Cảm Nhận Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Nhất - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Cảm nhận khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ ngắn nhất? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung ngắn gọn, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!
Mục lục nội dung Dàn ý Cảm nhận khổ 1 Đây thôn Vĩ DạCảm nhận khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ DạCảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu số 1Cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu số 2Dàn ý Cảm nhận khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ
I. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử và tác phẩm đây thôn Vĩ Dạ.
II. Thân bài
1. Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
- Một câu hỏi của chính tác giả.
- Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng.
- Cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả.
- Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình.
2. Câu 2: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
- Câu thơ cho ta thấy cảnh vật bừng sáng hơn nhờ ánh nắng.
- Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ.
- Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ.
3. Câu 3: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
- Một vẻ đẹp xanh như ngọc “mướt”, một trạng thái rất ấn tượng.
- Bên cạnh sự gần gũi cũng có sự xa lánh và tự xa rời.
4. Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền
- Con người như hòa vào thiên nhiên, như ẩn sau thiên nhiên.
- Tạo nên một vẻ đẹp riêng của phố Huế.
III. Kết bài
Nêu cảm nhận của em về khổ một bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Ví dụ:
Khổ một bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với thành phố Huế mộng mơ. Đồng thời qua đó hình ảnh thiên nhiên Huế được thể hiện hết sức sinh động, đẹp đẽ và sống động.
Cảm nhận khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Đây thôn Vĩ Dạ rút trong tập Thơ điên của Hàn Mặc Tử- tập thơ được xuất bản sau khi ông qua đời (1940). Xuất xứ bài thơ có liên quan đến câu chuyện tình giữa thi sĩ nghèo với cô con gái ông chủ sở Đạc điền Quy Nhơn. Tuy chỉ là mối tình đơn phương nhưng nó đã để lại trong lòng thi sĩ họ Hàn một ấn tượng sâu sắc. Và trong bài thơ này, ý nghĩa của ấn tượng ấy không chỉ dừng lại ở chỗ đối với một con người cụ thể, một làng quê cụ thể, mà còn có giá trị phổ quát, giá trị nhân văn hết sức sâu đậm.
Mở đầu bài thơ có lẽ là lời trách thầm, và cũng là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng. Đó là lời tác giả nói với Kim Cúc, hay lời Kim Cúc được tưởng tượng ra để trách móc nhà thơ? Cũng có thể hiểu đó là lời một nhân vật trữ tình phiếm chỉ: Sao anh khoongb về chơi thôn Vĩ?
Hình ảnh “nắng mới, hàng cau” cùng với lá vườn mướt “xanh như ngọc” tạo ra một bức tranh chói lòa ánh sáng và rực rỡ sắc màu. Người ta không hết bàng hoàng là vì sao, qua hàng tràm năm, bức tranh làng cảnh Việt Nam vẫn thiếu vắng một hình ảnh rất dân dã, quen thuộc mà lại tươi đẹp đến rực rỡ như hình ảnh “nắng mới - hàng cau” trong bài thơ này?
Câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” đã gây nhiều cách hiểu: có người cho đó là gương mặt của người đàn ông vuông vức “chữ điền”, tượng trưng cho người quan chức thời phong kiến; có người lại cho đó là gương mặt đẹp của người xứ Huế nói chung..., nhưng muốn hiểu thế nào thì câu thơ bí ẩn này vẫn mang phong vị và vẻ dẹp cổ kính, có lá trúc, có gương mặt chữ điển, có thể tượng trưng cho quê hương và con người xứ Huế.
Hóa ra cần trúc, lá trúc là một nét riêng của Vĩ Dạ thôn. Nó là cảnh thực, nhưng cũng là cảnh ẩn dụ, tượng trưng. Trước hết cần hiểu hai câu thơ này theo lối tả thực: Đây là cảnh tượng trời mây bên bến sông. Cái cảnh ấy vừa có nét đẹp hoang sơ, dân dã, vừa có nét “cung đình”. Gió, mây và dòng nước đều được nhân hóa để trở nên có hồn, sinh động. Nhưng cái hay của hai câu thơ vẫn còn là bí ẩn. Gió, mây, sông nước còn như ẩn chứa điều gì kín đáo, khó nói thành lời. Có thể thấy ở đây những ý nghĩa ẩn dụ không toàn phần - tức là “ẩn dụ một nửa”, “bán ẩn dụ”. Tác giả không lấy cảnh để nói tình một cách đơn thuần như những ẩn dụ thường thấy trong ca dao.Ở đây, tác giả vừa tả thật, vừa ẩn dụ. Sở dĩ phải viết như vậy vì tình cảm của Hàn với Kim Cúc chưa có gì để mà tả thật, cũng chưa có gì để mà ẩn dụ. Cho nên phải thật sự kín đáo, thật sự tế nhị và tự trọng.
Đó lại là một câu hỏi tu từ, và dầu không thể trả lời, ta vẫn thấy câu hói ấy thống nhất với mạch cảm xúc chung của cả bài thơ: mở đầu và kết thúc đều là câu hỏi tu từ. Cả bài thơ là một câu hỏi lớn không cần ai giải đáp. Đó chính là tình yêu, là tâm hồn Hàn Mặc Tử. Cũng chính là lời yêu nhắn gửi lại cuộc đời này với tất cả những nỗi niềm day dứt khó quên.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trước hết là một bài thơ tình, cũng là một bài thơ về đất nước, con người, nhưng quan trọng hơn là một bức di thư, gửi gắm niềm yêu thống thiết, bắt đầu từ một mối tình dang dở, nhưng kết thúc ở tình đời bao la. Tình yêu của Hàn Mặc Tử đối với một người con gái xứ Huế, đối với một làng quê xứ Huế, và rộng lớn hơn là đối với tất cả cuộc đời này thật sự đã đạt tới một tình yêu bất tử.
Bên cạnh đó, bạn có thể viết thêm bài cảm nhận khổ cuối bài Đây thôn vĩ dạ để hiểu rõ hơn ý nghĩa mà nhà thơ Hàn Mạc Tử muốn truyền tải.
Cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu số 1
"Thơ chỉ tràn ra khi cảm xúc thật đầy". Thật vậy, thơ là điệu cảm xúc, thơ là cứu cánh cho cuộc đời mỗi người. Đối với Hàn Mạc Tử cũng vậy, thơ trở thành nơi ông bày tỏ bao nỗi niềm giấu kín cùng cảm xúc mãnh liệt nhưng tồn tại trong đau thương. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của ông là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hàn. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên đẹp xứ Huế và tình đời tình người sâu kín.
Cảnh sắc thiên nhiên nơi thôn Vĩ Dạ được gợi mở ra tươi mới tràn ngập sức sống:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Mở đầu là câu hỏi: "sao anh không về chơi thôn Vĩ?" vang lên như lời trách thầm, lời nhắn gửi nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình. Câu hỏi là của ai? Mà vừa có nhiều cung bậc như vậy. Không phải là của Hoàng Cúc, hay một cô gái nào khác ở Thôn Vĩ vậy thì của ai? Của Hàn Mạc Tử, dường như tác giả tự phân thâm để chất vấn chính mình. Cũng là một lời xác nhận đã lâu rồi không về thôn Vĩ, và không biết đến bao giờ, đến khi nào mới có thể trở về để thăm lại nơi đầy gắn bó những dấu yêu kỉ niệm. Không những vậy, câu hỏi còn là cái cớ rất đáng yêu, nhẹ bẫng lại xót xa để gợi về kỉ niệm thôn Vĩ và bức tranh thôn Vĩ mở ra tự nhiên ở ba câu thơ tiếp với nắng hàng cau, vườn cây và cành lá trúc thân thuộc. "nắng hàng cau" là nắng đầu tiên của buổi sáng sớm, cũng là hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mạc Tử.
Buổi sớm với những hàng cau cao và thẳng vươn cao đón ánh nắng đầu tiên. Sau một đêm bừng tỉnh, sương còn chưa tan hết, nắng mới đã bừng lên tràn ngập trên những hàng cây mới mẻ thanh tân. Trong những câu thơ không chỉ miêu ta ánh nắng một lần mà tác giả còn sử dụng điệp từ "nắng" vẽ ra luồng ánh sáng của thời gian , nắng lan trên đầu vạn vật từ trên cao xuống thấp, tràn cả khu vườn. Khoác lên tấm áo mới tươi tắn thanh tân. Vườn thôn Vĩ ngời lên sắc xanh "xanh mướt như ngọc" thân thuộc. "Mướt" manh sức gợi cảm cao, không chỉ diễn tả màu sắc mà còn cả sức sống. Tính từ độc đáo kết hợp sử dụng biện pháp so sánh "xanh như ngọc" khiến khu vườn biếc lên một màu ngọc lung linh. Vừa có màu sắc xanh tươi vừa lấp lánh ánh sáng khi bóng nắng trên cao chiếu dọi tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Nét đẹp thân thuộc mà cũng rất xa xôi qua đại từ phiếm chỉ "ai", trong " vườn ai" gợi lên một nét đẹp khó nắm bắt, đẹp nhưng lại quá xa vời. Tất cả chỉ là sự sống của thế giới ngoài kia- một thế giới mà tác giả mong muốn. Cảnh thiên nhiên được tô điểm với sự xuất hiện của con người: "lá trúc che ngang mặt chữ điền". Quả là một hình ảnh độc đáo, đa nghĩa với khuôn mặt chữ điền hiền hòa phúc hậu kín đáo che đi bởi màu xanh của lá trúc thanh mảnh. Thật vậy, đây là một sản phẩm sáng tạp quen thuộc trong thơ Hàn được tạo bởi mặc cảm chia lìa của con người luôn tự nhận mình đứng ngoài những cuộc vui. Mở ra một ấn tượng say đắm trong hồn thơ Hàn Mạc Tử trữ tình sâu lắng cùng với đó bộc lộ những khắc khoải chi phôi khi hướng về thôn Vĩ.
Nếu khổ thơ thứ nhất là một bức tranh xanh tươi thì ở khổ thơ thứ hai là bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Hình ảnh gió mây, sông nước, trăng hiện lên khác biệt. Gió và mây không đi liền với nhau như vốn dĩ gió thổi mây bay hưng ở đây gió và mây chia làm đôi ngả. Những sự vật vốn dĩ không thể tách rời, thì hồn thơ Hàn Mạc Tử đã chia cắt một thứ không thể cắt chia. Bản thân dòng nước là một vật vô tri vô giác nhưng ở đây" dòng nước buồn thiu". Một biện pháp nhân hóa khiến dòng sông mang tâm trạng con người. Hay đó là sự chảy trôi của tâm trạng, là nỗi buồn li tán của sự vận động của mây, của gió, cũng chính là mặc cảm chia lìa của tác giả thấm vào cảnh vật. Trên dòng sông ấy là những bông hoa bắp lay. khẽ động ở đôi bờ rất nhẹ rất khẽ. Khi đặt chúng cùng với gió, mây, nước hoa bắp lay gợi sự tàn buồn hiu hắt khiến cảnh sông nước hiện lên hoang vắng rợn ngợp thấm thía nỗi buồn của sự chắc chở thê lương. Nỗi buồn thi sĩ hòa cùng nhịp buồn xứ Huế vang lên câu hỏi:" Thuyền ai đậu bến sông trăng đó". Trong tâm trạng ấy, chợt bật lên ước ao khát vọng là có một điều gì đó có thể trở về với mình để níu giữ, để bám víu. Những ước mơ của thi sĩ gắn liền với trăng với nhạc. Đó là ước mơ khao khát được tri âm. Ở trăng luôn có những vẻ đẹp mà Hàn Mạc Tử luôn hướng tới. Qua câu thơ ta tưởng tượng cả một dòng sông trăng đang chảy trôi hay trăng đang tan mình trong nước. Hình ảnh "thuyền chở trăng" vừa mơ vừa thực hư ảo huyền hoặc đến khó phân định. Đối với trăng tác giả không chỉ gắn vào đó những ước mơ khát vọng mà còn cả nỗi lo lắng, mặc cảm với hiện tại ngắn ngủi qua từ "kịp". Sự bối rối hiện hữu trong câu chữ bổ khát vọng thì ít mà cảm giác bi kịch thì nhiều. Mong mỏi của Hàn Mạc Tử gắn liền với đau thương dự cảm đổ vỡ
Ở khổ một và khổ hai là khắc họa bức tranh thiên nhiên thì ở khổ ba hình ảnh người con gái trong lòng tác giả xuất hiện với bao da diết nhớ mong:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Giọng thơ khẩn khoản, gấp gáp thể hiện khao kháy gắn liền với hình bóng cụ thể:" khách đường xa" và "em" với tà áo trắng. Thấp thoáng hình bóng giai nhân, dường như " khách đường xa" và "em" là một. "Em" là một giấc mộng say đắm mộng ảo. Đó là hình bóng đẹp đẽ nhưng vô cùng xa xôi diệu vợi thuộc về thế giới ngoài kia. Với thi sĩ thì hình bóng đó chỉ hiện hưu trong giấc mộng dài. Tưởng chừng giấc mộng như tác giả ngỡ ngàng phát hiện giai nhân đang hiện hữu với tà áo trắng thuần khiết mỏng manh. Đó là vẻ đẹp mà tác giả luôn tôn thờ. Đúng lúc giai nhân hiện hữu rõ nhất trong tâm tưởng cũng là lúc nhà văm tuyệt vọng nhất vì đang tuột mất nó khỏi tầm tay.
Khép lại tác phẩm với câu hỏi vang lên da diết:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Chủ thể trữ tình đã trở về với thực tại đầy đau thương với màn sương khói của thực tại hay chính là sương khói của thời gian che phủ khiến tất cả trở nêm xa với hư ảo che mờ nhân ảnh của người yêu thương. Kết bài thơ lại một lần nữa vang lên câu hỏi đầy khắc khoải với đại từ phiếm chỉ "ai" có thể là tác giả cũng có thể là người con gái tác giả thầm thương. Tiếng ai vang lên chơi vơi khép lại bài thơ trong nỗi sầu mênh mang trong khát vọng không thôi hướng về tình người. Đó là khao khát được sẻ chia, thấu hiểu và yêu thương dẫu cô đơn tuyệt vọng nhưng không thôi khát khao
Như vậy bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mang đến cho người đọc những giá trị sâu sắc. Bên cạnh đó, bài thơ cho ra thấy khi con người bị đẩy đến tận cùng của khổ đau và bế tắc nhưng vẫn hướng đến cuộc đời sự khao khát sẻ chia.
Cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu số 2
Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới thì Hàn Mạc Tử được mệnh danh là nhà thơ lạ nhất trong các nhà thơ mới. Thơ của ông nổi bật với những đường nét và màu sắc riêng khi thì táo bạo ấn tượng, khi thì thanh trong thoát tục. Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của ông là một bài thơ rất hay và để lại nhiều tình cảm trong trẻo trong lòng người đọc.
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ gợi nhiều suy tưởng trong lòng người đọc:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Đây liệu có phải là câu hỏi có đượm một chút trách khéo của cô gái về việc chàng trai đã lâu không về thăm thôn Vĩ Dạ. Bởi, khi làm bài thơ này, Hàn Mạc Tử đang ở trại phong Tuy Hòa và nhận được bức ảnh của Hoàng Cúc về miền quê xứ Huế, ông theo đó mà miêu tả những đường nét của xứ Huế qua trí nhớ mà bức ảnh gợi lại. Nhưng với câu hỏi này, ta cũng có thể hiểu đó là một lời mời chàng trai về thăm thôn Vĩ của cô gái xứ Huế. Rồi từ câu hỏi đó, thi sĩ đã nhìn thấy bao nhiêu cảnh sắc, con người xứ Huế:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Từ trong tưởng tượng của người đọc, một bức tranh tươi đẹp về thiên nhiên, con người xứ Huế được hiện lên nên thơ, yên bình. Cả bức tranh nổi bật lên màu nắng tươi mới trên bầu trời cao xanh, màu nắng ấy đã làm tỏa rạng cả một vườn xanh tươi. Từ "mướt" trong câu thơ gợi cho người đọc cảm giác xanh tươi lạ thường, có liên tưởng mảnh vườn nhỏ y như một viên ngọc thnah thoát mà đồng nội giữa cảnh sắc xứ Huế. Đặc biệt, nổi bật trong những sắc màu tốt tươi tuyệt vời mang lại cảm giác thanh bình yên ả ấy, hình ảnh con người xứ Huế hiện lên hiền lành, đôn hậu với "khuôn mặt chữ điền" ấn lấp sau lá trúc, một biểu tượng cho sự thanh tao của người quân tử. Có thể đó là khuôn mặt dễ mến, đôn hậu của con người xứ Huế trong tâm thức nhà thơ cũng có thể là hình ảnh người con gái Huế thân thương dịu dàng. Ở khổ một này, tất thẩy cả màu sắc đến đường nét đều tạo cho bức tranh một sự tươi sáng lạ thường, khiến lòng người yên ổn, nhưng ở đạn thơ thứ hai, giống như những cảm xúc vui tươi nhất thời khi đsn nhận được món quà đã qua, xúc cảm bám viú bao nhiêu ngày nay trở lại, ta nhận ra giọng đượm màu chia cách trong giọng thơ;
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
"Gió" và "mây" vốn là hai hiện tượng thân thiết nhưng ở câu thơ của Hàn Mạc Tử thì lại mỗi thứ một đường, tạo một sự chia xa khó tả. Không chỉ có vậy, sự êm đềm của dòng sông xứ Huế lại tạt vào lòng người cảm giác "buồn thiu", những cánh hoa bắt "lay" cũng gợi sự mỏng manh yếu ớt khiến cho cả không giam nhuốm màu thê lương. Trong khung cảnh không nhiều vui tươi như thế, một câu hỏi tu từ chợt bật ra:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Câu này là hỏi cho thuyền cho trăng hay là hỏi cho chính con người? Câu hỏi bật lên nhẹ nhàng nhưng nặng trĩu sự lo lắng, sự thấp thỏm, không biết liệu rằng có còn kịp hay không? Kịp để nhìn thấy sự tươi đẹp của cuộc đời, của con người, có kịp làm điều mong ước, tất cả đều là sự khát khoa giao cảm đến tột cùng khi con người ta phải xa với đời trong chốn cô đơn và ngày ngày chờ đến lời phán quyết cuối cùng của cuộc đời mình. Ở đoạn thơ thứ ba, khát khoa này càng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Điệp từ "khách đường xa" được lập lại như thể nhấn mạnh sự ước ao, sự lưu ý bao nhiêu ngày tháng. "Khách đường xa" ở đây là ai? Có lẽ là cô gái chăng? Hay chỉ là một người nào đó vu vơ, mơ là để vơi đi nỗi cô đơn bao nhiêu ngày tháng, mơ là để ước ao có một ai đó đến với nhân vật trữ tình trong những ngày đau khổ này. Chỉ có điều: "Áo em trắng quá nhìn không ra". Màu trắng là màu sắc rất hay xuất hiện trong thơ của Hàn Mạc Tử, luôn là biểu hiện của sự tinh khôi thanh khiết, giống y như nàng trinh nữ, lúc nào cũng trắng trong tuyệt vời. Nhưng có lẽ do màu trắng tinh khôi của áo mà trong giấc mơ của mình, Hàn Mạc Tử đã không thể nhìn rõ cô gái, bởi sương khói mông lung đã làm mờ nhạt cả trí nhớ, chỉ còn lại sự thanh khiết không gì nhạt phai. Kết thúc bài thơ, một câu hỏi tu từ lại được thốt lên hết sức thiết tha:
Ai biết tình ai có đậm đà?
Ai ở đây là ai? Là cô gái? Chàng trai đang băn khoăn về tình cảm của cô gái, hay chính là chàng trai đang có ý trách cô gái không nhận ra tình ảm đậm đà bấy lâu của mình. Hay có lẽ đây là nghi vấn về tình cảm của con người với con người, của người đời dành cho nhau. Thật khiến người ta phải suy ngẫm!
Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" là một trong số ít những bài thơ không mang những nét u buồn thất vọng về cuộc đời nhưng cũng không hẳn là mang âm hưởng vui tươi. Tuy nhiên ta vẫn nhận ra những tình cảm hết sức sâu sắc, yêu đời, yêu đời và khát khao giao cảm hơn hết. Đọc bài thơ ta không khỏi nhận thấy sự âm vang trong tâm trí bởi cảm tình thiêng liêng và chân thành.
---/---
Như vậy Top lời giải đã trình bày xong bài văn mẫu Cảm nhận khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt môn Văn!
Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 1 đây Thôn Vĩ Dạ
-
Top 7 Mẫu Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1
-
Cảm Nhận Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Nhất (16 Mẫu) - Văn 11
-
Top 9 Bài Phân Tích Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Nhất
-
Văn Mẫu Lớp 11: Cảm Nhận Khổ 1 Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn ...
-
Cảm Nhận Về Khổ Thơ đầu Tiên Trong Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Cảm Nhận Khổ 1 Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ - CungHocVui
-
10 Bài Văn Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Phân Tích Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Luxury
-
Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Cảm Nhận Về Khổ Thơ đầu Bài đây Thôn Vĩ Dạ - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Phân Tích Khổ Thơ đầu Trong Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Cảm Nhận Khổ Thơ đầu Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử
-
Phân Tích Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ Học Sinh Giỏi
-
Cảm Nhận Về đoạn đầu Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) (HS ...