Cảm Nhận Về Chiếc đèn Con Của Chị Tí - HOCMAI Forum
Có thể bạn quan tâm
- Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
- Đăng bài nhanh
- Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
- Thư viện ảnh New media New comments Search media
- Story
- Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Tìm kiếm
Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…- Bài viết mới
- Tìm kiếm trên diễn đàn
- Thread starter greensun1281993
- Ngày gửi 29 Tháng năm 2011
- Replies 7
- Views 29,404
- Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
- Diễn đàn
- NGỮ VĂN
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Ngữ Văn lớp 11
- Thảo luận chung
greensun1281993
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn. Đề 1: cảm nhận của anh chị về ngọn đèn con của chị Tí trong HĐT, từ đó rút ra nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của TL. 1. Giới thiệu. - Trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc, mỗi truyện như một bài thơ trữ tình giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến, chân thành và sự nhạy cảm trước nhưng biến thái của cảnh vật và lòng người, TL đã đến với làng văn nhẹ nhàng mà đầy dấu ấn. - HĐT là tác phẩm đặc sắc của nhà văn in trong tập “Nắng trong vườn”(1938). Tác phẩm có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. - Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhiều hình ảnh, chi tiết nghệ thuật mà nổi bật nhất là hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí, qua đó bộc lộ rõ nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của TL. 2. Cảm nhận. - Hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, gắn với chõng hành của chị Tí. - Hình ảnh chân thực, bình dị và gần gũi, thân thương trong cuộc sống đời thường của người lao động. - Hình ảnh có sức ám ảnh, dư ba: + Nó là hình ảnh ẩn dụ, gợi sự cảm thương sâu sắc về những kiếp sống lay lắt, tăm tối, không ánh sánh, không tương lai, có tác dụng tô đậm sự tăm tối, nghèo khổ của phố huyện khi chiều xuống. + Nó gợi sự đồng cảm, nâng niu, trân trọng của tác giả đối với những khát vọng bé nhỏ, mong manh, mơ hồ về cuộc sống tươi sáng của người lao động nghèo. + Là hình ảnh thể hiện ước mơ, khát vongj về một sự đổi thay về một tương lai tươi sáng hơn của người lao động nghèo. 3. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của TL. - Ông có sở trường vè truyện ngắn không có cốt truyện, mỗi tác phẩm như một bài thơ trữ tình đượm buồn. - Giọng điệu điềm đạm, thể hiện tình yêu thương , thường đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm nhân vật. - Khả năng khám phá vẻ đẹp của cuộc sống đời thường bình dị mà sâu sắc, giàu ý nghĩa. - Đậm yếu tố hiện thực mà vẫn giàu chất thơ, lãng mạn. 4. Đánh giá. - Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí giúp người đọc cảm nhận được ở TL một tấm lòng chân cảm sâu sắc với những con ngườ lao động nghèo khổ, bé nhỏ trong cuộc sống đời thường. - Những hình ảnh đó còn góp phần khẳng định TL là một tài năng truyện ngắn bậc thầy. bài làm này khá đặc sắc, các bạn co thể tham khảo được Ss0cbay_kut3
Mở bài: Đọc truyện ngắn Thạch Lam-cây bút xuất sắc của VHVN trước 1945, người đọc luôn luôn có những dư âm nhức nhối trong lòng. Những truyện không có chuyện, thế mà vẫn vượt qua được lớp bụi thời gian hơn nửa thế kỉ, sống mãi trong lòng độc giả. Truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng vậy; mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết đều gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa. Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn leo lắt từ gian hàng của chị Tí – Hình ảnh nhỏ những lại có sức gợi ám lớn. Thân bài: 1, giới thiệu hình ảnh ngọn đèn trong tác phẩm: 1.1: xuất hiện trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật Liên - Ngọn đèn Hoa Kì... - Quần sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng chị Tí... - giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và bếp lửa bác Siêu.... 1.2: Xuất hiện qua bút pháp tương phản: ánh sáng ngọn đèn với ánh sáng của đoàn tàu: - Một TG khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác Siêu.. - Ngọn đèn con chỉ chiếu sáng 1 vùng đất nhỏ... ==> ngọn đèn gắn với chõng hàng chị Tí, là hình ảnh quen thuộc , chân thực và bình dị của cuộc sống đời thường của những người lao động nghèo 2. Ý nghĩa: 2.1: Hình ảnh ngọn đèn tô đậm bức tranh phố huyện nghèo khổ, tù đọng cùng những kiếp người tàn nơi đây: +, ngọn đèn gắn với chõng hàng chị Tí nên trước hết nó cho thấy được cuộc sống nghèo khổ, vất vả của chị Tí: - Ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến chị dọn cái hàng nước.... - Chị Tí chả kiếm đc bao nhiêu... + Ko chỉ là chị Tí, ngọn đèn còn là biểu tượng của những kiếp người tàn trong phố huyện (những đứa trẻ con nhà nghèo, chị em Liên, gia đình bác Xẩm, bác Siêu, bà cụ Thi điên...) +, ngọn đèn chỉ chiếu sáng 1 vùng đất nhỏ giữa không gian bao la đặc 1 màu đen tối==> chỉ là nguồn sáng leo lắt và yếu ớt, dường như vô nghĩa với màn đêm=> gợi lên sự tàn lụi, leo lắt của cuộc sống vất vả, cơ hàn nơi phố huyện. 2.2: Ngọn đèn cũng là biểu tượng cho một niềm hi vọng về 1 tương lai tươi sáng, về sự không tàn lụi của cuộc đời mà Liên và người dân phố huyện vẫn hằng mong ước: +, trong sự ngự trị của đêm tối ở phố huyện, Thạch Lam vẫn thắp lên cho con người nơi đây một chút hi vọng nhỏ nhoi, le lói. Một ánh sáng sáng lên trong đêm tối không đủ xua tan bóng đêm nhưng đủ để người dân quê có thể hi vọng cải thiện cuộc sống của mình... - Chị Tí ngày nào cũng thắp đèn từ chiều tối đến đêm khuya, những mong có thể kiếm thêm chút gì đó... 2.3: Hình ảnh ngọn đèn còn biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của con người nơi đây: +, Ngọn đèn leo lắt nhưng vẫn bền bỉ cháy từ lúc chiều tà đến đêm khuya thể hiện sự kiên trì trong lòng con người nơi phố huyện, không chỉ là kiên trì, đó còn là sự chăm chỉ, cần mẫn, chịu thương chịu khó của những người con phố huyện. + Quầng sáng thân mật: Đó chính là tình làng nghĩa xóm của những con người nơi đây. Tình người ấm áp, nghĩa tình của những người cùng cảnh ngộ, trong đêm tối, họ cùng nhau thao thức chờ tàu đêm đi qua phố huyện 3, Đánh giá: 3.1: Nghệ thuật: - Hình ảnh ngọn đèn là 1 hình ảnh đặc sắc, được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật Liên và qua thủ pháp tương phản - Là hình ảnh đa nghĩa, giàu sức gợi, giúp cho người đọc khả năng liên tưởng, lay thức tâm hồn - Thể hiện đặc điểm phong cách truyện ngắn Thạch Lam 3.2: Nội dung tư tưởng: - Góp phần nổi bật bức tranh thiên nhiên, cuộc sống phố huyện tĩnh lặng, tối tăm, đượm buồn - Thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của tác giả: Cổ vũ, đề cao khát vọng đổi thay của con người phố huyện, đề cao vẻ đẹp tâm hồn con người và thương xót cho những kiếp người khổ cực, lầm than... Kết bài: Chỉ một ngọn đèn đủ để người đọc phải thổn thức suốt hơn 50 năm, Thạch Lam thực sự đã để lại dấu ấn lớn trên văn đàn Văn học Việt Nam hiện đại với cái tài và cái tâm của một người nghệ sĩ chân chính. Đây là dàn ý chi tiết của em cho đề bài này ^^ Last edited by a moderator: 15 Tháng sáu 2011 Mmeobachan
Hay lắm, :x. Để chị lấy làm tham khảo, để lỡ có ra thi thì biết ý mà làm. :"> Thế mà bảo học Văn kém đấy. ) Ss0cbay_kut3
meobachan said: Hay lắm, :x. Để chị lấy làm tham khảo, để lỡ có ra thi thì biết ý mà làm. :"> Thế mà bảo học Văn kém đấy. ) Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Hix,hình như còn thiếu ý gì đó thì phải chị ạ ( I
iamsunflower
s0cbay_kut3 said: Hix,hình như còn thiếu ý gì đó thì phải chị ạ ( Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Nếu như mỗi niềm đam mê có một nghị lực, mỗi đích đến có một lối đi thì ngọn đèn dẫu leo lét ấy chính là kim chỉ nam, là ánh sáng cuối đường hầm giúp người dân nơi phố huyện nghèo tìm thấy cánh cửa tương lai mà mình cần. Phải tiến bước trên lối ấy nếu muốn giải thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn, tù đọng. Động lực thúc đây họ đi tới, vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn... " người " hơn... Hì, mình nghĩ là thế không biết đã lấp được phần nào cái thiếu mà bạn chưa tìm thấy không nhỉ? S
s0cbay_kut3
iamsunflower said: Nếu như mỗi niềm đam mê có một nghị lực, mỗi đích đến có một lối đi thì ngọn đèn dẫu leo lét ấy chính là kim chỉ nam, là ánh sáng cuối đường hầm giúp người dân nơi phố huyện nghèo tìm thấy cánh cửa tương lai mà mình cần. Phải tiến bước trên lối ấy nếu muốn giải thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn, tù đọng. Động lực thúc đây họ đi tới, vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn... " người " hơn... Hì, mình nghĩ là thế không biết đã lấp được phần nào cái thiếu mà bạn chưa tìm thấy không nhỉ? Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Ý này hình như thuộc ý " 2.2: Ngọn đèn cũng là biểu tượng cho một niềm hi vọng về 1 tương lai tươi sáng, về sự không tàn lụi của cuộc đời mà Liên và người dân phố huyện vẫn hằng mong ước" em nghĩ là vẫn còn thiếu một ý gì đó :-? nhưng vẫn ko tìm thấy là mình thiếu ý nào? :-? T
thuyhoa17
s0cbay_kut3 said: Ý này hình như thuộc ý " 2.2: Ngọn đèn cũng là biểu tượng cho một niềm hi vọng về 1 tương lai tươi sáng, về sự không tàn lụi của cuộc đời mà Liên và người dân phố huyện vẫn hằng mong ước" em nghĩ là vẫn còn thiếu một ý gì đó :-? nhưng vẫn ko tìm thấy là mình thiếu ý nào? :-? Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Sóc, coi thử Ý nghĩa nhân văn mà Thạch Lam muốn gửi đến: con người ta dù có gặp phải hoàn cảnh khó khăn đi nữa, sống leo lét, bóng tối bao trùm, họ vẫn ước mơ, vẫn hi vọng về một tương lai tươi sáng phía trước. ~>Nhắc nhở con người ta: có 1 ý chí để biết vươn lên trong cuộc sống, dù có khó khăn, dù trên đường đi có rất rất nhiều chông gai đi nữa thì hãy vẫn cứ ước mơ và hi vọng, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình dù có ở trong hoàn cảnh sống khó khăn thế nào đi nữa. ** Chuyến tàu đêm đem đến nơi phố huyện nghèo ấy một nguồn ánh sáng hiếm hoi, đem đến một “Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực” trong mắt 2 chị em Liên, nhưng lại phũ phàng nhận ra rằng nó không hề dừng lại lâu dài nơi phố huyện nghèo này, cái tương lai tốt đẹp vẫn chỉ là xa vời, nó đến nhanh nhưng cũng nhanh chóng biến mất. Bóng tối lại trở về, bao trùm nơi phố huyện, thực trạng xã hội nước ta trước CM tháng Tám. (ý này dựa theo suy nghĩ của chị Vi bên box văn 12). S
s0cbay_kut3
~>Nhắc nhở con người ta: có 1 ý chí để biết vươn lên trong cuộc sống, dù có khó khăn, dù trên đường đi có rất rất nhiều chông gai đi nữa thì hãy vẫn cứ ước mơ và hi vọng, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình dù có ở trong hoàn cảnh sống khó khăn thế nào đi nữa. Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Cái này hình như là giống câu này của em (của em chỉ nói khái quát thôi)
Cổ vũ, đề cao khát vọng đổi thay của con người phố huyện Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Em nghĩ thêm cái ý này: (về nghệ thuật): sự xuất hiện của ngọn đèn chị Tý là dấu hiệu để giới thiệu cho người đọc nhận ra sự xuất hiện của những con người nơi đây. (Thạch lam ko nói đến sự xuất hiện trực tiếp của con người mà qua những dấu hiệu như "ngọn đèn". Giống như khi giới thiệu sự xuất hiện của Bác Siêu: "Chấm lửa nhỏ vàng đi trong đêm tối").... :-? :-? :-? You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
- Diễn đàn
- NGỮ VĂN
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Ngữ Văn lớp 11
- Thảo luận chung
- Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.
Từ khóa » Cảm Nhận Về Ngọn đèn Con Của Chị Tí
-
Phân Tích Chi Tiết Ngọn đèn Con Nơi Hàng Nước Của Chị Tí Trong ...
-
Bài Văn Mẫu Ý Nghĩa Chi Tiết Ngọn đèn Chị Tý - Thủ Thuật
-
Ngọn đèn Của Chị Tí | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
-
Ôn Thi đại Học - Cảm Nhận Về Hình ảnh Ngọn đèn Chị Tí... | Facebook
-
Ý Nghĩa Chi Tiết Ngọn đèn Chị Tý - CungHocVui
-
Ý Nghĩa Chi Tiết Ngọn đèn Chị Tý
-
Ý Nghĩa Chi Tiết Ngọn đèn Chị Tý | Văn Mẫu 11
-
Ý Nghĩa Chi Tiết Chiếc đèn Con Nơi Hàng Nước Chị Tí Truyện Hai Đứa Trẻ
-
Ý Nghĩa Ngọn đèn Con Của Chị Tí - Mua Trâu
-
Chi Tiết Ngọn đèn Con Của Chị Tí
-
A. Ngọn đèn Dầu Của Chị Tý Trong Tác Phẩm “Hai đứa Trẻ” được Miêu Tả
-
Cuối Tác Phẩm “Hai đứa Trẻ” Hình ảnh Nào đọng Lại Trong Tâm Trí Của ...
-
Soạn Bài Hai đứa Trẻ SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
-
Nghị Luận Văn Học: Phân Tích Tác Phẩm Hai đứa Trẻ Của Thạch Lam