Cảm Nhận Của Em Về đoạn Thơ Sau: Trên Trời Mây Trắng Như Bông Ở ...
Có thể bạn quan tâm
HOC24
Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng- Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Lớp học
- Lớp 12
- Lớp 11
- Lớp 10
- Lớp 9
- Lớp 8
- Lớp 7
- Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
Môn học
- Toán
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Tiếng anh
- Lịch sử
- Địa lý
- Tin học
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Tiếng anh thí điểm
- Đạo đức
- Tự nhiên và xã hội
- Khoa học
- Lịch sử và Địa lý
- Tiếng việt
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Giáo dục kinh tế và pháp luật
Chủ đề / Chương
Bài học
HOC24
Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởngKhối lớp
- Lớp 12
- Lớp 11
- Lớp 10
- Lớp 9
- Lớp 8
- Lớp 7
- Lớp 6
- Lớp 5
- Lớp 4
- Lớp 3
- Lớp 2
- Lớp 1
Câu hỏi
Hủy Xác nhận phù hợp- Nguyễn Thị Thu Trang
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội mây như thể đội mây về làng
( ngô văn phú )
Lớp 0 Ngữ văn 6 0 Gửi Hủy Liên Hồng Phúc 14 tháng 2 2016 lúc 17:41
Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.
Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.
Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:
“Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”
Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.
Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:
“Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng”
Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.
Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:
“Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng”
Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”, … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.
Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.
Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.
Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.
Đúng 1 Bình luận (7) Gửi Hủy Thơ Cao 5 tháng 1 2017 lúc 15:15Đoạn thơ miêu tả hình ảnh cánh đồng quê và hoạt động lao động của những cô thôn nữ- một hình ảnh quen thuộc nhưng trở nên độc đáo nhờ việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Thể thơ lục bát rất phù hợp trong việc miêu tả hoặc bày tỏ tình cảm của con người. Ở cặp lục bát thứ nhất " Trên trời" đối với " Ở dưới', " mây" đối với "bông". Cách sử dụng nghệ thuât đối góp phần gợi tả không gian mây trời bát ngát, cánh đồng quê bao la rộng lớn. Đồng thời biện pháp đảo ngữ " mây trắng như bông" ở câu 1 và " bông trắng như mây" ở câu 2 kết hợp biện pháp so sánh làm nổi bật màu sắc chủ đạo của không gian, đó là màu trắng tinh khiết của bông và mây. Đến câu thứ ba, chúng ta bắt gặp hình ảnh các cô thôn nữ, đó là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Từ láy " hây hây" gợi tả đôi má ửng hồng của các cô gái khi lao động. Mặc dù công việc lao động - đội bông rất nặng nhọc nhưng với việc sử dụng nghệ thuật so sánh ở câu bát " Đội bông như thể đội mây về làng" ( có dị bản viết là: về trời) khiến người đọc có cảm giác công việc lao động đội bông thật nhẹ nhàng. Đồng thời ta còn liên tưởng hình ảnh các cô thiếu nữ như những nàng tiên duyên dáng, xinh đẹp. Sử dụng nghệ thuật so sánh như vậy quả thật tác giả dân gian phải có một trí tưởng tượng phong phú, óc quan sát tinh tế và tình yêu làng quê, yêu lao động.
Đúng 1 Bình luận (3) Gửi Hủy phạm phương linh 4 tháng 4 2018 lúc 20:58 https://i.imgur.com/5Ii7lMv.jpg Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy phạm phương linh 4 tháng 4 2018 lúc 21:16-Chỉ với 4cau thơ tác giả đã sử dụng 3 phép so sánh gợi hình gợi cảm .Câu mở đầu "mây trắng như bông"miêu tả cảnh những đám mây trắng xốp đang trôi nhẹ nhàng trên bầu trời.
-Dưới mặt đất :những"núi"bông nối tiếp nhau cũng nhẹ nhàng ,bồng bềnh trắng xốp như mây.
-Hai câu thơ sử dụng 2 phép so sánh tạo sự đối chiếu từ bầu trời xuống mặt đât,từ mặt đất đến bầu trời.Cả không gian rộng lớn tràn ngập một màu trắng tinh khiết ,gợi tả một mùa bội thu no ấm.
-Trên nền màu trắng tinh khiết của bông và mây ,xuất hiện màu đỏ trên sắc má các cô thôn nữ ,màu đỏ trở nên nổi bật ,đặc trưng ,tràn đầy sức sống ,đó chính là vẻ đẹp của người lao động .
-Phép so sánh thứ 3"đội bông như đội mây "gợi tả hình ảnh người lao đọng đang chuyển bông về làng một cách nhanh nhẹn,thanh thoát .Công việc lao động ko những ko phải là gánh nặng của con người ,ko đè bẹp con người mà trái lại như nâng tầm vóc &vẻ đẹp của con người lên .Hình ảnh những cô gái đội bông như những nàng tiên xinh đẹp đang bay lượn trong không giân tràn ngập màu trắng tinh khôi ,đầy sức sống.
TỪ ĐÓ BÀI THƠ ĐÃ TRỞ THÀNH BÀI CA VỀ TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN,TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC VÀ NIỀM TỰ HÀO,TRÂN TRỌNG ĐỐI VS NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đúng 1 Bình luận (0) Gửi Hủy phạm phương linh 4 tháng 4 2018 lúc 21:17mk gửi nhầm ảnh,xin lỗi nhé
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Lê Ngọc Kiều My 6 tháng 4 2022 lúc 18:54ko biết
Đúng 0 Bình luận (0) Gửi Hủy Các câu hỏi tương tự- Nguyễn Thị Thu Trang
CẢM NHẬN CỦA EM VỀ ĐOẠN THƠ SAU:
TRÊN TRỜI MÂY TRẮNG NHƯ BÔNG
Ở DƯỚI CÁNH ĐỒNG BÔNG TRẮNG NHƯ MÂY
MẤY CÔ ÁO ĐỎ HÂY HÂY
ĐỘI BÔNG NHƯ THỂ ĐỘI MÂY VỀ LÀNG
( NGÔ VĂN PHÚ )
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 1 0- Lê Nguyễn Minh Hằng
Trong những câu trần thuật đơn không có từ là sau, câu nào có thể chuyển thành câu tồn tại?
a) Những bông lúa nở rộ khắp cánh đồng.
b) Bài học nói về lòng biết ơn.
c) Trên bầu trời, những đàn chim đang bay tới.
d) Ánh trăng lấp loáng sau đám mây.
e) Những đứa trẻ thập thò ngoài cửa.
f) Cả lớp học bài rất chăm chỉ.
g)Trong phòng, tất cả những đồ vật không còn.
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 2 0- Lương Nguyễn Ngọc Linh
EM MƠEm mơ làm mây trắngBay khắp nẻo trời caoNhìn non sông gấm vócQuê mình đẹp biết bao!Em mơ làm nắng ấmĐánh thức bao mầm xanhVươn lên từ đất mớiĐem cơm no áo lành.Em mơ làm gió mátXua bao nỗi nhọc nhằnBác nông dân cày ruộngChú công nhân chuyên cần.Em còn mơ nhiều lắmMơ những giấc mơ xanhNhưng bây giờ còn béNên em chăm học hành.
Dựa vào bài thơ trên,hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn kể lại giấc mơ được làm mây,làm nắng hoặc làm gió của mình
nha các bạn mình cần gấp lắm
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 2 0- Lương Nguyễn Ngọc Linh
EM MƠEm mơ làm mây trắngBay khắp nẻo trời caoNhìn non sông gấm vócQuê mình đẹp biết bao!Em mơ làm nắng ấmĐánh thức bao mầm xanhVươn lên từ đất mớiĐem cơm no áo lành.Em mơ làm gió mátXua bao nỗi nhọc nhằnBác nông dân cày ruộngChú công nhân chuyên cần.Em còn mơ nhiều lắmMơ những giấc mơ xanhNhưng bây giờ còn béNên em chăm học hành.
Dựa vào bài thơ trên,hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn kể lại giấc mơ được làm mây,làmnắng hoặc làm gió của mình
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 1 0- Kiên NT
Trong bài thơ Lượm Ngữ Văn 6, tập II Tố Hữu dã viết
...Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi còn không?
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 4 2- phuong phuong
Một âm thanh êm vắng dòng suối khẽ ngân lên bao khúc hátdịu dàng từng cơn gió những cánh hoa cứ bay bay giữa trờikhẽ chạm vào bờ má làn gió cứ mãi vô tình hôn lênchợt sâu trong ký ức bao đớn đau khi xưa lại trở vềbầu trời ấy cứ như ở xa thật xahệt như muốn xé tan con tim tôibao kỉ niệm đã vùi sâu bỗng dưng trở về trong nổi nhớhòa chung với những giọt lệ quặn đaugió khẽ đưa anh đào bay mãi tựa trên không huyền điệu ngất ngâyhoa trắng tinh tựa như đến trong giấc mộng xuân sớmxa rất xa nhưng còn nghe cánh hoa cứ thầm thì chẳng vơita ngơ như những lời nói chẳng thể nào quênLại một đêm trăng gió ta vẫn đi trên con đường xưa cũngười qua thêm thưa thớt lòng chẳng quên đi bao nhiêu u sầulòng vui ca sung sướng như trẻ đáng yêu ánh nhìn thơ ngây nhận ra trong ý thức ta mất đi sự vui tươi lúc nào?Vầng trăng sáng bổngx dưng ẩn sau màn mâynhìn ngắm mãi bỗng dưng tim ngừng vangkỉ niệm xưa nay tàn phai chẳng biết về đâu, hởi người ơi!lòng tuy muốn quên sao lệ lại rơi?nước mắt rơi nhung thời gian chẳng dừng lại vân tàn nhân khắc ghita cuốn theo... theo mệnh số đã phơi bày trươc mắt...những cánh hoa anh đào trên những cành cây xanh thật đẹp biết bao...ta đứng yên... tâm chẳng muốn kể câu chuyện nào...gió khẽ đưa anh đào bay mãi tựa trên không huyền diệu ngất ngây hoa trắng tinh tựa như đến trong giấc mộng xuân sớmxa rất xa nhưng còn nghe tiếng cành hoa cứ thầm thì chẳng vơita ngỡ như những lời nói nào chẵng nào quên
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 5 0- Trần Mai Thanh Ngọc
Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 2 0- Hoàng Thị Vân Anh
Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn sau :
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay
Cậu mèo đã từ lâu
Cái tay rửa mặt cái đầu nghênh nghênh
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống luyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng ngõ bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 2 0- Nguyễn Nhi
viết đoạn văn từ 4 đến 6 câu trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh của Lượm trong khổ thơ sau:
" Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sũa
Hồn bay giữa đồng
Xem chi tiết Lớp 0 Ngữ văn 5 0Khoá học trên OLM (olm.vn)
- Toán lớp 0 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Toán lớp 0 (Cánh Diều)
- Toán lớp 0 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Việt lớp 0 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Tiếng Việt lớp 0 (Cánh Diều)
- Tiếng Việt lớp 0 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Anh lớp 0 (i-Learn Smart Start)
- Tiếng Anh lớp 0 (Global Success)
Khoá học trên OLM (olm.vn)
- Toán lớp 0 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Toán lớp 0 (Cánh Diều)
- Toán lớp 0 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Việt lớp 0 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Tiếng Việt lớp 0 (Cánh Diều)
- Tiếng Việt lớp 0 (Chân trời sáng tạo)
- Tiếng Anh lớp 0 (i-Learn Smart Start)
- Tiếng Anh lớp 0 (Global Success)
Từ khóa » Bài Thơ Hỡi Cô Má đỏ Hây Hây
-
Bài Thơ: Mây Và Bông (Ngô Văn Phú) - Thi Viện
-
Đọc Bài Thơ “Mây Và Bông” Của Tác Giả Ngô Văn Phú Rồi Trả Lời Câu Hỏi
-
Top 14 Hỡi Cô Má đỏ Hây Hây 2022
-
Tìm Bài Hát Với Lời "má đỏ Hây Hây" (kiếm được 8 Bài)
-
Màu Sắc Ca Dao Trong Bài Thơ “Mây Và Bông” Của Ngô Văn Phú
-
'Ca Dao, Tục Ngữ' Thời Hiện đại (Phần 4) - VnExpress
-
Top 18 ơ Kìa Cô Em Má đỏ Hây Hây Hay Nhất 2022 - XmdForex
-
Top 18 Kìa Em Má đỏ Hây Hây Hay Nhất 2022 - XmdForex
-
Cô Kia Má đỏ Hồng Hồng, Dừng Chân Anh Hỏi Có Chồng Hay Chưa ...
-
Bài Ca Dao: Cô Kia Má đỏ Hồng Hồng
-
1216: Này Em Môi đỏ Má Hồng Chẳng... - Tiểu La Confessions
-
Thơ Thả Thính Hay Nhất Những Câu Thơ Thả Thính Dễ Thương - Mobitool
-
Đọc Bài Thơ “Mây Và Bông” Của Tác Giả Ngô Văn Phú Rồi Trả Lời Câu ...