Cảm Nhận Khổ 2 Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử

--> Trang chủ baitap.me Được tài trợ
  1. Lớp 11
  2. Văn mẫu lớp 11
  3. Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử
  4. Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn mặc Tử
--> Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn mặc Tử Trung bình: 4,48 Đánh giá: 911 Bạn đánh giá: Chưa
  • THỰC HÀNH - TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ CỦA Ô - XTRÂY - LI - A
  • Bài 2 Trang 157 SGK Lịch sử 11
  • Câu 1, trang 9, sgk Ngữ văn 11
  • Bài 4 trang 179 SGK Đại số và Giải tích 11
  • Bài 2 trang 9 SGK Vật lí 11

Nếu như thơ trung đại gắn liền với những điều lớn lao, ước lệ thì thơ Mới gắn liền với những cảm xúc cá nhân. Có thể thấy giai đoạn 1932-1945 là giai đoạn nở rộ của cái tôn cá nhân người nghệ sĩ. Nhà thơ Hàn Mạc Tử đã nói rằng: " tôi làm thơ nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng". Về cơ bản thơ ông luôn hướng tới quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật nhưng cái đẹp trong thơ ông lại riêng biệt, nó là nét đẹp kì dị, đau thương đan xen với những thứ hư ảo. Thiên nhiên trong thơ ông cũng vậy, nhuốm màu tâm trạng, như thực mà như mơ:

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buôn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Twr
Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn mặc Tử

     Mở đầu khổ thơ với hình ảnh " gió" và "mây":

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thui hoa bắp lay

      Gió và mây luôn luôn gắn bó với nhau " gió thổi mây bay" nhưng trong khổ thơ này  hai sự vật ấy lại chia làm đôi ngả. Câu thơ tách thành hai vế khác nhau, mở đầu vế thứ nhất là hình ảnh gió khép lại cũng gió, mở đầu vế thứ hai là mây thì kết thúc cũng là mây. Từ đó ta thấy "gió" và "mây" như những kẻ xa lạ, quay lưng với nhau. Những thứ vốn dĩ không thể tách rời thì hồn thơ Hàn Mạc Tử đã chia cắt những thứ không thể cắt ấy. Dòng nước cũng chỉ là một vật vô tri vô giác trong tự nhiên nhưng với biện pháp nhân hóa " dòng nước buồn thiu" khiến nó trở nên có những cảm xúc buồn, vui của con người. Điệu chảy " buồn thiu" của dòng sông Hương lững lờ yên tĩnh như điệu làn êm ả. Và dường như sự chảy trôi vô định của dòng nước thấm đẫm nỗi buồn li tán của sự vận động giữa mây và gió cũng có thể là sự mặc cảm chia lìa của Hàn Mạc Tử lây lan sang cảnh vật. Như Nguyễn Du đã nói " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Trên dòng sông Hương xứ Huế ấy là những "hoa bắp lay" khẽ lay động ở đôi bờ, rất nhẹ và rất khẽ, đặt cùng gió, mây, nước hoa bắp "lay" ấy trong ca dao và cũng gặp cái buồn ấy trong thơ , trong nỗi buồn của người chinh phụ. Sông Hương vốn đẹp đẽ và thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ lại “buồn thiu” – một nỗi buồn sâm thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng lòng “buồn thiu” của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Lòng sông buồn, bãi bờ của nó còn sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang “lay” rất khẽ trong gió. Hai câu thơ đã mở ra bức tranh thiên nhiên ảm đạm nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc chia li nhuốm màu chia lìa, sự sống mệt mỏi yếu ớt. Thi sĩ tạo ra hình ảnh này không phải bằng thị giác mà bằng cái nhìn của tâm trạng, tâm hồn mang mặc cảm của một người luôn gắn bó thiết tha với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa.

     Hai câu thơ tiếp là nỗi nhớ, là hoài niệm của nhân vật trữ tình về sông nước, đêm trăng và tâm trạng xót xa, nuối tiếc:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

     Cảnh sông nước được miêu tả gắn với hình tượng trăng. Sông trở thành sông trăng, thuyền trở thành thuyền trăng, bến trở thành bến trăng gợi không khí mơ hồ huyền ảo, đẹp một cách thơ mộng làm cho không gian nghệ thuật ở đây càng thêm hư ảo, mênh mang. Dòng sông của hiện thực đã trở thành dòng sông của cõi mộng. Cảnh vật đã được ảo hóa gợi lên cảm giác chơi vơi trong tâm trạng của nhà thơ. Hình ảnh con thuyền cô đơn nằm trên bến sông trăng là một hình ảnh sáng tạo độc đáo của tác giả, nó mang theo những nỗi niềm của thi sĩ. Nếu mọi vật đang trong thế chia lìa, li tán thì chỉ có trăng là đi ngược lại với tất cả để trở về với thi sĩ. Tâm hồn nhà thơ đang rợn ngợp trong nỗi cô đơn, tưởng như mình bị bỏ rơi bên bờ quên lãng. Trong khoảnh khắc ấy thi sĩ chỉ còn biết mong đợi một hình ảnh duy nhất là trăng. Câu cuối cùng là câu hỏi ẩn chứa biết bao nỗi niềm khắc khoải, lo âu bởi quỹ thời gian còn lại rất ngắn ngủi mà trăng thì vẫn quá xa xôi. Tâm trạng trữ tình phấp phỏng, lo âu được thể hiện qua từ "kịp" vừa như mong chờ hi vọng một cái gì đó đang rời xa, biết khi nào trở lại. Điều đó đã khiến thời gian "tối nay" càng trở nên ngắn ngủi, như một giới hạn trong quỹ thời gian ít ỏi còn lại của thi nhân. Qua hai câu thơ ta thấy được bức tranh thiên nhiên sông nước xứ Huế buồn hiu hắt trong đêm trăng chở nặng nỗi niềm ưu tư của thi nhân. Tất cả bức tranh ấy thể hiện qua một câu hỏi tu từ da diết và khắc khoải. Trăng đã đi vào thơ Hàn Mặc Tử như một nhân vật huyền thoại, một nơi chốn để tâm hồn thi sĩ được phiêu diêu, thoát tục.

Xem tiếp

     Trăng là nhân chứng cho đôi lứa nguyện thề. Thuyền chở trăng là thuyền chở tình yêu. Bến trăng là bến bờ hạnh phúc. Trăng cũng là biểu tượng của cái đẹp.Tác giả ao ước có trăng như một niềm khao khát, một tri âm, một vị cứu tinh. Liệu con thuyền tình yêu có vượt qua thời gian để kịp cập bến bờ hạnh phúc hay không? Câu hỏi chất chứa bao niềm khắc khoải, sự chờ đợi mòn mỏi tình yêu, hạnh phúc của thi nhân. Nếu "thuyền" gợi  lên nỗi ngỡ ngàng bâng khuâng, vừa quen vừa lạ, man mác như điệu hò xứ Huế thì hình tượng sông trăng lại như một nét vẻ thơ mộng, chất chứa thần thái, linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên xứ sở. Sự kết hợp "thuyền ai" và "sông trăng" đã tạo nên một hình tượng đẹp, thi vị thơ mộng thân thương của Huế...chính bởi thế lòng nhà thơ càng buồn càng đau đớn khi mình không thể ở lại Huế, tở lại với người xưa thôn Vĩ.

    Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm tâm tư của một nhà thơ sắp phải giã từ cuộc đời. Lời thơ vì thế trầm buồn, sâu lắng, đầy suy tư. Từ những câu thơ tả trăng, ta có thể cảm nhận được tâm thế sống của nhà thơ, tranh đua với thời gian, tranh thủ từng buổi, từng ngày trong quỹ đạo thời gian ngắn ngủi của số phận mình.Khổ thơ ẩn chứa cả niềm hi vọng, tuyệt vọng, cả nỗi mong chờ lo âu lẫn nỗi đau thương, mòn mỏi của tâm hồn thi sĩ.

Nhập mật khẩu để xem tiếp. Phân tích khổ thơ đầu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Phân tích khổ thơ cuối Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Bài trước Bài tiếp theo Góp ý, báo lỗi --> Được tài trợ Tràng Giang- Huy Cận Chiều tối- Hồ Chí Minh

Các môn khác

Văn mẫu lớp 11 Hình Học lớp 11 Giải Tích lớp 11 Hóa Học lớp 11 Vật Lý lớp 11 Tiếng Anh lớp 11 Tiếng Anh lớp 11 mới Sinh Học lớp 11 Giáo Dục Công Dân 11 Địa Lý lớp 11 Tin Học lớp 11 Lịch Sử lớp 11 Công Nghệ lớp 11 Ngữ Văn lớp 11

Góp ý, báo lỗi
Góp ý của bạn đã được gửi đi, chân thành cảm ơn. Chọn vấn đề gặp phải: Nhập nội dung gửi đi Hủy Gửi đi -->
  • Nghị luận văn học
    • Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
    • Tự tình - Hồ Xuân Hương
    • Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
    • Thương vợ - Trần Tế Xương
    • Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến
    • Vịnh khoa thi Hương
    • Bài ca ngất ngưỡng- Nguyễn Công Trứ
    • Lẽ ghét thương- Nguyễn Đình Chiểu
    • Bài ca phong cảnh Hương Sơn- Chu Mạnh Trinh
    • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu
    • Xin lập khoa luật- Nguyễn Trường Tộ
    • Hai đứa trẻ- Thạch Lam
    • Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân
    • Hạnh phúc của một tang gia- Vũ Trọng Phụng
    • Chí Phèo- Nam Cao
    • Cha con nghĩa nặng- Hồ Biểu Chánh
    • Vi hành- Nguyễn Ái Quốc
    • Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài- Vũ Như Tô
    • Lưu biệt khi xuất dương- Phan Bội Châu
    • Hầu trời- Tản Đà
    • Vội vàng- Xuân Diệu
    • Tràng Giang- Huy Cận
    • Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử
    • Chiều tối- Hồ Chí Minh
    • Từ ấy- Tố Hữu
    • Lai tân- Hồ Chí Minh
    • Nhớ đồng- Tố Hữu
    • Tương tư- Nguyễn Bính
    • Tôi yêu em- A.X. Pu-skin
    • Bài thơ số 28_ R.Ta-go
    • Người trong bao- A.P Sê-khốp
    • Người cầm quyền khôi phục uy quyền- V. Huy-go
    • Về luân lí xã hội ở nước ta- Phan Châu Trinh
    • Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác Ăng- ghen
    • Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh
    • Số đỏ- Vũ Trọng Phụng
    • Đời thừa- Nam Cao
    • Tình yêu và thù hận- Sếch- xpia
    • Sa hành đoản ca- Cao Bá Quát
Giải bài tập sgk lớp 12 Giải bài tập sgk lớp 11 Giải bài tập sgk lớp 10 Tải app giải bài tập sgk Văn mẫu Blog Được tài trợ

Từ khóa » Hoa Bắp Lay