bà chúa thơ Nôm”.

Cảm nhận Tự tình 2 - Mẫu 4

Có những tác phẩm luôn được gắn liền với tên tuổi của người làm ra nó, chẳng hạn như nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta nhớ ngay đến chìm thơ thu nổi tiếng của ông, nhắc đến Nguyễn Du người ta không thể nào không nói đến Truyện Kiều. Và Hồ Xuân Hương cũng thế, nhắc đến nữ thi sĩ này người ta nhớ nhất là chùm thơ Tự tình. Đặc biệt trong đó có bài thơ Tự tình II được nhiều người yêu mến và thích đọc nó. Phải chăng do nó nói lên chính tấm lòng của người phụ nữ kia nên được sự ưu ái của bạn đọc như thế ?

Bài thơ Tự tình II được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, viết theo ngôn ngữ môn thuần việt chính vì thế cấu trúc bài thơ cũng được chia thành bốn phần đề, thực, luận, kết. Mỗi phần gồm hai câu nói lên những tâm tư tình cảm của nhà thơ hay cũng chính là sự đồng cảm với số phận người phụ nữ bấy giờ. Trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy đã có lần Xuân Hương mạnh bạo nói lên câu: “Không chồng có chửa mới ngoan – Có chồng mà chửa thế gian có đầy”. Câu nói ấy không phải lăng loàn mà nó thể hiện sự bênh vực của Xuân Hương với những phụ nữ bị cưỡng hiếp nhục nhã khi bị người ta chê cười chửa hoang. Vì thế bài thơ Tự tình này cũng như đang nói lên tâm trạng của người phụ nữ thời xưa.

Hai câu thơ đầu mở ra một không gian của đêm buông tĩnh mịch, và trước cái đêm tĩnh lặng ấy cái tình của người phụ nữ mới bắt đầu chiếm lấy không gian ấy để mà thổn thức một mình:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non”

Thời gian đêm khuya thường là lúc mọi cảnh vật chìm vào bóng tối và giấc ngủ thì người phụ nữ kia lại không thể ngủ được. Và chính không gian ấy đã góp phần làm cho tâm trạng tình cảm của người phụ nữ được bộc lộ ra rõ nét hơn. Hai chữ “văng vẳng” thể hiện tiếng động nơi xa xa vọng lại, đó là tiếng trống cầm canh, tiếng trống ấy không làm cho không gian nơi đây thêm phần huyên náo mà nó càng nhấn mạnh sự tịch mịch của đêm tối mà thôi. Tiếng trống cầm canh thúc giục buổi sáng mai thức dậy còn người phụ nữ của chúng ta thì vẫn còn chưa ngủ được. Có lẽ nàng thao thức với những tâm tư chất chứa trong lòng mà không thể nói với ai, chỉ là những đêm khuya nàng nhớ lại chúng nên không thể nào nhắm mắt nổi. Động từ “trơ” thật hay khi nói lên trạng thái của hồng nhan kia. Biện pháp tu từ đảo trật tự cú pháp trong câu như nhấn mạnh trạng thái ấy. Trơ có nghĩa là trơ trẽn hay trơ lì, dù hiểu thế nào đi nữa thì đó cũng là trạng thái cô đơn của nhà thơ khi đêm đến. Hồng nhan trơ mình với nước non, người phụ nữ lẻ loi cô đơn khi chịu cảnh làm vợ lẽ. Chẳng thế mà Xuân Hương từng có câu thơ về phận làm lẽ:

“Chém cha cái cảnh lấy chồng chungKẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.”

Sang hai câu thực, nhà thơ tiếp tục thể hiện những suy tư chồng chất của mình. Làm sao có ai hiểu được tâm trạng ấy. Liệu rằng chúng ta có thể thấy được một cảnh tươi đẹp hơn nhưng than ôi không hề có, lại những câu thơ buồn được cất lên:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Trong sự cô đơn chua cay nghiệt ngã của thân phận làm vợ lẽ nhà thơ đã tìm đến rượu. Người ta tìm đến rượu khi vui để chúc tụng để cho hơi men làm cho nó thêm phần vui vẻ hơn, đương nhiên khi buồn người ta cũng tìm đến rượu để giải sầu. Từ xưa đến nay vẫn thế, Hồ Xuân Hương cũng vậy, bà quyết định tìm đến rượu để giải sầu. Thế nhưng chính hơi men nồng ấm ấy lại không thể làm nguôi đi sự cô đơn, buồn bã của nhà thơ. Càng uống lại càng tỉnh, say nhưng rồi lại tỉnh, như vậy nỗi lòng, nỗi sầu đau của nhà thơ lớn đến mức rượu kia cũng không thể có tác dụng cho bà quên đi. Hình ảnh vầng trăng tượng trưng cho nhan sắc của người thiếu nữ ấy, đó là một vẻ đẹp lung linh huyền ảo, đằm thắm mà dịu dàng. Thế nhưng vầng trăng kia lại xế bóng khuyết chưa tròn phải chăng đó là sự tương đồng với nhan sắc của nhà thơ. Xuân Hương nghĩ nhan sắc mình ngày càng một tàn đi giống như vầng trăng kia cũng xế bóng thế mà chưa tìm được một tình yêu đôi lứa thật sự. Buồn lại càng thêm buồn.

Tiếp đến hai câu luận, nhà thơ thể hiện nỗi đau của phái đẹp trong xã hội phong kiến mục nát lúc bấy giờ:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đámĐâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp một lần nữa lại được nhà thơ sử dụng một cách triệt để và hiệu quả. Nào là “xiên ngang” rồi lại “đâm toạc” đó là những động từ mạnh mẽ thể hiện sức sống của những cây rêu, hòn đá kia. Đó là khả năng sinh tồn của những sinh vật nhỏ bé, dường như trong không gian u mịch và thời gian đêm khuya ấy nhà thơ đang ngắm nghía phát hiện những sự vật hiện tượng trong bóng đêm đó. Tuy nhiên chẳng có lẽ nhà thơ chỉ ngắm nhìn nó thôi sao, tác giả còn gửi thân phận của mình vào từng cảnh vật. Đám rêu kia hay chính là thân liễu đào tơ yếu ớt của phái nữ, hòn đá kia như thể hiện sự nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội lạc hậu lỗi thời. Những động từ mạnh kia giống như sự phá phách của Xuân Hương nó mãnh liệt như khát vọng đi tìm hạnh phúc vậy.

Hai câu thơ cuối bài nhà thơ nêu lên quy luật của tự nhiên vĩnh hằng cái vô hạn đối lập cái hữu hạn trong chính thiên nhiên và con người:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con”

Nếu Xuân Diệu có câu thơ “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn – Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” thì Xuân Hương cũng có hai câu thơ trên nói về sự việc này, quy luật này. Động từ ngán thể hiện sự buồn bã chán nản của Hồ Xuân Hương khi mỗi mùa xuân trôi đi mang theo tuổi tác và vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhà thơ Xuân Diệu thật đúng khi viết:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàVà xuân hết nghĩa là tôi cũng mấtLòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chậtKhông cho dài tuổi trẻ của nhân gian”

Tuổi trẻ tuổi thanh xuân là vô cùng hiếm hoi và quý giá vì thế cho nên Xuân Diệu, Xuân Hương hay chính chúng ta đều giữ gìn nó muốn nó mãi mãi tồn tại với mình. Thế nhưng quy luật tự nhiên không thể như thế được, ở đây Xuân Hương cũng vậy, tuổi trẻ của bà chưa tìm được một tình yêu đôi lứa hạnh phúc vậy mà thời gian thì cứ trôi nhanh mang theo những nhan sắc vẻ đẹp của mình. Xuân này qua đi xuân khác lại đến mỗi một mùa xuân qua đi rồi lại một mùa xuân khác quay lại nó cứ tuần hoàn chảy trôi như thế mặc cho những dự định của con người còn dang dở chưa hoàn thành, mặc cho tuổi trẻ kia không thắm lại thêm lần nữa. Nhà thơ đã khéo sổ cái vô hạn với cái hữu hạn là như vậy. Mùa xuân cứ trôi còn người phụ nữ kia ngày càng thêm già mặc cho nàng chưa tìm được bến bờ hạnh phúc. Thời gian có đợi chờ ai bao giờ và Hồ Xuân Hương của chúng ta vẫn ngậm ngùi san sẻ một mối tình. Theo quy luật thông thường tình yêu là của hai người nhưng trong xã hội cũ những mảnh tình ấy được san sẻ thành nhiều mảnh, đó là những mảnh ghép tình mà khiến cho người phụ nữ buồn bã. Mảnh tình vốn con con mà lại phải san sẻ cho người khác qua đó ta thấy được xã hội cũ đã chà đạp lên hạnh phúc và tinh thần người phụ nữ như thế nào, trai thì năm thê bảy thiếp con gái thì chỉ vẻn vẹn chung thủy một người chồng.

Như vậy qua đây ta thấy yêu mến Hồ Xuân Hương cũng như quý trọng những người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ phải chịu đựng những niềm đau nỗi buồn của cảnh lấy chồng chung, bị hắt hủi một mình trong đêm dài quạnh quẽ. Qua đó nhà thơ cũng nói về chính bản thân mình, có thể thấy bà đã góp một phần nói lên tiếng nói chua chát đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa và chính vì thế Xuân Hương là cái tên mà mọi người vô cùng yêu mến vì những vần thơ hay bênh vực người phụ nữ. Xuân Hương đại diện cho tất cả những người phụ nữ thời trung đại nói lên những điều thầm kín trong lòng mình. Phải chăng đã góp phần làm nên tên tuổi của bà trong nền văn học trung đại Việt Nam? Xuân Hương là cái tên người ta nhớ đến nhiều nhất khi nhắc đến những thi sĩ nữ của văn học trung đại.

Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Mẫu 5

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

Bốn câu thơ mở đầu bài thơ đã cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của nữ sĩ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non.Chén rượu hương đưa say lại tỉnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Câu thơ gợi nên sự vắng lặng, tĩnh mịch của đêm khuya trong âm điệu buồn thương. Tiếng trống canh giữa đêm khuya cho thấy cảm nhận về bước đi dồn dập của thời gian. Trong thời gian và không gian đó, tác giả cay đắng nhận ra sự bẽ bàng của thân phận, được thể hiện qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ tinh tế, độc đáo. Những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm đã được sử dụng để thể hiện tâm trạng: “Trơ” được đặt đầu câu kết hợp với biện pháp đảo nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, chai lì. Hai chữ “hồng nhan” lại đi với từ “cái” đặc trưng cho phong cách nghệ thuật vừa trữu tình vừa trào phúng của tác giả, gợi lên ý thức về sự rẻ rúng, mỉa mai của thân phận. Bi kịch về tâm trạng càng được xoáy sâu thêm. Câu thơ: “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” vừa miêu tả ngoại cảnh vừa diễn tả tâm cảnh, thể hiện sự thống nhất giữa thiên nhiên và con người. “Vầng trăng bóng xế” (trăng sắp tàn) mà vẫn “khuyết chưa tròn” trở thành hình ảnh ẩn dụ, nhấn mạnh hai lần bi kịch của cuộc đời nữ sĩ: tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn, thậm chí chỉ là sự dang dở.

Ý thức sâu sắc về bi kịch tình duyên, tác giả không chỉ cảm thấy bẽ bàng, tủi hổ mà còn phẫn uất:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đámĐâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Bức tranh thiên nhiên hiện lên với những nét chấm phá về rêu và đá. “Rêu” và “đá” là những sinh vật vô tri vô giác, bé nhỏ nhưng vẫn không chịu khuất phục mà vẫn hiên ngang tồn tại một cách mạnh mẽ: “xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây”. Biện pháp đảo ngữ đưa những động từ mạnh lên đầu câu đã làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cỏ cây, cũng chính là ẩn dụ cho tâm trạng phẫn uất muốn vượt lên trên nghịch cảnh éo le của tác giả. Nữ sĩ tuy nhận ra sự ngang trái, éo le của phận mình nhưng không hề cam chịu mà luôn muốn vùng vẫy, vượt lên trên hoàn cảnh bằng những hành động phản kháng.

Bài thơ mở đầu bằng cảm thức về thời gian: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”, và kết thúc cũng bằng cảm thức về thời gian, cho thấy tâm trạng chán chường, buồn tủi:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con”

Hai câu thơ tiếp tục thể hiện tài năng trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả. “Ngán” mang sắc thái chỉ sự chán ngán, ngán ngẩm. Từ “xuân” được điệp lại hai lần mang những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau: vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân. Mùa xuân của đất trời luôn lặp đi lặp lại theo quy luật tuần hoàn: xuân, hạ, thu, đông nhưng với con người thì tuổi xuân chỉ đến một lần duy nhất, và không bao giờ trở lại. Hai từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng được sử dụng với hai sắc thái ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ hai có nghĩa là quay trở lại, gợi lên sự tuần hoàn, lặp lại. Tất cả đã làm nổi bật ý thức sâu sắc về bi kịch của bản thân và nỗi chán chường khi phải sống trong cuộc sống eo le, ngang trái.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ “Mảnh tình- san sẻ- tí- con con” nhấn mạnh bi kịch tình duyên éo le của nhân vật trữ tình. Mảnh tình vốn nhỏ bé lại còn không trọn vẹn, thậm chí là phải “san sẻ”. Câu thơ đã gợi lên hoàn cảnh đầy ngang trái của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khi phải sống trong cảnh chung chồng, và mang thân đi làm lẽ.

Bài thơ “Tự tình II” đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt khát vọng sống, khát vọng tự do và khát vọng hạnh phúc của tâm hồn một người phụ nữ vừa dịu dàng, đằm thắm vừa mạnh mẽ. Tất cả đã được thể hiện thông qua tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ và xây dựng hình tượng của “Bà Chúa thơ Nôm”.

Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Mẫu 6

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng, với rất nhiều những tác phẩm hay, và một trong những tác phẩm thể hiện được sâu sắc nhất hình tượng cũng như số phận của người phụ nữ Việt Nam thời xưa đó là bài Tự Tình.

Bài thơ Tự Tình được tác giả sáng tác ra để nói về tâm hồn, cũng như tình cảm của những người phụ nữ xưa, họ phải chịu rất nhiều những đau thương, khổ cực, cuộc đời của họ phải chịu rất nhiều những đắng cay, tủi hổ, không biết tâm sự cùng với ai, chỉ một mình lấp bóng trong đêm khuya, với bao nhiêu cảm xúc, tâm trạng của những người phụ nữ trước cuộc đời, với bao nhiêu cảm xúc đó, Hồ Xuân Hương đã sáng tác lên những vần thơ hay, nói lên số phận cũng như tiếng lòng của những người phụ nữ xưa:

Canh khuya văng vẳng trống canh đồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Cảnh khuya là lúc trơ vơ, cô đơn, và con người thường sống đúng với cảm xúc của mình nhất, đây là lúc bao nhiêu nỗi lòng thương được bộc lộ cũng như diễn tả ra một cách sâu sắc cũng như sinh động nhất, tình cảm đó thể hiện trước hết ở tâm hồn trong sáng, cô đơn trước khung cảnh rộng lớn. Bài thơ với bao nhiêu cảm xúc của tác giả, với vần thơ chứa đựng biết bao nhiêu nỗi cô đơn thầm kín, đang dần vây quanh với thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ, một mình phải đối diện với biết bao nhiêu nỗi đau, nỗi cô đơn.

Có lẽ tình cảm của tác giả dành cho bài thơ này đó là sự đồng cảm sâu sắc, nỗi lòng của tác giả cũng đang nói hộ cho chính mình, số phận của người phụ nữ xưa, những người phải chịu nhiều cực khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như những người khác. Hồng nhan bạc mệnh, đây có lẽ là đề tài mà nhiều nhà văn lựa chọn để diễn tả trong tác phẩm của mình, nỗi lòng của những người phụ nữ xưa đã được đi sâu vào nền văn học, với biết bao nhiêu nỗi lòng của sự cô đơn, nỗi cô đơn đó, đang vây kín lấy tâm hồn, cũng như thể xác của họ.

Cảnh khuya người thiếu phụ một mình trơ trọi với núi non, không biết làm bạn với ai, chỉ biết một mình trơ trụi với bóng hồng nhan, đối diện với khung cảnh của núi non hùng vĩ, cảnh vật đó đã đang tác động sâu sắc đến cảm cảm xúc của người đọc, tác giả, không chỉ thể hiện nỗi lòng của chính mình, mà qua đó còn nói về số phận của những người phụ nữ xưa nói riêng, nhưng tình cảm đó đều được đi sâu vào thơ văn.

Đúng là nhà văn là những người chiến sĩ của mọi thời đại, chính vì thế, bao nhiêu tình cảm chân thành, da diết, đều được họ thể hiện sâu sắc qua biết bao nhiêu cung bậc, cũng như cảm xúc của người đọc, thấm sâu trong chính tác phẩm của mình. Tình cảm đó đã đi sâu và mang đậm biết bao nhiêu giá trị của những người phụ nữ xưa, chỉ biết mượn rượu để quên sầu, nhưng khi tỉnh lại họ chợt nhận ra tất cả vẫn đang ám ảnh lấy tâm hồn của họ:

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mảnh tình san sẻ tí con con.

Tất cả nỗi buồn đó đều được thể hiện rất chi tiết và cụ thể trong tác phẩm, có thể thấy, nỗi lòng của những người phụ nữ đó là rất lớn, đêm khuya trợ trọi với biết bao nhiêu nỗi cô đơn, sự gian nan và biết bao nhiêu nỗi lòng dành cho người mình yêu, nhưng khổ nỗi mảnh tình san sẻ cũng không có ai để thấu.

Nhưng không hẳn vì thế mà họ quên đi chính mình, họ vẫn thể hiện sức sống tiềm tàng qua sức mạnh cũng như tình yêu thương của mình, họ vượt qua mọi khó khăn, vượt qua những cái khắc nghiệt của cuộc sống, xuyên ngang mặt đất, ở đây có thể hiểu rằng, họ đã trải qua bao nhiêu rào cản của xã hội phong kiến để có được hạnh phúc cho chính mình, không sợ những rào cản đó làm cản trở đi tình yêu cũng như xúc cảm trong chính bản thân họ.

Rêu từng đám ở đây nói về sự chắc chắn, kết nối, rêu không phải là thứ gì đó dễ đi, nó bám lâu đời, và cũng biểu hiện để nói về tình cảm của những người phụ nữ cũng phải chờ mong, đợi chờ và rồi, từng đám rêu đó đã chứng minh thấy tình cảm của họ đã hóa lên thành những đám rêu, bám từ ngày này qua ngày khác, không khó tháo ra.

Bao vất vả, cũng vượt qua, đâm toạc chân mây, rêu vẫn cứ mọc, vượt qua bao nhiêu nỗi cô đơn, tình cảm đó vẫn muốn san sẻ đi chút ít, sâu sắc và chân thành. Sự chờ đợi đó cứ lặp đi lặp lại, cứ chảy trôi hết ngày này qua ngày khác, xuân đi xuân lại lại”, ở đây cũng diễn tả sự quay trở lại của quỹ đạo thời gian, tất cả vượt qua rất nhiều những gian nan và vẫn muốn thể hiện tình cảm của chính mình.

Bài thơ đã thể hiện được sâu sắc nỗi lòng của những người phụ nữ xưa, họ phải sống một cuộc sống cô đơn, vất vả, một mình trơ trụi trước khung cảnh rộng lớn của thiên nhiên, nhưng lòng người thì thật nhỏ hẹp.

Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Mẫu 7

Xã hội phong kiến xưa luôn tôn thờ chế độ “Trọng nam, khinh nữ” khiến cho cuộc đời và số phận của những người phụ nữ vô cùng bấp bênh, đau khổ. Họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho bản thân, luôn phải sống dưới cái bóng quá lớn của khuôn khổ “Tam tòng, tứ đức”. Tuy nhiên, trước số phận nghiệt ngã ấy, có những người chọn cách im lặng, cam chịu, nhưng cũng có những người dám đứng lên để đấu tranh cho khát khao hạnh phúc của bản thân. Hồ Xuân Hương là một người như vậy. Bà là một trong số rất ít nhưng nhà văn nữ ở thời đại này nhưng ở Hồ Xuân Hương lại nổi bật một cá tính riêng không trộn lẫn. Là một “nhà văn phụ nữ viết về phụ nữ”, Hồ Xuân Hương đã dám cất lên tiếng nói để bộc lộ tâm sự, suy tư thầm kín. Có lẽ cũng bởi cuộc đời long đong lận đận của mình mà các sáng tác của Hồ Xuân Hương chủ yếu nói về người phụ nữ, nhất là những người mang thân phận làm lẽ. Bài thơ “Tự tình II” như nói lên tất cả

Không chỉ sáng tác thơ chữ Hán, mà các sáng tác thơ Nôm của bà cũng vô cùng phong phú. Chính vì vậy, “ông hoàng thơ tình Xuân Diệu” đã ưu ái gọi bà là “bà chúa thơ Nôm”. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm ba bài “ Tự tình”, thể hiện rõ tài năng cũng như phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương. Đó là sự hòa quyện giữa một chất thơ trữ tình cùng sự táo bạo, dí dỏm. Bài thơ “Tự tình II” chan chứa nỗi đau thầm kín, bộc lộ cảnh ngộ, thân phận và nhân cách, bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

Tâm trạng của Hồ Xuân Hương bắt đầu trong một không gian vô cùng đặc biệt:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”.

“Đêm khuya” là khoảng thời gian mà vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Đó cũng là khoảng thời gian con người gạt bỏ hết những trăn trở, âu lo để trở về với hạnh phúc gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Nhưng với những người phụ nữ cô đơn, thì “đêm khuya” chính là lúc con người ta chất chứa nhiều tâm sự, là khoảng thời gian tâm tư sâu lắng nhất, thấm thía nhất nỗi bất hạnh, cô đơn đến tột cùng. Hồ Xuân Hương cũng vậy, khi màn đêm bao trùm lấy cảnh vật, cũng là lúc bản thân phải tự đối diện với lòng mình. Trong cái không gian tĩnh mịch ấy, bỗng “văng vẳng” tiếng “trống canh”. “Trống canh” là báo hiệu của thời gian, nay kết hợp với từ láy tượng thanh “văng vẳng” khiến âm thanh như từ xa vọng về, đầy ma mị, rối bời. Từ “dồn” như muốn nói lên sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật, như thúc giục mọi người. Tuy nhiên, cấu trúc đảo ngữ đã khẳng định đây không chỉ là sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật mà còn là sự dồn đuổi của tuổi trẻ giữa cái vòng tuần hoàn ngày-đêm của tạo hóa. Nếu như thời gian của cuộc đời là vô thủy, vô chung thì thời gian của đời người là hữu hạn. Giữa không gian yên ắng ấy là hình ảnh người phụ nữ lọt thỏm giữa bốn bề vắng lặng:

“Trơ cái hồng nhan với nước non”.

“Trơ” có nghĩa là trơ trọi, được đặt ở đầu câu gây ấn tượng mạnh. Người phụ nữ trơ trọi giữa không gian lạnh lẽo, yên ắng. Từ “trơ” cũng có nghĩa là tủi hổ, bẽ bàng trước số phận lẻ loi, tình duyên không trọn. Từ xưa đến nay, người ta dùng từ “hồng nhan” để chỉ người con gái đẹp với hàm ý nâng niu, trân trọng. Nhưng Xuân Hương lại nói “cái hồng nhan” thì nghe thật rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” “trơ” với nước non không chỉ là dầu dãi mà còn là cay đắng, gợi nên sự bạc phận, xót xa. Tuy nhiên, “cái hồng nhan” khi đặt trong thế đối sánh với “nước non” như một thoáng kiên cường, mạnh mẽ, như một sự thách thức, kiêu hãnh của một tâm hồn đầy cá tính. Biện pháp đảo ngữ cho thấy bên cạnh nỗi đau Xuân Hương còn là một bản lĩnh Xuân Hương.

Sau những giây phút cô đơn, lạc lõng là những bế tắc, tuyệt vọng:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Trong sự cô đơn, người phụ nữ ấy tìm đến rượu để quên đi nỗi đau nhưng càng uống thì lại càng như nuốt tủi, nuốt hận vào lòng. Cụm từ “say lại tỉnh” như vẽ ra một cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, không có lối thoát. Bà tìm đến vầng trăng-người bạn tri kỉ muôn đời của những tâm hồn cô đơn với khao khát trăng sẽ chia sẻ nỗi niềm cô đơn, buồn tủi ấy. Nhưng vầng trăng cũng “khuyết chưa tròn”. Bằng việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã tạo nên sự đồng điệu giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Vầng trăng đã ở phía bên kia bầu trời mà vẫn khuyết cũng như tuổi xuân của con người đã trôi qua mà tình duyên chưa trọn vẹn. Tất cả những cố gắng thoát ra khỏi nỗi đau đều không thành, cuối cùng lại càng bế tắc khôn nguôi.

Sự bế tắc ấy đã khiến nhân vật trữ tình trào dâng nỗi niềm phẫn uất. sự phẫn uất ấy cuộn chảy mạnh mẽ, thấm cả vào cảnh vật:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đámĐâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

“Rêu”, “đá” là những sự vật nhỏ bé, vô tri, không được coi trọng. Nữ sĩ sử dụng hình ảnh của những sự vật bé nhỏ, hèn mọn, kết hợp với các động từ mạnh “xiên’, “đâm” để nói lên sức mạnh phản kháng trào dâng. Biện pháp liệt kê một lần nữa xuất hiện như muốn khẳng định thêm nỗi lòng phẫn uất của nhà thơ. “Rêu xiên ngang mặt đất”, “đá đâm toạc chân mây” như vách đất mà hờn, vạch trời mà oán. Ẩn sau những hình ảnh bình dị, giản đơn ấy, có lẽ chúng ta lại thấy bóng dáng của những người phụ nữ. Xã hội phong kiến quá bất công, khiến những người phụ nữ bé nhỏ phải oằn mình lên để chống đỡ. Qua cách miêu tả đầy tinh tế, cảnh vật hình như đang cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong bế tắc. Biện pháp tả cảnh ngụ tình đã thể hiện rõ bản lĩnh, cá tính và khát vọng mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Đó là khát khao hạnh phúc, khát khao được yêu thương trọn vẹn.

Hồ Xuân Hương có thể nói là một người phụ nữ cá tính, mạnh mẽ. Trước những sóng gió cuộc đời, bà vẫn luôn tự tin, kiêu hãnh. Tuy nhiên, dù tự tin, kiêu hãnh là thế, nhưng cuối cùng, bà vẫn không thể vượt qua thân phận mình trong vòng vây của xã hội phong kiến. Sau tất cả sự cô đơn, tuyệt vọng, phẫn uất, đọng lại là tâm trạng ngán ngẩm, chán chường:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con”.

Từ “xuân” trong thơ Hồ Xuân Hương thật đa nghĩa. “Xuân” là mùa xuân của đất trời, là mùa của vạn vật sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng “xuân” cũng là tuổi xuân của con người. Mùa xuân qua đi rồi mùa xuân lại đi tới, tạo hóa vẫn tuần hoàn với muôn ngàn hoa lá, cỏ cây. Chỉ có tuổi xuân của đời người qua đi mà vĩnh viễn biến mất. Xuân đi rồi xuân lại, hai từ “lại” xếp cạnh nhau nhưng mang hai ý nghĩa. Từ “lại” thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, còn từ “lại” tiếp theo mang ý nghĩa là sự tuần hoàn, quay trở lại. Thời gian của cuộc đời cứ thế vô tình trôi qua, cứ mỗi mùa xuân trở lại là ngày xanh của tuổi trẻ lại lần lượt ra đi. Tuổi trẻ thì cứ lặng lẽ kết thúc, trong khi tình duyên vẫn mãi chẳng vẹn đầy:

“Mảnh tình san sẻ tí con con”.

Nhịp thơ 2/2/1/2 và nghệ thuật giảm dần làm cho nghịch cảnh trở nên éo le. Mọi người thường hay nói “mối tình”, “cuộc tình”, chưa “mảnh tình” thì nghe thật mâu thuẫn. Cụm từ “mảnh tình” khiến người đọc liên tưởng đến điều gì đó nhỏ nhoi, ít ỏi. Đau đớn hơn, “mảnh tình” đã bé, đã ít lại còn phải đem ra san sẻ, cuối cùng chỉ còn lại “tí con con” xót xa, tội nghiệp. Lời thơ quả thực cất lên từ sâu thẳm trong trái tim người đàn bà lẽ mọn với nước mắt đắng cay và tận cùng đau khổ.

“Tự tình II” thể hiện đặc sắc tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhân vật được khắc họa thành công qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, ngôn từ tinh tế nhưng vẫn rất tự nhiên. Bài thơ là những lời bộc bạch vừa buồn tủi, vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên những vẫn rơi vào bi kịch. Thế nhưng đó không chỉ là nỗi đau của riêng bà. Xuân Hương ôm trong mình nỗi đau của cả một thời đại. Nhà thơ cất lên tiếng nói nhân văn cho số phận, khát khao của những người phụ nữ trong xã hội xưa khi mà với họ, hạnh phúc là một chiếc chăn quá hẹp Qua đó, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Có thể nói, đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương. Đó là sự thống nhất giữa một trái tim yếu mềm, đa cảm, nhiều yêu thương và một bộ óc mẫn tiệp, thông tuệ. Trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam, ta thấy Xuân Hương nổi bật lên giữa tất cả các khuôn mẫu thông thường. Dù chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng dám cất lên tiếng nói đòi quyền hạnh phúc, dám nói lên khát khao được yêu thương.

Qua bài thơ “Tự tình II”, ta thấy được tài năng cũng như trái tim nhân hậu của Xuân Hương. Dù cho có đau khổ, bế tắc thì vẫn luôn kiên cường, mạnh mẽ. Hình ảnh của Xuân Hương như một tấm gương sáng ngời về một người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh, tài năng, nhân hậu mà những người phụ nữ ở thời đại trước hay thời đại ngày nay đều nên học tập. Không chỉ “ Tự tình II” mà tất cả những sáng tác của bà đều sẽ mãi in dấu trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ. Bởi ở bà, ta thấy được một con người mang đầy tinh thần nhân đạo, là một Xuân Hương “kỳ nữ, kì tài”.

Cảm nhận về bài thơ Tự tình 2 - Mẫu 8

Hồ Xuân Hương ghi dấu tên mình trong lịch sử văn học như một nữ sĩ tài ba của dân tộc. Bà đi nhiều nơi, kết giao với nhiều nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Du. Xinh đẹp, giỏi giang, tuy nhiên, bà lại không được may mắn trong tình yêu khi tình duyên éo le, ngang trái. Thơ của Hồ Xuân Hương đậm chất dân gian, vừa trào phúng và trữ tình. Các tác phẩm của bà thường cất lên tiếng nói cảm thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời khẳng định vẻ đẹp và khát vọng sống của họ. Bài thơ “Tự tình 2” năm trong chùm bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. “Tự tình” nghĩa là kể nỗi lòng, một đề tài thường thấy trong thơ xưa.

Mở đầu bài thơ, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, không gian nghệ thuật, làm nền để thể hiện nỗi cô đơn, trơ trọi trong đêm hiu quanh:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non”

Đêm khuya vắng lặng, hiu quanh. Đây là khoảng thời gian tâm trạng, là thời khắc con người đối diện với chính mình, trằn trọc thao thức, để cho những nỗi niềm xâm chiếm. Ta bắt gặp lại hình ảnh người chinh phụ mòn mỏi, vò võ trong đêm khuya thanh vắng, một mình chống chọi lại nỗi cô đơn:

“Gà eo óc gáy sương năm sương năm trốngHòe phất phơ rủ bóng bốn bênKhắc giờ đằng đẵng như niênMối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Thời gian điểm nhịp bằng tiếng trống canh. “Văng vẳng” diễn tả âm thanh từ xa vọng lại, mơ hồ, khó nắm bắt. Bằng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, màn đêm dường như lại càng rộng lớn hơn, có thể nuốt chửng con người. Đó là tiếng trống, mà cũng có thể là tiếng lòng, là âm thanh của ngoại cảnh, cũng là âm thanh của tâm hồn. Từ “dồn” diễn tả tiếng trống như thúc giục, dồn nén, có phần bế tắc. Qua tiếng trống, ta cảm thấy thời gian trôi đi càng lúc càng gấp gáp, riết róng như thúc giục. Đó cũng là sự gọi thức, giục giã của hạnh phúc, của tuổi xuân đã qua không bao giờ quay trở lại, không có cách gì níu giữ. Câu thơ tiếp theo, ta đã thấy có sự xuất hiện của con người. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự cô độc của chủ thể trữ tình. “Trơ” là tủi hổ, bẽ bàng. “Trơ” cũng có thể hiểu là trơ trọi, cô độc. Chỉ một từ thôi mà gợi lên bao cảm xúc cay đắng, ê chề, tủi hổ, bẽ bàng. “Trơ” còn là trơ gan, trơ lì như một sự thách thức: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”. “Cái hồng nhan” được tác giả sử dụng mang hàm ý mỉa mai. “Hồng nhan” chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ trung đang thời xuân sắc, đi với từ “cái” càng trở nên trơ trọi, đáng thương. Trong thơ Hồ Xuân Hương, thân phận người phụ nữ thường được đặt trong mối quan hệ với non nước, non sông, vũ trụ và cuộc đời. Giữa cái rộng của không gian, dài của thời gian, người phụ nữ nhỏ bé, đáng thương hiện lên trong nỗi cô đơn, hiu quạnh, bấp bênh giữa cuộc đời, trơ trọi giữa vũ trụ. Đồng thời, sự đối sánh giữa con người và vũ trụ cũng thể hiện cá tính mạnh mẽ, kiên quyết của Hồ Xuân Hương, là sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân tràn trề sức sống và khát vọng yêu thương.

Hai câu thực là nỗi niềm day dứt, xót xa cho tình duyên không trọn vẹn:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

“Chén rượu”, “vầng trăng” ở đây không còn là người bạn tri âm, tri kỉ nữa mà chỉ gợi nỗi niềm xót xa, hiu quạnh. Say- tỉnh là hai trạng thái hoàn toàn đối ngược nhau. Nhân vật trữ tình tìm quên trong hơi men, nhưng càng uống lại càng cô đơn, trống vắng. Từ lại diễn tả một sự lặp đi lặp lại triền miên đến nhàm chán. Vầng trăng là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, cho số phận con người. Vậy mà, tình duyên ấy, số phận ấy đã đến buổi xế bóng nhưng vẫn chưa toàn vẹn. Ba bi kịch đã được hội tụ đủ trong hai câu thực: tuổi xuân qua đi không bao giờ trở lại, tình yêu không người tri âm, tri kỉ, hạnh phúc dở dang, bẽ bàng.

Nếu như hai câu thực mang giọng có phần chua xót thì đến hai câu luận là sự phản kháng, nổi loạn của một sức sống mạnh mẽ, bền bỉ:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đámĐâm toạc chân mây đá mấy hòn”

“Xiên”, “đâm” là những động từ mạnh kết hợp với các từ “ngang”, “toạc” đã thể hiện sự dâng trào lên đến đỉnh điểm, vượt qua mọi giới hạn. Rêu và đá đều là những sự vật nhỏ bé, đối nghịch với mặt đất bao la rộng lớn, với chân mây mênh mông vời vợi. Những hình ảnh ấy tuy nhỏ nhoi nhưng có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, bền bỉ, không chịu khuất phục, xâm chiếm những chiều kích không gian rộng lớn. Hai câu thơ cũng chính là ý thức phản kháng mãnh liệt, thể hiện cá tính mạnh mẽ, ngang tàng của nữ sĩ. Đó là sự trỗi dậy của cái tôi đòi quyền sống, quyền tự do, đồng thời là ý chí phản kháng chống lại những giáo điều, luật lệ hà khắc, cổ hủ của xã hội phong kiến, những bất công trong xã hội để có một cuộc sống hạnh phúc chính đáng.

Kết thúc bài thơ là nỗi ngậm ngùi cho bi kịch tình duyên, số phận:

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con”

Xuân có thể là mùa xuân của thiên nhiên, của đất trời, tuần hoàn bất diệt. Xuân cũng có thể là tuổi xuân của con người, mong manh và ngắn ngủi, nhỏ bé trước thời gian vô thủy vô chung của vũ trụ. “Xuân đi xuân lại lại” như cái vòng luẩn quẩn, sự trở lại của mùa xuân cũng là sự ra đi của tuổi xuân. “Mảnh tình” vốn đã ít ỏi, nhỏ bé nay lại được “san sẻ” lại càng ít ỏi, mong manh hơn nữa. Nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, chỉ sự ít ỏi, sẻ chia hạnh phúc trong cuộc đời Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn. Đó là tâm trạng của phận làm lẽ, cũng là nỗi lòng chung của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Cảm nhận bài Tự tình 2 - Mẫu 9

Xã hội phong kiến với những định kiến hà khắc và lạc hậu về chế độ “Trọng nam khinh nữ” đã đẩy nhiều số phận hồng nhan vào con đường lận đận, khổ đau. Người phụ nữ trong xã hội ấy dù đẹp đẽ đến đâu cũng chẳng thể tự mình lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình, mà chỉ có thể lẳng lặng sống dưới cái bóng u ám của khuôn khổ “Tam tòng, tứ đức” mà xã hội áp đặt. Trong cuộc đời u uất được định kiến an bài đó, có người chọn cách im lặng, cam chịu mà sống, nhưng cũng không thiếu những người dám đứng lên đấu tranh vì hạnh phúc của chính mình.

Trong đó, “nhà văn viết về phụ nữ” Hồ Xuân Hương là một trong số ít những người không chịu khuất phục trước sự nghiệt ngã đó. Bà nổi bật với cá tính riêng, bà dám bộc bạch cả những suy nghĩ, tâm sự mà không người phụ nữ nào dám lên tiếng, bà khác biệt khi luôn khát khao hạnh phúc dẫu cho số phận làm lẽ đày đọa bà. Và “Tự tình 2” phải chăng chính là tiếng lòng mà bà luôn ấp ủ để rồi gửi vào những vần thơ Nôm tinh tế.

Tự Tình 2 là một tác phẩm nằm trong chùm ba bài Tự Tình. Đây là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của bà khi tài năng cùng phong cách sáng tác riêng biệt được thể hiện một cách sâu sắc trong đó. Bài thơ là sự hòa quyện của chất thơ trữ tình với suy nghĩ táo bạo mà cũng không kém phần dí dỏm. Có thể nói, Tự Tình 2 chính là tiếng lòng bộc lộ nỗi đau thầm kín, là tiếng than oán cảnh ngộ trớ trêu và là nhân cách, bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”

Dòng thơ đầu tiên như vang mãi trong tâm trí người đọc. Vào “đêm khuya” - cái khoảng thời gian mà bóng tối đã bao trùm vạn vật, dường như có một tâm hồn chẳng thể nào chợp mắt. Đáng ra đêm khuya phải là lúc người ta gạt bỏ đi mọi âu lo, trăn trở để an nhiên trong hạnh phúc mà chìm sâu vào giấc ngủ, thì đây lại là lúc những con người lòng đầy tâm sự thấm thía nỗi cô đơn, bất hạnh đến tột cùng. Hồ Xuân Hương trong cảnh màn đêm hiu hắt ấy, cũng là lúc bà tự đối diện với lòng mình.

Cái không gian tĩnh mịch bỗng “văng vẳng” tiếng “trống canh”. Qua việc sử dụng từ một cách tinh tế, tiếng “trống canh” - báo hiệu của thời gian - dường như xa xăm, ma mị hẳn khi kết hợp cùng từ láy tượng thanh “văng vẳng”. Càng “đắt” hơn nữa là từ “dồn” như diễn tả trọn sự dồn dập của thời gian, lại là sự dồn dập của tuổi xuân xanh giữa vòng tuần hoàn bất diệt. Giữa khoảng không gian yên ắng ấy, người phụ nữ mang tâm trạng u ám dường như chạm đáy của sự cô đơn khi lọt thỏm giữa bốn bề vắng lặng:

“Trơ cái hồng nhan với nước non”

Từ “trơ” với ý nghĩa là trơ trọi được tác giả đặt đầu câu dường như tạo một ấn tượng mạnh mẽ cho độc giả. Người phụ nữ lúc bấy giờ như trơ trọi giữa khoảng không gian vắng lặng, yên ắng và lạnh lẽo. Từ “trơ” cũng có thể được hiểu là sự tủi hổ, bẽ bàng trước số phận đau thương, trước tình cảnh lẻ loi của tình duyên không trọn. Từ xưa đến nay, “hồng nhan” là từ được người ta dùng để ca ngợi và bày tỏ sự nâng niu, trân quý đối với người con gái đẹp. Ấy thế mà, Hồ Xuân Hương lại nói “cái hồng nhan” như một sự coi khinh, rẻ rúng đầy mỉa mai. “Cái hồng nhan” ấy “trơ” giữa nước non thì còn gì cay đắng, bạc bẽo bằng?

Tuy nhiên, “cái hồng nhan” ấy được đặt giữa “nước non” như một sự so sánh đã thể hiện một thoáng kiên cường, mạnh mẽ. Đó phải chăng là một sự thách thức, kiêu hãnh của một tâm hồn với cá tính mạnh mẽ? Đồng thời, biện pháp đảo ngữ đã đặt nỗi đau Hồ Xuân Hương bên cạnh bản lĩnh Hồ Xuân Hương. Đó là một lời khẳng định ý chí, bản lĩnh của người phụ nữ dù đau thương vẫn không chịu khuất phục.

Sau phút cô đơn, người phụ nữ ấy như chìm sâu vào những bế tắc, tuyệt vọng:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnhVầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Chìm trong màn đêm tĩnh mịch, người phụ nữ ấy cô độc ấy đã tìm đến rượu để có thể quên đi nỗi đau dù chỉ trong thoáng chốc. Ấy vậy mà, càng uống thì lại càng nuốt tủi hờn vào trong. Cụm từ “say lại tỉnh” như một vòng luẩn quẩn chẳng có lối thoát. Rượu chẳng thể giúp khuây khỏa cõi lòng, bà lại tìm đến vầng trăng - người bạn tri kỷ của vạn tâm hồn cô đơn với nguyện ước được cùng chia sẻ nỗi niềm lòng mình.

Mà nào hay, vầng trăng ấy lại “khuyết chưa tròn”? Với việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã tạo nên một sự đồng điệu rất đẹp nhưng cũng rất buồn giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Vầng trăng kia dù ở tít trên cao nhưng cũng khuyết như chính cái tuổi xuân dù đã trôi qua mà tình duyên vẫn chẳng thể trọn vẹn. Sau tất cả sự cố gắng để thoát khỏi nỗi đau nhưng đều không thành, sự bế tắc lại càng bao trọn tâm hồn con người.

Sự bế tắc đạt đến một ngưỡng khiến cho nhân vật trữ tình như muốn trào dâng nỗi niềm phẫn uất. Sự phẫn uất ấy được thể hiện một cách mạnh mẽ, thấm cả vào cảnh qua hai câu thơ:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đámĐâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

Những vật bé nhỏ, vô tri, hèn mọn như “rêu”, “đá” được nữ sỉ sử dụng kết hợp cùng động từ mạnh “xiên”, “đâm” đã thể hiện một sức mạnh phản kháng mạnh mẽ. Biện pháp liệt kê như muốn khẳng định sự phẫn uất đang chiếm lấy tâm hồn nhà thơ. Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất mà hờn, vạch trời để oán than. Những hình ảnh nhỏ bé ấy như thấp thoáng bóng dáng người phụ nữ trong xã hội xưa.

Xã hội phong kiến đầy rẫy định kiến bất công đã ép người phụ nữ bé nhỏ - những người đáng ra nên được che chở, yêu thương - buộc phải gồng mình lên để chống đỡ. Cảnh vật qua cách miêu tả rất độc đáo như đang cựa mình một cách căng tràn sức sống dẫu cho đang trong cảnh bế tắc. Từ đó, một Hồ Xuân Hương bản lĩnh, cá tính và mang khát vọng sống mạnh mẽ đã được bộc lộ một cách rõ ràng hơn. Bà khát khao được hạnh phúc, được yêu thương trọn vẹn, đủ đầy.

Trước mọi sóng gió, nghịch cảnh của cuộc đời, Hồ Xuân Hương với cá tính mạnh mẽ vẫn luôn tự tin, kiêu hãnh đối đầu. Nhưng một người kiêu hãnh, tự tin đến mấy thì cũng không thể chối bỏ một sự thật rằng mình chỉ là một người con gái nhỏ bé, và dù cố gắng bao nhiêu thì cũng chẳng thể vượt qua thân phận trong vòng vây khắc nghiệt của xã hội phong kiến. Tất cả sự cô đơn, phẫn uất ấy sau những giây phút dằn xé, đấu tranh mãnh liệt lại bị thực tại chối bỏ, và trả lại tâm trạng chán chường, ngán ngẩm cho người con gái đáng thương:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lạiMảnh tình san sẻ tí con con”.

Từ “xuân” được tác giả sử dụng với nhiều dụng ý. Nó có thể là mùa xuân của đất trời, mùa xuân của vạn vật, là mùa của sự sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nó cũng có thể được hiểu mà tuổi xuân của cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân của đất trời qua đi rồi sẽ lại đến với sự tuần hoàn bất diệt của thời gian, nó đem lại sức sống cho muôn ngàn hoa lá. Chỉ có mùa xuân của đời người là chẳng thể vãn hồi, một khi đã qua đi sẽ biến mất vĩnh viễn.

Xuân đi rồi xuân lại với sự sắp xếp hai từ “lại” bên cạnh nhau đã mang đến hai cách hiểu khác nhau. Từ “lại” đầu tiên là chỉ sự lặp lại, từ “lại” thứ hai lại mang ý nghĩa của sự tuần hoàn, sự quay trở lại. Mùa xuân của cuộc đời có thế trôi qua, cứ thêm một lần mùa xuân đến thì ngày xanh của tuổi trẻ cũng dần ra đi. Tuổi trẻ lặng lẽ lướt qua, nhưng tình duyên vẫn chẳng thể vẹn đầy, tâm hồn vẫn chẳng thôi mong đợi trong bế tắc.

“Mảnh tình san sẻ tí con con”.

Câu thơ cuối sử dụng nhịp thơ 2/2/1/2 cùng với nghệ thuật giảm dần đã bộc lộ rõ sự éo le của nghịch cảnh. “Mảnh tình” đã chẳng trọn vẹn rồi lại còn phải đem “san sẻ”, cuối cùng chỉ còn lại cho mình “tí con con”. Còn gì xót xa, đáng thương hơn điều này. Nhưng đáng buồn là đây lại là một tình cảnh thường thấy trong xã hội phong kiến bởi chế độ “trọng nam khinh nữ”, “tam thê tứ thiếp” đã đẩy người phụ nữ vào cảnh chung chồng, phải chia sẻ tình yêu trong khi vốn dĩ mình chẳng có bao nhiêu. Lời thơ chính là tiếng lòng cất lên từ sâu thẳm trái tim của một người vợ lẽ hèn mọn với nước mắt cay đắng của tận cùng nỗi đau.

Tự Tình 2 không chỉ đặc sắc về nội dung, mà nó còn là một minh chứng cho tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. Qua lời thơ sâu lắng, tinh tế, tác giả đã khắc họa thành công tâm trạng nhân vật qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng ngôn từ rất “đắt” lại không kém phần tự nhiên.

Có thể nói, Tự Tình 2 là lời bộc bạch vừa đớn đau, tủi hờn lại vừa có phần thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên dù nghịch cảnh chà đạp, nhưng lại chẳng thể thoát khỏi bi kịch. Đó không chỉ là nỗi đau của riêng Hồ Xuân Hương, mà là nỗi đau của cả thời đại. Nhà thơ qua đó đã cất lên tiếng nói nhân văn cho khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Dù hạnh phúc là một khái niệm xa vời, là một chiếc chăn chật hẹp chẳng thể giữ cho riêng mình, nhưng việc mưu cầu hạnh phúc vẫn luôn tiếp diễn.

Từ khóa » Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Lớp 11