Cảm Nhận Vẻ đẹp Hình Tượng Của Huấn Cao Trong Chữ Người Từ Từ ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • tuongvylylogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      4

    • Điểm

      -20

    • Cảm ơn

      3

    • Ngữ văn
    • Lớp 11
    • 20 điểm
    • tuongvyly - 14:07:30 26/12/2019
    Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng của Huấn Cao trong Chữ người từ từ để thấy được quan niệm cái dep Nguyễn Tuân
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • nhatminh4978logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      6

    • Điểm

      3

    • Cảm ơn

      1

    • nhatminh4978
    • 26/12/2019

    Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, giàu cá tính. Ông đã niệm và theo đuổi suốt đời quan niệm "...mà thầy rằng yêu đẹp có nghĩa là quyết tâm bảo vệ đến cùng những gì mình đã nhận là đẹp". Và trong rât nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp của lụa trắng tinh bay những nét mực, cái đẹp từ sâu thẳm lòng người. Cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao và Chữ người tử tù.

    Trong tác phẩm, Huấn Cao là một con người tự ưọng, sống hiên ngang bất khuất, không có sức mạnh quyền thế, bạc vàng có thể khuất phục ông. Những con người chọc trời khuấy nước, đếm trên đầu ngón tay, người ta cũng chẳng còn biết nữa... Một con người khẳng khái như vậy còn sợ gì cường quyền hay tham gì tiền bạc?

    Là người chọc trời khuấy nước, riêng một giang sơn không chịu được triều đình phong kiến ngày càng suy thoái, mục rỗng, Huấn Cao chống lại triều đình ấy. Bị gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lớn, vì lí tưởng lớn nên điều đó có hề gì. Đến khi bị bắt giam, sắp lên đoạn đầu đài vẫn coi thường: Đến cái chết cũng chẳng sợ nữa.... Huấn Cao có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong hứng bình sinh, dù đang bị cầm tù.

    Dưới con mắt Huấn Cao, bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc giữa một đống cặn bã. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi ông có cần gì nữa không, ông trả lời như tát vào đối phương: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần một điều, là ngươi đừng đặt chân vào đây". Đó là cái khí phách, cái tư thế hiên ngang lồng lộng dù khi đang giữa cái nền xám xịt của ngục tù.

    Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bất cứ cái gì nhưng Huấn Cao lại trọng cái bản chất tốt đẹp của con người. Trong phần người sâu thẳm mà đôi khi vì hoàn cảnh, người ta phái giấu kín, việc ông cho chữ và lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của Huấn Cao. Lời ấy là tiếng lòng, là tâm huyết của ông: "Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã... ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi". Ông yêu cái đẹp và cảm thông với người biết yêu cái đẹp. Huấn Cao hiểu được tấm lòng quản ngục thì sẵn sàng cho chữ, bởi ông cảm là cảm cái bản chất thiên lương.

    Huấn Cao là người tài hoa rất mực, bên cạnh cầm kì, thi, họa, ông còn có tài viết đẹp, chữ của ông nức cả một vùng, chữ ông đẹp lắm, vuông lắm. Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỉ: Ồng biết cái tài của mình và không vì nó mà ai ông cũng sẵn sàng cho: "Đời ra cũng mới viết có bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn của ta thôi". Và lần cho chữ cuối cùng của đời ông là một ngoại lệ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra bởi vì cảm với tấm lòng, cho chữ có thể nói là một đoạn rất hay thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân miêu tả, dựng cảnh và thể hiện tài năng của nhân vật Huấn Cao.

    Cái cao đẹp đối lập với dơ bẩn. Chơi chữ đẹp, viết chữ đẹp là một nét đẹp cao, trang trọng thường diễn ra trong cảnh thanh khiết của thiên nhiên và người. Song ở đây là cả một sự đối lập. Tuy nhiên, đối lập mà không có gì mâu thuẫn cả. Lấn át tất cả cái dơ dáy hôi hám của tù ngục, ánh sáng của đuốc, mùi thơm của mực, màu trắng của lụa, đã tỏa sáng lung linh. Tất cả thể hiện nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết bởi một người cũng sắp chết (một tử tù). Lời khuyên của Huấn Cao cho cái đẹp không thể còng sống với cái ác được.

    Nhân vật Huấn Cao như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời nhất thiết là con người tài hoa. Ở Huấn Cao, bên cạnh tài hoa, có vẻ khí phách của một người có trách nhiệm đối với thời cuộc. Đó là nét độc của Huấn Cao so với nhân vật khác trong Vang bóng một thời.

    Ngôn ngữ văn xuôi điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tinh nhạy của Nguyễn Tuân đã toát lên không khí một thời đã qua. Nhân vật Huấn Cao, con người khí phách tài hoa có trách nhiệm cao đốì với đất nước. Nó cũng là sự giải bày nỗi khát khao theo đuổi một lí tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi bước chân vào đời. (Trương Chính).

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • namcungngocthanhlogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      1285

    • Điểm

      19224

    • Cảm ơn

      1008

    • namcungngocthanh
    • 26/12/2019

    Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân. Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ người tử tù" là một nhân vật mang những vẻ đẹp, đại diện cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng.

    Huấn Cao là một kẻ sĩ dám xả thân vì đại nghĩa, dũng cảm đứng về phía nhân dân để chống lại triều đình phong kiến mục nát đựơng thời, trở thành "người đứng đầu bọn phản nghịch", Trong tâm hồn quản ngục thì Huấn Cao là một çon người "chọc trời quấy nước" coi thường cường quyền bạo lực, "chẳng biết có ai nữa" trên đầu mình. Với thày thơ lại thì Huấn Cao "văn võ đều có tài cả, chà chà!". Với bọn lính thì Huấn Cao là "thủ xướng", " hắn ngang ngược và nguy hiểm nhất trong bọn", Cách nhìn nhận ấy của ngục quan, của viên thư lại, của bọn lính đều cho thấy Huấn Cao là một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân, tiếng tăm lừng lẫy; khi trở thành tử tù vẫn được, người đời khâm phục hoặc kinh sợ! Nguyễn Tuân miêu tả chiếc gông bằng gỗ lim dài đến tám thước, nặng đến bảy tám tạ "đóng khung lấy sáu cái cổ phiến loạn", miêu tả cái "dỗ gông "với "một trận mưa rệp" trước cửa ngục và trước mũi bọn lính, điều đó cho thấy Huấn Cao và các đồng chí của mình vô cùng hiên ngang, bất khuất coi thường mọi nhục hình, đày đọa, trước cái chết vẫn ngẩng cao đầu! Câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trước cường quyền bạo lực: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi dừng tới quấy rầy ta". Chỉ bằng một vài chi tiết nghệ thuật rất chọn lọc về hành động, cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật, một vài lời nhận xét bình phẩm. Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công tinh thần "đại vô úy" của Huấn Cao. Nét vẽ chân dung của Nguyễn Tuân rất độc đáo và có thần!

    Huấn Cao là kẻ sĩ tài tử, tài hoa được nhiều người mến mộ "cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp"... Chữ của ông Huấn là "một báu vật trên đời", tượng trưng cho cái đẹp, cái cao quý trong thiên hạ.

    Quản ngục cũng là một người có học đã "biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền". Đã từ rất lâu, "từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Huấn Cao là một khách tài tử, không chỉ tài hoa sáng tạo ra cái đẹp mà còn có một tâm hồn thanh cao, trong sạch. Ông tự biết "chữ thì quý thật", nhưng không bao giờ "vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ”. Điều đó cho thấy, Huấn Cao đi "làm giặc” không phải để mưu bá đồ vương mà chính là để "cứu vớt dân đen đang đói khổ"-, chữ là một thứ "vật báu" nhưng ông ta không bán văn bán chữ để được phú quý giàu sang. Đúng, “tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ". Huấn Cao vừa có tài vừa có cái tâm đẹp.

    Là một khách tài lử, Huấn Cao coi trọng tình bạn tri âm tri kỉ, mến mộ những con người có tinh thần biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ. Ai đã từng được ông Huấn lặng chữ? "Nhất sinh" ông mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường để tặng ba người bạn thân. Và ai đã được ông Huấn Cao cho chữ? Khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục thì ông Huấn nặng lời "cố ý làm ra khinh bạc đến điều". Nhưng khi qua lời thỉnh cầu viên thư lại, ông Huấn biết quản ngục là một con người rất yêu quý cái đẹp, khao khát có "chữ” để "treo nhà riêng mình" thì ông đã xúc động nói: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, tu phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Trước lúc bước ra pháp trường, Huấn Cao đã cho chữ quản ngục, đó là một nghĩa cữ. Trên bình diện "phép nước", quản ngục và tử tù là đối địch, nhưng trên lĩnh vực nghệ thuật thì hai người lại là tri âm. Khách tài tử không thể nào "phụ một tấm lòng trong thiên hạ" là vậy. Vượt qua được cái đáng sự của "phép nước” phá tan được hàng rào vị thế hiện tại trong xã hội, Huấn Cao và quản ngục đã trở thành đôi bạn tri âm, giữa tài tử và người liên tài. Sức mạnh nghệ thuật hay ánh sáng linh hồn kẻ sĩ đã tạo nên sự kì diệu ấy?

    Cảnh cho chữ là một cảnh tượng "xưa nay chưa từng có " đã làm cho bức chân dung nhân vật Huấn Cao, ngục quan, thầy thơ lại trong cảnh tượng ấy, vô hình trung đã trở thành lương tri, tương thân, tâm đắc trong việc sáng tạo cái đẹp. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, mùi mực thơm, màu trắng của tấm lụa bạch như xua tan đi bóng tối ngục đày đầy mạng nhện, tổ rệp, phân gián, phân chuột. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc hay ánh sáng thiên lương làm cho hình ảnh tử tù Huấn Cao thêm ngạo nghễ, uy nghi, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tử tù vung bút viết "những nét chữ vuông vắn rõ ràng". Thật là đĩnh đạc, đàng hoàng. Sau khi "đề xong lạc khoản” Huấn Cao khen mùi mực thơm, "thở dài" đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy, nói: "... Tôi bảo thực đấy thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Hình ảnh quản ngục "nước mắt rỉ vào kẽ miệng vái tử tù một vái, nghẹn ngào nói: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" đã làm cho hình ảnh Huấn Cao trở nên kì vĩ sắp bước lên đoạn đầu đài vẫn quyết giữ vững thiên lương. Kẻ "làm giặc" không thể có cái tâm thế ấy. Huấn Cao là một anh hùng!

    "Văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức" (Vũ Ngọc Phan). Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao rất đặc sắc. Hầu như không có chi tiết nghệ thuật nào thừa. Tiếng đồn đại, lai lịch, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động... của nhân vật được tác giả lựa chọn rất "đắt" làm hiện lên một Huấn Cao hiên ngang bất khuất, tài tử tài hoa, quý trọng bằng hữu và trân trọng những tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ. Từ một nhân vật lịch sử trong thế kỉ XIX, gắn liền với những giai thoại, những câu đối: "Một chiếc cùm lim chân có đế - Ba vòng xích sắt bước thì vương"..., Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên một hình tượng văn học Huấn Cao cho chữ trước lúc ra pháp trường. Văn học lãng mạn Việt Nam thời tiền chiến chỉ có một hình tượng Huấn Cao đẹp bi tráng như vậy.

    Xây dựng nhân vật Huấn Cao - kẻ sĩ tài tử, anh hùng - nhà văn Nguyễn Tuân vừa biểu lộ một tấm lòng kính phục, ưu ái đặc biệt, vừa thể hiện một bút pháp tài hoa, độc đáo tuyệt vời. Ngoài việc ca ngợi một con người tài tử, bất khuất, anh hùng, truyện "Chữ người tử tù" còn hàm chứa một ý tưởng sâu sắc: thương tiếc những tài năng bị hãm hại, khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Cái đẹp của tài hoa, cái đẹp của thiên lương đã làm lung linh nhân cách kẻ sĩ Huấn Cao, để chúng ta ngưỡng mộ. Thấm thía biết bao bài học thiên lương ở đời. Sống vì thiên lương. Và chốt cũng giữ trọn thiên lương. "Chữ người tử tù" là một truyện ngắn kiệt tác lung linh vẻ đẹp thiên lương.

    Hãy luôn nhớ cảm ơn, cho câu trả lời hay nhấtvote 5* ,

    nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Cảm Nhận Hình Tượng Huấn Cao Trong Cảnh Cho Chữ