Cảm Nhận Về Khổ Thơ đầu Tiên Trong Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Văn mẫu
  4. Văn mẫu lớp 11
Cảm nhận về khổ thơ đầu tiên trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử (7) 143 lượt xem Share

Đến với khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử người đọc cảm thấy vô cùng choáng ngợp trước một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, tươi tắn và có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Để cảm nhận được một cách đầy đủ về khổ thơ đầu này eLib mời các em cùng tham khảo những bài văn mẫu dưới đây. Chúc các em học tốt!

Mục lục nội dung

1. Dàn ý tìm hiểu khổ đầu trong Đây thôn Vĩ Dạ

2. Cảm nhận của em trong khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ

3. Bình giảng khổ thơ đầu tiên của Đây thôn Vĩ Dạ

4. Phân tích ý nghĩa khổ 1 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận về khổ thơ đầu tiên trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

1. Dàn ý tìm hiểu khổ đầu trong Đây thôn Vĩ Dạ

a. Mở bài:

- Giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ.

- Dẫn dắt ấn tượng để đi vào phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

b. Thân bài:

- Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

+ Một câu hỏi của chính tác giả.

+ Sự độc đáo trong dùng từ, 7 chữ nhưng 6 chữ là thanh bằng.

+ Cho thấy nỗi buồn tha thiết, tiếc nuối của tác giả.

+ Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình.

- Câu 2: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên:

+ Câu thơ cho ta thấy cảnh vật bừng sáng hơn nhờ ánh nắng.

+ Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ.

+ Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ.

- Câu 3: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc:

+ Một vẻ đẹp xanh như ngọc “mướt”, một trạng thái rất ấn tượng.

+ Bên cạnh sự gần gũi cũng có sự xa lánh và tự xa rời.

- Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền:

+ Con người như hòa vào thiên nhiên, như ẩn sau thiên nhiên.

+ Tạo nên một vẻ đẹp riêng của phố Huế.

c. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về khổ một bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

2. Cảm nhận của em trong khổ 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi thương nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của ông. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Chính vì vậy, qua bao nhiêu thế hệ, người ta có ba ý kiến nhận định về bài thơ: Đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời yêu thương với một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của thi phẩm đã thể hiện một cách thật tha thiết, xúc động những tâm tình ấy.

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

“Đây thôn Vĩ Dạ” được Hàn Mặc Tử viết khi đang mắc bệnh nan y - bệnh phong, căn bệnh khiến nhiều người xa lánh, hắt hủi ông nên ông luôn mang trong mình nỗi niềm khao khát được sẻ chia, đồng cảm, muốn trở về với cuộc đời. Nằm trong bệnh viện và nhận được tấm bưu thiếp của người con gái ông thầm thương trộm nhớ, Hàn Mặc Tử lấy đó làm cảm hứng để bài thơ được ra đời. Qua đó, ông đã vẽ nên bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi niềm cô đơn của ông về một mối tình đơn phương xa xăm vô vọng. Không chỉ vậy, bài thơ cũng là tấm lòng yêu tha thiết của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống, con người xứ Huế.

Câu thơ đầu tiên, độc giả bắt gặp từ “sao” là một từ để hỏi đứng đầu câu thơ, mở đầu bài thơ. Nó gợi ra sự xao động, băn khoăn của nhân vật trữ tình. Từ “anh” chỉ nhà thơ, thể hiện nhân vật phiếm chỉ trong thơ. Đây là hình thức câu hỏi tu từ, thể hiện một sắc thái gần gũi, dân dã, thể hiện tình cảm chân thật. Khi đọc câu thơ đầu tiên, độc giả sẽ đặt ra vấn đề: Câu hỏi đó là lời mời mọc, lời trách móc hay đó có phải là lời của cô gái? Đây như là lời của chính tác giả, thể hiện niềm khao khát, lời thúc giục niềm khao khát được về thôn Vĩ. Vì tác giả lâm bệnh nặng mà lại quá khát khao nên bằng tâm tưởng, tác giả đã về thôn Vĩ. Thôn Vĩ hiện ra trong trí nhớ của nhà thơ, cả một thế giới sống đã ùa về, gợi ra trong lòng người bao cảm xúc.

Câu thơ thứ hai, từ “nhìn” là cái cảm nhận được bằng thị giác, rất chân thực. Dường như nhà thơ đang có mặt tại thời điểm nói để chiêm ngưỡng và miêu tả. Tác giả nhận ra sự di chuyển của nắng. Điệp từ “nắng” thể hiện nắng như len lỏi vào bức tranh, tràn trề trong bức tranh. “Nắng mới” là nắng buổi sớm, trong trẻo, tinh khôi, như mang đến luồng sinh khí, mang đến sự sống cho con người. Hình ảnh “hàng cau” lấp lánh trong nắng. Cau là loại cây thân thẳng, trong khu vườn là loại cây đón ánh nắng đầu tiên. Tác giả mở ra một bức tranh khỏe khoắn và tạo cho khu vườn có chiều sâu.

Giữa không gian đầy nắng ấy, thẳng tắp vươn lên những thân cau như nét bút muốn khuấy động cả khoảng trời trong trẻo, lắng nghe tiếng chuông chùa Diệu Đế, Thiên Mụ. Miền Trung đầy nắng và gió có hàng cau là điểm nhìn thân thuộc. Trong khu vườn thôn dã, cau là loài cây cao nhất, đón nắng đầu tiên. Bởi vậy, thứ “nắng hàng cau” là thứ nắng trong trẻo nhất, thanh tân nhất, thuần khiết nhất. Cây cau chia đốt thẳng, giống như thước đo tự nhiên cân đong mực nắng trong vườn. Nắng trong tâm tưởng Hàn Mặc Tử là thứ chất lỏng sánh ngọt lành của mẹ thiên nhiên rót đầy vườn, mặt trời càng lên cao, mực chất lỏng ấy càng dâng lên cho đến lúc phủ qua tán cau, cũng là bao trùm cả khu vườn bằng thứ sắc màu lấp lánh của nó.

Người con gái xứ Huế thường gắn với tà áo dài tím mộng mơ, chiếc nón bài thơ “mang hình bóng quê hương”. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, thiếu nữ ấy lại e ấp “che ngang” gương mặt sau “lá trúc”. Một nét vẽ rất đẹp họa ra vẻ dịu dàng, duyên dáng và tình tứ của thiếu nữ sông Hương. Người xưa có thanh nữ vịn cành mẫu đơn, giai nhân tựa nhành lan, nay lại có “mặt chữ điền” ẩn hiện sau cành trúc, lá trúc.

Cây trúc trong thi ca trung đại vốn biểu tượng cho người quân tử. Nơi mảnh vườn “xanh như ngọc” ấy lại có một người con gái nhẹ nhàng, e ấp mượn “lá trúc” “che ngang” gương mặt. Vẻ đẹp ấy thực sự giàu giá trị, vừa hồn hậu, mỏng manh, dịu dàng, lại vừa cứng cáp, tràn đầy sức sống, dẻo dai, bền bỉ, mang cốt cách của tao nhân nghìn xưa.

Cảm nhận khổ đầu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. Đó là tiếng lòng yêu đời tha thiết, dù đang có sự đau đớn cả về thể xác lẫn tâm hồn, nhưng tác giả vẫn dành cho đời cái nhìn đầy tin yêu, phải là một con người yêu đời lắm mới mơ tưởng về thôn Vĩ đẹp như vậy. Càng xót xa về số phận của Hàn Mặc Tử bao nhiêu, ta càng trân trọng niềm yêu đời quý giá của tác giả bấy nhiêu.

3. Bình giảng khổ thơ đầu tiên của Đây thôn Vĩ Dạ

Trong suốt dòng chảy của nền văn học, đã có không ít văn sĩ, thi sĩ rẽ ngược dòng hoài niệm để tìm về một “miền nhớ”, ví như “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Việt Bắc” của Tố Hữu. Những mảnh đất ấy không đơn thuần chỉ là một địa danh mà đã trở thành nơi ấp ôm trọn vẹn tiếng lòng xao động của người cầm bút, là một bến đỗ để ngàn năm vỗ về tâm hồn con người. Cũng để ngòi bút của mình tuôn chảy trong nguồn cảm hứng vô tận ấy, đốm lửa cháy mãnh liệt của phong trào Thơ Mới, người khởi xướng ra “Trường thơ Loạn” - Hàn Mặc Tử - đã để lại dấu ấn sâu sắc trên thi đàn Việt Nam với thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là cuộc hành trình về thăm chốn cũ trong tâm tưởng của tác giả, thể hiện một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc đời và tình yêu chưa bao giờ tắt với mảnh đất và con người xứ sông Hương, núi Ngự. Điều đó được thể hiện rõ nét trong khổ thơ:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Khổ thơ bắt đầu bằng một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” câu hỏi vang lên như một lời trách thầm, nhắn nhủ của nhân vật trữ tình trong tâm trạng vời vợi nhớ mong. Câu hỏi đó là của ai mà lại vừa hỏi vừa trách móc vừa nhớ mong nhất định không phải của Hoàng Cúc, không phải của cô gái nào ở thôn Vĩ. Vậy có thể là của ai? Có thể là của Hàn Mặc Tử tác giả đang phân thân để chất vấn chính mình. Câu hỏi đó như xác nhận một sự thật đã lâu rồi tác giả không được về thôn Vĩ hay không biết đến bao giờ có thể trở lại thôn Vĩ một lần nữa. Đó là cái cớ rất giàu chất thơ vừa nhẹ bỗng xót xa để gọi về những kỉ niệm thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng có tới sáu thanh bằng, thanh trắc duy nhất vút lên cuối câu như một nốt nhấn khiến cho lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía những nỗi niềm tiếc nuối vọng lên da diết khôn nguôi.

Ở câu thơ thứ hai, Hàn Mặc Tử nhanh chóng có mặt ở không gian Vĩ Dạ. Đây là một cuộc hành trình trong tâm thức nhà thơ.

Cái nắng được miêu tả “nhìn nắng hàng cau” song hành với một cái nắng tinh khôi mới mẻ khiến nhà thơ phải reo lên như con trẻ “nắng mới lên”; “nắng” được thắp trên những hàng cau. Du khách thấy được nắng hàng cau và càng đến gần khu vườn càng thấy màu xanh ngọc của là cây. Đôi mắt thi nhân đang ở trên khu vườn thôn Vĩ, như đang muốn xé toạc vòm trời đen để nhìn thấy bình minh nắng mới diệu kì thắp lên từ thôn Vĩ Dạ. Nơi có người mình thương nhớ như là một nơi ẩn chứa phép màu cổ tích.

Đã “vườn ai mướt quá” lại còn phát hiện ra cái “mướt quá” ấy còn “xanh như ngọc”. Tất cả đều non tơ và xanh như ngọc cho ta cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận được thanh âm của những chiếc lá ngọc. Vì “vườn ai” có phải chính là vườn em, là ta thấy khuôn mặt của em trong khu vườn ấy. Đọc thơ Hàn Mặc Tử chúng ta bắt gặp nhiều hình tượng, một thế giới vừa thực vừa ảo. Bởi thế, thật khó tin nhưng Hàn Mặc Tử đã gặp lại chính mình với gương mặt chữ điền thời còn là chàng trai trên đất Huế.

Câu thơ kết đoạn là nét cách điệu hóa rất tài tình của Hàn Mặc Tử nhằm ghi lấy hồn Vĩ Dạ. Có lẽ hình ảnh cành trúc đã trở nên quen thuộc khi nhắc đến con người nơi đây, mảnh đất cố đô văn hiến. Con người như hòa vào, như ẩn vào thiên nhiên một vẻ đẹp kín đáo tao nhã. Đó là vẻ đẹp riêng trong mảnh đất cố đô nhưng ngay trong dòng cảm xúc miên man ấy ta đã thấy nỗi buồn man mác xa nỗi thấm vào lòng người. Nhưng cũng có một điều đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử là vừa có ảnh hưởng thơ ca dân gian vừa có sản phẩm của lối thơ sáng tạo hay vẽ khuôn mặt sau hàng liễu được viết lên bởi mặc cảm chia lìa của con người luôn tự nhận mình đứng ngoài cuộc vui.

Cảm nhận khổ một bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh cảnh và người xứ Huế vừa trần thế vừa trong sáng, tinh khôi trong tâm trí Hàn Mặc Tử. Qua đó có thể thấy ở Hàn Mặc Tử một tình yêu quê, yêu người tha thiết, và cũng vời vợi nỗi nhớ mong của thi sĩ hướng về cảnh và người thôn Vĩ. Đọc bài thơ mà khơi gợi trong lòng người tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu con người cảnh vật nơi đây. Từ đó mà dạy chúng ta cách giữ gìn và bảo vệ những thứ xung quanh mình.

4. Phân tích ý nghĩa khổ 1 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp không nhỏ trong phong trào Thơ mới nói riêng và thành tựu thơ ca Việt Nam nói chung, ông còn được nhớ đến là “thi nhân của những mối tình”, “khuấy” mãi không thành khối. Với “Đây thôn Vĩ Dạ” ông đã chạm khắc vào tâm khảm muôn triệu trái tim một vần thơ tình yêu đơn phương, thơ mộng mà huyền ảo ở xứ Huế mộng mơ.

Thôn Vĩ Dạ được biết đến như sông Hương, núi Ngự của xứ Huế. Bởi vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi thấy nhiều tên tuổi như Nguyễn Bính, Bích Khuê, Nguyễn Tuân đều nảy sinh cảm hứng về xứ sở này. Nếu như mỗi tình yêu đều gắn với một thời gian và không gian cụ thể, thì mỗi hình ảnh của nhân vật trữ tình trong bài thơ đều gắn với thiên nhiên và con người thôn Vĩ với những kỉ niệm khó phai mờ.

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

Đây là lời trách yêu, một sự dỗi hờn thể hiện nỗi ngóng trông da diết của cô gái ở thôn Vĩ. Là lời nói dịu dàng chứa đầy yêu thương ấy chính đã gây xôn xao, đã trở thành giai điệu và phát ra lời nói.

"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên"

Hình ảnh “nắng hàng cau mới lên” gần gũi , giản dị mà hội tụ bao vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết của vườn Vĩ Dạ. Nắng mới lên là nắng ban mai, nắng của buổi bình minh dịu dàng, tinh khôi. Lại là thứ lắng đọng trên những tàu cau xanh mướt đẫm sương đêm nên lại càng thêm lung linh, rạng ngời hơn. Hương nắng mới quyện với hương cau thoang thoảng dịu ngọt, thanh cao biết mấy. Điệp từ “nắng” gợi hình và tạo nhạc. Có cảm giác từng chùm nắng xuyên qua tàu cau nhảy nhót rồi cứ dâng đầy,dâng đầy khắp mảnh vườn. Cả mảnh vườn chan hòa trong biển nắng lung linh. Từ “nắng” đứng đầu hai vế câu thơ khiến lời thơ du dương, ngân nga như một tiếng reo thầm. Có phải chăng trong khoảnh khắc này, vẻ đẹp thanh khiết lộng lẫy của Vĩ Dạ đã mê hoặc Hàn Mặc Tử khiến thi sĩ quên đi thực trạng đau thương này.

"Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"

Khung cảnh khu vườn xanh ngát, căng tràn sức sống của thôn vĩ hiện lên tươi đẹp đến ngỡ ngàng, để tăng hiệu quả về thẩm mỹ, tác giả Hàn Mặc Tử đã sử dụng cách so sánh đầy ấn tượng “xanh như ngọc”. Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật lung linh, thật đặc biệt. Từ “mướt” được tác giả sử dụng rất khéo không chỉ diễn tả được cái mượt mà, tươi tốt của vườn cây mà còn cho thấy sự khéo léo, chăm chỉ của bàn tay chăm sóc khu vườn ấy.

Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt:

"Lá trúc chen ngang mặt chữ điền"

Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu mang đến cho người đọc một liên tưởng, phải chăng đây chính là bóng dáng của người con gái Hàn Mặc Tử thương. Dáng vẻ xa xôi, bị cách trở bởi hàng trúc nhưng lại mang đến những xuyến xao da diết cho người nhìn. Đến đây, cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo.

Qua phân tích trên, có thể thấy, khổ đầu tiên của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong sáng, tươi tắn và có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.

  • Tham khảo thêm

  • docx Phân tích và cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
  • docx Phân tích khổ thơ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
  • docx Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
  • docx Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
  • docx Top 10 mở bài về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hay và sáng tạo nhất
(7) 143 lượt xem Share Ngày:20/01/2021 Chia sẻ bởi:Phuong TẢI VỀ XEM ONLINE

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi thế giới - M. Mandela
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí về thói vô trách nhiệm
  • Kể tóm tắt tác phẩm Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí Đừng sống bằng những thói quen hãy sống bằng trải nghiệm
  • Kể tóm tắt truyện Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài
  • Nghị luận tư tưởng đạo lí về ý nghĩa tình yêu và trách nhiệm giá trị của tuổi trẻ
  • Nghị luận hiện tượng đời sống về tình trạng học lệch của học sinh hiện nay
  • Kể tóm tắt tác phẩm Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng
  • Nghị luận về tư tưởng đạo lí Sống đẹp đâu phải là những từ trống rỗng
Nghị luận văn học lớp 11

Tự tình

  • 1 Phân tích bài thơ Tự tình 2
  • 2 Cảm nhận của anh chị về nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2
  • 3 Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài Tự tình 2
  • 4 Dàn ý phân tích bài Tự tình 2

Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

  • 1 Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù
  • 2 Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù
  • 3 Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
  • 4 Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Vào phủ chúa Trịnh

  • 1 Phân tích giá trị hiện thực trong Vào phủ chúa Trịnh.

Câu cá mùa thu- Nguyễn Khuyến

  • 1 Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
  • 2 Phân tích con người Nguyễn Khuyến qua Câu cá mùa thu
  • 3 Phân tích bức tranh mùa thu trong bài Câu cá mùa thu

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

  • 1 Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Thương vợ- Tú Xương

  • 1 Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong Thương vợ
  • 2 Phân tích bài thơ Thương vợ
  • 3 Vẻ đẹp nhân cách Tú Xương qua bài thơ Thương vợ

Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ)

  • 1 Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
  • 2 Phân tích nhân vật Xuân Tóc Đỏ
  • 3 Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng
  • 4 Phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

Hai đứa trẻ - Thạch Lam

  • 1 Phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ
  • 2 Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
  • 3 Phân tích chất thơ trong Hai đứa trẻ
  • 4 Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong Hai đứa trẻ

Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

  • 1 Phân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận
  • 2 Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

  • 1 Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
  • 2 Phân tích nhân vật Vũ Như Tô
  • 3 Phân tích và cảm nhận nhân vật Đan Thiềm
  • 4 Phân tích và nhận xét những mâu thuẫn

Chí Phèo - Nam Cao

  • 1 Phân tích và cảm nhận tiếng chửi của Chí Phèo
  • 2 Phân tích và cảm nhận tác phẩm Chí Phèo
  • 3 Phân tích nhân vật Chí Phèo
  • 4 Phân tích nhân vật Thị Nở
  • 5 Phân tích ý nghĩa bát cháo hành
  • 6 Phân tích hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo
  • 7 Phân tích hình ảnh cái lò gạch cũ trong tác phẩm Chí Phèo

Bài ca ngất ngưỡng - Nguyễn Công Trứ

  • 1 Phân tích và cảm nhận về bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

  • 1 Phân tích và cảm nhận về bài thơ Lẽ ghét thương

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

  • 1 Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

  • 1 Phân tích tác phẩm Chiếu cầu hiền

Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

  • 1 Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê

Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương

  • 1 Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương

Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

  • 1 Phân tích bài thơ Chạy giặc

Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

  • 1 Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

  • 1 Phân tích tác phẩm Xin lập khoa luật

Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

  • 1 Phân tích tác phẩm Cha con nghĩa nặng

Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

  • 1 Phân tích tác phẩm Vi hành

Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan

  • 1 Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục

Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

  • 1 Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Hầu trời - Tản Đà

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Hầu trời
  • 2 Phân tích cái ngông của Tản Đà
  • 3 Top 10 mở bài về tác phẩm Hầu trời hay và ấn tượng nhất
  • 4 Tổng hợp 10 kết bài về bài thơ Hầu trời

Vội vàng - Xuân Diệu

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Vội vàng
  • 2 Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng
  • 3 Phân tích đoạn 2 bài Vội vàng
  • 4 Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
  • 5 Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng
  • 6 Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng
  • 7 Tổng hợp những mở bài về bài thơ Vội vàng ấn tượng nhất
  • 8 Tổng hợp những kết bài về tác phẩm Vội vàng hay nhất

Tràng giang - Huy Cận

  • 1 Phân tích bài thơ Tràng giang
  • 2 Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng Giang
  • 3 Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang
  • 4 Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng giang
  • 5 Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Tràng giang
  • 6 Tổng hợp những mở bài, kết bài về tác phẩm Tràng giang
  • 7 Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang
  • 8 Phân tích lời đề từ và nhan đề bài thơ Tràng giang
  • 9 Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Tràng giang
  • 10 Phân tích khổ thơ thứ hai bài Tràng giang

Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
  • 2 Cảm nhận về khổ thơ đầu tiên trong Đây thôn Vĩ Dạ
  • 3 Phân tích khổ thơ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ
  • 4 Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ
  • 5 Cảm nhận hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế
  • 6 Top 10 mở bài về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ hay và sáng tạo nhất

Chiều tối - Hồ Chí Minh

  • 1 Phân tích và cảm nhận về bài thơ Chiều tối
  • 2 Phân tích hai câu thơ cuối bài Chiều tối
  • 3 Phân tích vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ Chiều tối

Từ ấy - Tố Hữu

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Từ ấy
  • 2 Cảm nhận khổ thơ đầu bài Từ ấy
  • 3 Phân tích khổ cuối bài thơ Từ ấy
  • 4 Phân tích lý tưởng sống của thanh niên qua bài thơ Từ ấy

Lai tân - Hồ Chí Minh

  • 1 Phân tích và cảm nhận bài thơ Lai tân

Nhớ đồng - Tố Hữu

  • 1 Cảm nhận về bài thơ Nhớ đồng

Tương tư - Nguyễn Bính

  • 1 Cảm nhận về bài thơ Tương tư
  • 2 Cảm nhận khổ đầu bài thơ Tương tư
  • 3 Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Tương tư

Chiều xuân - Anh Thơ

  • 1 Phân tích tác phẩm Chiều xuân

Tôi yêu em - Puskin

  • 1 Cảm nhận về bài thơ Tôi yêu em
  • 2 Cảm nhận vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ Tôi yêu em

Bài thơ số 28 - Ta-go

  • 1 Phân tích Bài thơ số 28

Người trong bao - Sêkhốp

  • 1 Phân tích tác phẩm Người trong bao
  • 2 Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 1 đây Thôn Vĩ Dạ