Màu Sắc Ca Dao Trong Bài Thơ “Mây Và Bông” Của Ngô Văn Phú

Thứ hai, 02/12/2024, Trang chủ Liên hệ với ban biên tập
  • Lục bát mỗi ngày
  • Thành viên Lục Bát
  • Sự kiện nhân vật
  • Lục Bát xưa và nay
  • Văn hóa tâm linh
  • Tác giả - Chùm thơ
  • Lục Bát quán
  • Mõ làng Lục Bát
  • Câu lạc bộ Lục Bát
  • Sưu tầm & Giới thiệu
  • Sách đẹp - Sách hay
  • Diễn đàn lục bát
  • Thư ngỏ
  • Trương Nam Chi: Lần đầu viết thơ cho thiếu nhi
  • Thi ca điểm hẹn : Nhà thơ Cúc Vàng gọi mặt trời thức giấc
  • Hẹn nhau Ngày Thơ Lục Bát - Một ca khúc ý nghĩa ra đời vào đúng Lễ hội Lục Bát Nhâm Thìn
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng nói về Nhật ký chiến trường nhân ngày 27 tháng 7
  • Chương trình thơ ca hòa điệu HTV 9 - Nhà thơ Lê Minh Dung
  • Chương trình thơ ca hòa điệu HTV 9 - Nhà thơ Nguyễn Đình Trọng
  • Ca khúc hát về Lục bát Việt Nam- Thơ Nguyễn Đình Trọng- Nhạc Nguyễn Thịnh
  • Bao giờ Việt Nam có điệu nhảy nổi tiếng như Gangnam Style ?
  • Lục bát tháng bảy- Thơ: Lưu Thế Quyền - Thể hiện: Nghệ sĩ Ngọc Cao.
  • Nhật ký An ninh TV ngày 30/4/2015
  • Chương trình VOH giới thiệu CLB Lục Bát SG
  • Truyền hình Quốc phòng giới thiệu sách Phi công Mỹ ở Việt Nam
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng và "Chuyện tem ngày Tết"
  • Ước Mơ Trẻ Mồ Côi (Thơ: Thanh Tỉnh - Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ - Trình Bày: Đông Quân)
  • Ca khúc Thắm Nồng Tình Ta (Thơ: Lê Ngũ Nam Phong - Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ - Trình Bày: Huỳnh Thật)
  • Giã bạn (thơ Nguyễn Đình Trọng- nhạc Nguyễn Thịnh- ca sĩ Đoàn minh)
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người là bài ca bất tử ( thơ Nguyễn Văn Tuấn, nhạc Trần Xuân Lâm)
  • Ca khúc "Chiến sĩ Gạc Ma"- Nhac và lời: Đoàn Đức yên Khang
  • Ca khúc Võ Nguyên Giáp Sáng vòng nguyệt quế (Thơ Trương Nam Chi- Nhạc Trịnh Thùy Mỹ- ca sĩ Ngọc Biển)
  • Nhà văn Đặng Vương Hưng nói về Nhật ký Bùi Kim Đỉnh tại Phú Thọ
Xem tiếp những Video đã có
  • Hơn 37.000 người chết trong động đất Thổ Nhĩ Kỳ, Syria
  • Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã dịch chuyển ba mét sau động đất
  • Chat GPT (Generative Pre-trained Transformer) có thể làm thơ?
  • Họa sĩ Đặng Ái Việt và hành trình 8 năm rong ruổi khắc họa chân dung gần 1700 bà mẹ Việt Nam anh hùng
  • Cận cảnh từ A - Z quy trình làm cốm thơm nức của làng cốm Mễ Trì
  • Cuộc sống cả đời không tách rời của những cặp sinh đôi dính liền
  • TÊN CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
  • Gia Lai: Xuân về, những cô gái “phố núi” xúng xính áo dài dạo phố hoa
  • Năm Kỷ Hợi, tìm hiểu về những chính trị gia tuổi Hợi
  • Phong tục đẹp ngày xuân của người Việt
Màu sắc ca dao trong bài thơ “Mây và Bông” của Ngô Văn Phú (22/10/2008)

Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây

Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng.

Ngô Văn Phú

Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.

Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:

“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”

Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.

Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.

Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”, … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.

Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.

Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.

Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.

Hoàng Trọng Muôn

Chia sẻ: Twitter Google Yahoo Facebook Gửi cho bạn bè Mỗi độc giả cũng là một tác giả (Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên *
Địa chỉ *
Email *
Điện thoại *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
Tuấn Khuê - tuankhue1944@ gmail.com - 0918 558 102 - Lập Thạch Vĩnh Phúc (Ngày 27/06/2019 7:18:49)

Có mặt ở "sân chơi Thơ " ,vì đam mê & giao lưu bè bạn .

Ngô Thùy Linh - linhhk1a@ming.vn - 0974502420 - Thành phố Bắc Giang (Ngày 25/03/2018 21:09:59)

Định mệnh

Trần Thảo My - tranthaomy49@gmail.com - 0945678253 - Hải Phòng (Ngày 28/01/2018 21:30:07)

Phần nhận xét rất hay và sâu sắc nhưng chưa đi sâu vào việc phân tích cac nét nghệ thuật.

vi nhật xuân - vinhatxuan@gmail.com - 01693308009 - tây giang tiền hải thái bình (Ngày 25/08/2017 21:23:44)

bà thơ này hay,nhưng tôi thấy bài viết nó chưa có phần phân tích biện pháp nghệ thuật so sánh,dường như nó chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài chứ chưa đi sâu

Các bài khác:
  • Đến với bài thơ hay " Xin đừng gọi Mẹ là Bà" thơ Phạm Luyến lời bình : Nguyễn Thị Bình.
  • Đến với bài thơ hay
  • Đến với bài thơ hay
  • Bài thơ “Chiều Đồng Lộc”, tác giả Trịnh Toại, lời bình: “Đất thiêng của mười đóa hoa bất tử" của Vương Bảo.
  • Đến với bài thơ hay
  • Đến với bài thơ hay : 'CÕNG GÙI CON CHỮ LÊN NƯƠNG của tác giả: Nguyễn Quang Huỳnh
  • Đến với bài thơ hay “SỢI TÌNH YÊU” của tác giả Thu Anh – Lời bình: “CHỊ NGỒI ĐAN ÁO CHỜ ANH” của Vương Bảo.
  • Đến với bài thơ hay : ' Em là..." của nhà giáo Trần Thị Thu Hà.
  • Hình ảnh mẹ trong thơ Nguyễn Quang Huỳnh. Bài bình của Thạc sỹ Ngữ văn Nguyễn Thị Bình trong tập thơ "Lục Bát duyên quê"
  • Đến với bài thơ hay: "Chị tôi" của tác giả: Vũ Trọng Thái Bình thơ : Đỗ Trọng Kim.
Tài khoản
Mật khẩu
  • Báo mới
  • Tìm kiếm qua Google
  • Tin mới
  • Công an Nhân dân
  • Việt Nam Nét
  • Dân Trí
  • Vnexpress
  • VNTime
  • Kênh 14
  • Hội Nhà văn Hải Phòng
  • Đọc báo trực tuyến
  • Hội Nhà văn Việt Nam
  • Văn nghệ Quân đội
  • VN Sông Cửu Long
  • Hội Nhà văn TP. HCM
  • Truyền hình Việt Nam
  • Tiền Phong
  • Thể thao & Văn hóa
  • Thanh Niên
  • Tuổi Trẻ
  • Báo Lao Động
  • Công an TP. Hồ Chí Minh
  • Sài Gòn Giải Phóng
  • Báo Nhân dân
  • Hà Nội Mới
  • Quân đội Nhân dân
  • Facebook
  • Youtube
  • VTC News
  • EVA
  • VNPT
  • Mua và Bán
  • Tạp chí Tia Sáng
  • Kinh tế Việt Nam
  • Trang chủ
  • Lục bát mỗi ngày
  • Thành viên Lục Bát
  • Sự kiện nhân vật
  • Lục Bát xưa và nay
  • Văn hóa tâm linh
  • Tác giả - Chùm thơ
  • Lục Bát quán
  • Mõ làng Lục Bát
  • Câu lạc bộ Lục Bát
  • Sưu tầm & Giới thiệu
  • Sách đẹp - Sách hay
  • Diễn đàn lục bát
  • Thư ngỏ
NHÓM THƯỜNG TRỰC BIÊN TẬP: Chủ nhiệm: Nhà thơ Trương Nam Chi (TP. HCM); ĐT: 0903 318 188; Email: truongnamchi61@gmail.com Trưởng Ban Kết nối các CLB: Nhà thơ Hương Sinh (Hưng Yên); ĐT: 0123 712 4046; Email: huongsinh1953@yahoo.com.vn Trưởng Ban Kết nối tác giả và bạn đọc: Nhà thơ Vũ Thương Giang (Cộng hòa Ucraine); Email: thuonggiang.vh_kiev@yahoo.com NHÓM ADMIN CÁC CHUYÊN MỤC VÀ MỸ THUẬT: *Nhà thơ Trịnh Toại (Hải Phòng); ĐT: 0983 325 625; Email: tvtoai@gmail.com *Nhà thơ Hồ Đình Bắc (TP. Hải Dương); ĐT: 0912 280 375; Email: hodinhbac@gmail.com*Nhạc sĩ Trịnh Thùy Mỹ (TP. HCM); ĐT: 0906 373 470: Email: mytrinh_0507@yahoo.com.vn *PGS, TS Trần Mạnh Tuân (ĐH Thủy Lợi); ĐT: 0913 530 266; Email: tuan_hwru@fulbrightmail.org NHÓM DIỄN ĐÀN TRÊN MẠNG FACEBOOK: Chủ nhiệm Diễn đàn Lục Bát Việt Nam: Nhà thơ Nguyễn Quỳnh (Bắc Ninh); ĐT: 0965 777 523; Email: nguyenquynh19751234567890@gmail.com Các Quản trị và Kiểm sát viên facebook Lục Bát Việt Nam: Nhà thơ Đồng Thị Chúc - Nhà thơ Nguyễn Bích Nên - Nhà thơ Trần Trọng Giá SÁNG LẬP WEBSITE LỤC BÁT VIỆT NAM: Nhà thơ Đặng Vương Hưng (TP. Hà Nội) Facebook: Đặng Vương Hưng; Fanpage: LỤC BÁT VIỆT NAM Điện thoại: 0913 210 520; Email: dangvuonghung@gmail.com Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Lục Bát Việt Nam qua hộp thư email: lucbat.com@gmail.com Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Lục Bát Việt Nam: Lục Bát Hội Quán - Số 6, ngõ 40, phố Võ Thị Sáu, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội; Ngoài địa chỉ: www.lucbat.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.lucbat.net hoặc www.lucbat.com Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên. Đề nghị ghi rõ nguồn khi trích dẫn lại tư liệu. Thông báo từ Lục bát Việt Nam

Từ khóa » Bài Thơ Hỡi Cô Má đỏ Hây Hây