Cảm Nhận Về Bài Thơ Từ ấy Ngắn Hay - Daful Bright Teachers
Có thể bạn quan tâm
Bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Từ ấy
Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng và ngọn cờ đi đầu trong sử dụng văn chương động viên khích lệ chiến sỹ và dùng tác phẩm của mình làm vũ khí chống giặc. Ông giác ngộ cách mạng từ rất sớm và tác phẩm Từ ấy thể hiện dấu ấn của cuộc đời, sự vinh dự được đứng vào hàng ngũ cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Bài thơ sáng tác khi tác giả được kết nào vào Đảng cộng sản, chính ông như tìm ra được lý tưởng sống mới đó chính là bước ngoặt to lớn của cuộc đời.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim “
✅ Xem thêm >>> Soạn bài Cảm nhận về bài thơ Từ ấyTâm trạng hồ hởi, phấn khích khi tìm được ánh sáng của cuộc đời mình, cũng giống như một con người đang lạc lối này bỗng tìm được ánh sáng soi rọi dẫn lối. Thứ ánh sáng đỏ “bừng” lên như ngọn nắng chói chang của mùa hạ, xua tan đi mây mù đen tối. Lí tưởng Đảng hệt như “mặt trời chân lí” trường tồn theo thời gian,
Khi tìm ra được chân lý sống mới tác giả trở nên vui vẻ và yêu đời hơn. Tâm hồn đó muốn trở thành “một vườn hoa lá” xanh tươi và có âm thanh rộn ràng của “tiếng chim”. Cảnh sắc thiên nhiên tươi tốt và nảy nở hòa chung vào niềm cảm xúc vui sướng đang trào dâng trong lòng tác giả.
Khi giác ngộ được với lý tưởng cách mạng tác giả nhận thức rõ mình phải có trách nhiệm với cuộc đời và tìm ra lý lẽ sống mới cho riêng mình.
“Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời “
Tác giả biết rằng mình không thể sống riêng lẻ, bản thân phải trói buộc vào khối đại đoàn kết chung của dân tộc. Mỗi con người cùng lý tưởng sống cùng gắn kết trở thành một gia đình yêu thương, khối đại đoàn kết đó thực hiện nhiệm vụ cách mạng chắc chắn sẽ đi đến thành công.
Tố Hữu mong muốn hòa cái tôi cá nhân vào lợi ích chung của dân tộc, sống vì mọi người, vì lợi ích chung của dân tộc đó là lý tưởng sống hoàn toàn mới mẻ của tác giả.
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ…”
Trong đoạn cuối tác giả sẽ khẳng định mình chính là đứa con của vạn nhà cùng chung lý tưởng cách mạng, chung một gia đình yêu thương, tuy không cùng ruột thịt, máu mủ nhưng họ chung mục tiêu cách mạng. Tố Hữu vốn có nguồn gốc từ tư sản nhưng ông đã bỏ đi thân phận của mình hòa chung vào nỗi đau tầng lớp vô sản đó là nỗi đau chung của dân tộc lúc bấy giờ. Có thể thấy ông đã bỏ đi cái tôi của mình mong muốn sao cho tầng lớp nghèo khổ được no ấm, hạnh phúc. Chính ông và những người cùng chiến tuyến với sự đoàn kết, yêu thương sẽ hoàn thành mục tiêu cách mạng.
Bài thơ Từ ấy không chỉ thể hiện được sự vui sướng, hồ hởi, hạnh phúc của người thanh niên lần đầu tìm ra lý tưởng sống mới cho mình mà còn thể hiện được trọng trách, lối sống của thanh niên trong thời đại mới.
Vừa rồi là bài văn cảm nhận về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu ! Bài văn chỉ nên làm tư liệu khi viết văn.
Lớp 11 -Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy tác giả Tố Hữu
Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang lớp 11
Ý nghĩa nhan đề Thuốc nhà văn Lỗ Tấn
Bài số 5 lớp 11 đề 2: cảm nhận hình tượng nhân vật Chí Phèo
Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang Ngữ Văn 11
Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương lớp 11
Bố cục, tóm tắt bài thơ Hầu trời Lớp 11
Từ khóa » Cảm Nhận Về Bài Thơ Từ ấy Lớp 11
-
TOP 5 Bài Cảm Nhận Bài Thơ Từ ấy - Văn 11
-
Cảm Nhận Bài Thơ Từ ấy Của Tố Hữu - Thủ Thuật
-
Cảm Nhận Bài Thơ Từ ấy Của Tố Hữu - 8 Bài Văn Mẫu Lớp 11
-
Các Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Từ ấy Tố Hữu Ngắn Gọn Hay Nhất
-
Văn Mẫu Lớp 11 Tập 2: Cảm Nhận Bài Từ ấy Của Tố Hữu.
-
Phân Tích Bài Thơ Từ ấy (Tố Hữu) – Văn Mẫu Lớp 11
-
Cảm Nhận Bài Từ ấy Của Tố Hữu | Văn Mẫu 11
-
Cảm Nhận Của Anh Chị Về Bài Thơ Từ ấy - Tố Hữu - Sách Giải
-
Cảm Nhận Về Bài Thơ Từ ấy Ngắn Hay - Nội Thất Hằng Phát
-
Trình Bày Cảm Nhận Về Bài Thơ Từ ấy Của Tác Giả Tố Hữu – Văn Mẫu ...
-
Cảm Nhận Bài Thơ Từ ấy Của Tố Hữu – Ngữ Văn Lớp 11 - TIP HAY
-
Cảm Nhận Bài Thơ Từ ấy
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Bài Thơ "Từ ấy" Của Tố Hữu Hay Nhất
-
Cảm Nhận Về Từ ấy Của Nhà Thơ Tố Hữu - Ngữ Văn 12