Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu ❤️️ 32+ Bài Văn Hay Nhất ✅Tham Khảo Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Dàn Ý Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu
- Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Ngắn Gọn – Bài 1
- Nêu Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Hay Nhất – Bài 2
- Nêu Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Mị Châu Thật Ấn Tượng – Bài 3
- Bài Văn Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Và Trọng Thủy Đặc Sắc – Bài 4
- Văn Mẫu Cảm Nhận Nhân Vật Mị Châu Chọn Lọc – Bài 5
- Cảm Nhận Hình Tượng Nhân Vật Mị Châu Ngắn Hay – Bài 6
- Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Hay Nhất – Bài 7
- Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Mị Châu Chi Tiết – Bài 8
- Bài Văn Cảm Nhận Của Em Về Nhân Vật Mị Châu Sinh Động – Bài 9
- Văn Mẫu Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Lớp 10 Đạt Điểm Cao – Bài 10
Dàn Ý Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu
Dàn ý cảm nhận về nhân vật Mị Châu chi tiết sau đây sẽ gợi ý cho các bạn triển khai bài văn logic và đầy đủ ý nhất.
I. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu-Trọng Thủy.
- Giới thiệu nhân vật Mị Châu.
II. Thân bài:
a. Xuất thân, hoàn cảnh:
- Mị Châu là con gái duy nhất của An Dương Vương.
- Từ nhỏ cuộc sống của nàng vốn dĩ đã sung sướng, được bảo bọc và nhận đủ tình yêu thương cưng chiều của vua cha.
- Được gả cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà, kẻ mới trước đây đã dẫn quân sang với ý đồ xâm lược Âu Lạc, nhưng thất bại.
b. Tội nhân của bi kịch mất nước:
- Bản tính ngây thơ, không thấu hiểu sự đời cũng như thờ ơ với lợi ích của quốc gia dân tộc, say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với người chồng mới cưới là Trọng Thủy. Sự phục tùng và nghe lời chồng trở thành lưỡi dao giết chết nàng và cả đất nước, thành một mối họa mà nàng không thể tưởng tượng được.
- Khi Mị Châu phải theo vua cha chạy trốn trên một con ngựa, tình cảnh thảm hại vô cùng, Mị Châu lại vẫn tin tưởng Trọng Thủy một mặt theo vua cha chạy trốn, một mặt rải áo lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo, phản bội chính cha mình trong vô thức.
- Cuối cùng với tất cả những ngu muội và tội lỗi tày đình của mình, Mị Châu đã phải trả một cái giá quá đắt, nước mất, nhà tan, tình thân chấm hết, nàng đã chết dưới lưỡi kiếm của cha để đền tội, nhưng vẫn mãi mãi ôm trong mình nỗi oán hận và day dứt khôn nguôi.
c. Nạn nhân của bi kịch tình yêu:
- Mị Châu một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho Trọng Thủy, một tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc.
- Nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng.
- Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận về nhận vật
Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Ngắn Gọn – Bài 1
Chia sẻ cho các em học sinh bài văn cảm nhận về nhân vật Mị Châu ngắn gọn sau đây để cùng học hỏi cách hành văn sáng tạo của tác giả.
Trong mỗi câu chuyện truyền thuyết đều thể hiện thời kỳ dựng nước và giữ nước của Việt Nam ta từ xưa tới nay. Trong đó, truyền thuyết “An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy” là một tác phẩm vô cùng tiêu biểu, để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Đọc xong câu chuyện, người đọc không thể nào không suy nghĩ đến nhân vật Mị Châu, một người con gái nết na xinh đẹp, nhưng ngây thơ khờ khạo để rồi phải trở thành tội nhân thiên cổ, và chết trong đau đớn. Mị Châu chính là con gái yêu kiều của của vua An Dương Vương, nàng nổi tiếng là cô gái xinh đẹp, trong sáng, ngây thơ, đoan trang đức hạnh, có có gì để phê phán.
Nhưng chính âm mưu thâm độc của Trọng Thủy đã khiến cho nàng rơi vào tình trạng không thể giải quyết trọn vẹn giữa hiếu và tình, Mị Châu trở thành kẻ tội đồ phản nghịch bán nước hại dân “cõng rắn cắn gà nhà” làm cho nhân dân lầm than, vua cha mất nước.
Thông qua truyền thuyết thì ta có thấy rằng Mị Châu là một người phản nghịch, một người con không biết nghĩ tới toàn cục. Một người vợ ngây thơ cả tin quá tin tưởng vào người chồng của mình để rồi bị lừa dối, bị phản bội, bản thân nàng cũng nhận hậu quả đáng. thương.
Vì muốn chiều lòng chồng mà nàng đã lấy nỏ thần cho chồng mình xem, Mị Châu thật ngây thơ, khờ khạo trong tình yêu. Nàng không thể nào biết lường trước thủ đoạn khôn lường của người mà nàng luôn tin tưởng kia. Một âm mưu to lớn đằng sau con người lòng lang dạ thú mà nàng vẫn nghĩ đó là chồng mình.
Người phụ nữ thời xưa chỉ biết nghe theo lời cha mẹ, rồi khi lớn lên lấy chồng thì nghe lời chồng cuộc sống của họ không có quyền quyết định nên việc Mị Châu nghe lời chồng là một đạo lý mà chính xã hội phong kiến dạy cho nàng.
Suy cho cùng những gì Mị Châu làm đều là một suy nghĩ của một nhi nữ thường tình, một người con gái đoan trang đức hạnh thường có, cả cuộc đời người phụ nữ thường phải phụ thuộc vào người đàn ông người chồng của họ. Mị Châu nào phải người học rộng hiểu nhiều, có tài binh lược để hiểu hết người chồng của mình.
Một nàng công chúa hiền lành trong sáng, nhưng những tội ác mà nàng làm cho vua cha bị mất nước rồi bị giặc đuổi theo giết hại sĩ không thể nào xóa nhòa trong lịch sử. Chính vì vậy, cuối cùng Mị Châu đã phải đền tội dưới lưỡi kiếm của cha mình.
Bài học về nhân vật Mị Châu là một bài học vô cùng cay đắng xót xa cho người con gái thánh thiện nhưng quá khờ khạo và cả tin nên để mất giang sơ.
Gợi ý 🌷Cảm Nhận Về Nhân Vật An Dương Vương ❤️️ hay nhất
Nêu Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Hay Nhất – Bài 2
Hướng dẫn các em cách nêu cảm nhận về nhân vật Mị Châu hay nhất thông qua bài mẫu dưới đây, nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình ôn tập.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã từng xuất hiện những tích, những con người thần thánh khiến biết bao thế hệ tôn thờ như Thánh Gióng, Sơn Tinh, thế như cũng có những truyền thuyết, những câu chuyện đầy đau thương, bi kịch, không chỉ để lại cho người đọc nhiều băn khoăn, trăn trở mà đó còn là những bài học sâu sắc và quý giá mà cha ông ta từ thuở xa xưa muốn con cháu không bao giờ được quên. Nhân vật Mị Châu là một ví dụ điển hình.
Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy chính là một bài học lớn mà con cháu đời sau không bao giờ quên. Ba nhân vật chính mỗi người đều có những sai lầm, những ngu muội ích kỷ riêng, người thì đắc thắng, quên đề phòng, kẻ tin người, mê muội trong tình yêu, kẻ lại ác tâm dối gạt lợi dụng tình yêu và niềm tin của người khác. Mỗi nhân vật đều có những khía cạnh tính cách và tâm hồn đáng khai thác và tìm hiểu, trong đó nhân vật Mị Châu chính là một nhân vật có nhiều nét đặc sắc đồng thời cũng để lại cho nhân thế nhiều bài học sâu sắc, trong đó đặc biệt nhất là bài học về việc cân bằng giữa tình cảm cá nhân và lợi ích dân tộc.
Mị Châu là con gái duy nhất của An Dương Vương, từ nhỏ cuộc sống của nàng vốn dĩ đã sung sướng, được bảo bọc và nhận đủ tình yêu thương cưng chiều của vua cha. Nhưng có lẽ An Dương Vương đã quá chủ quan, lơ là hoặc là thật sự tự tin vào tài cán bảo vệ đất nước thế nên người đã bỏ qua việc chỉ dạy cho Mị Châu những bài học về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, đặc biệt nàng lại còn là một công chúa.
Có thể nói rằng, bi kịch của Mị Châu đều bắt nguồn từ người cha của mình, nàng không có lỗi gì trong việc trở thành vợ của Trọng Thủy, thậm chí ngay lúc đó nàng còn là người có công bình ổn và tham gia vào mối quan hệ “hòa bình” giữa hai quốc gia. Thế nhưng sau tất cả nàng vẫn phải chấp nhận cái danh tội nhân của bi kịch mất nước. Cuộc sống được bảo bọc, yêu thương và chăm sóc đã dưỡng ra một nàng công chúa ngây thơ, không thấu hiểu sự đời cũng như thờ ơ với lợi ích của quốc gia dân tộc, mà thay vào đó là sự say đắm trong tình yêu, hạnh phúc với người chồng mới cưới là Trọng Thủy.
Thú thật rằng, quan niệm xuất giá tòng phu, lấy chồng thì phải theo chồng vốn dĩ đã có từ bao đời nay, kể từ khi con người chuyển từ chế độ Mẫu hệ sang Phụ hệ và trở thành một quy tắc bất thành văn ăn sâu vào bản tính của nhiều người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên bản thân Mị Châu lại là một công chúa, cái sự phục tùng và nghe lời chồng trở thành lưỡi dao giết chết nàng và cả đất nước, thành một mối họa mà nàng không thể tưởng tượng được.
Dẫu bản thân Mị Châu không tham gia quốc sự, chỉ phụ trách việc sống trong nhung lụa và hưởng thụ thế nhưng không lẽ nào nàng không biết được sự lợi hại của nỏ thần và tầm quan trọng của nó với sự tồn vong của đất nước? Ấy thế mà nàng công chúa ngây thơ đã dễ dàng lén lấy nó đem ra cho chồng mình là Trọng Thủy xem trộm mà không một chút nghi ngờ hay đề phòng. Hành động vô phép này của nàng quả thực là một sự ngu muội khó chấp nhận, nàng chỉ biết đến việc Trọng Thủy là chồng mình, mà không hề nghĩ đến Trọng Thủy với cha chồng đồng thời cũng là kẻ thù dạo trước, là kẻ vẫn thường nhăm nhe xâm lược đất nước mình để mà đề phòng.
Lấy trộm nỏ thần cho chồng xem lại là một chuyện, đến cả cái việc đáng ngờ khi Trọng Thủy xin về nước thăm cha mà Mị Châu cũng vẫn không hề nhận thức được sự kỳ lạ trong lời nói của chàng ta rằng “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ, ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?”.
Nếu tỉnh táo và chịu suy nghĩ thấu đáo, thì rõ ràng người ta đã nhận ra được ẩn ý về một cuộc xung đột sắp xảy ra giữa hai nước. Thế nhưng không, Mị Châu trẻ dại và quá chìm đắm trong tình yêu cũng như nỗi buồn sắp ly biệt đã không đủ tỉnh táo để nhận ra được điều đơn giản ấy, mà vẫn một mực đợi chờ Trọng Thủy trở về. Và chồng nàng cũng trở về thật, tuy nhiên là trở về với một cuộc xâm lược tàn khốc, biến đất nước vốn đang yên bình thành một mảnh hỗn loạn, nhân dân lầm than.
Mị Châu phải theo vua cha chạy trốn trên một con ngựa, tình cảnh thảm hại vô cùng, ấy vậy mà người ta vẫn không hiểu nổi rốt cuộc vì nguyên do gì mà Mị Châu lại vẫn tin tưởng Trọng Thủy đến thế, khi mà bi kịch mất nước đã diễn ra ngay trước mặt. Nàng ta một mặt theo vua cha chạy trốn, một mặt rải áo lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo, một sự ngu muội và phản bội chính cha mình trong vô thức. Cuối cùng với tất cả những ngu muội và tội lỗi tày đình của mình, Mị Châu đã phải trả một cái giá quá đắt, nước mất, nhà tan, tình thân chấm hết, nàng đã chết dưới lưỡi kiếm của cha để đền tội, nhưng vẫn mãi mãi ôm trong mình nỗi oán hận và day dứt khôn nguôi.
Nhưng bên cạnh bi kịch tội nhân phản quốc, thì Mị Châu cũng phải gánh chịu một bi kịch khác ấy chính là bi kịch trong tình yêu. Như đã nói, Mị Châu sống mười mấy năm trong bảo bọc, nhung gấm sau lại được gả cho Trọng Thủy, hoàng tử của nước láng giềng. Truyện không nói nhiều về nhân vật Trọng Thủy, thế nhưng đoán chắc rằng đây cũng là một người tài hoa, diện mạo sáng sủa và có lẽ cũng biết cách yêu thương thế nên nàng Mị Châu mới có thể một lòng si mê và dành hết tình yêu cả đời mình cho hắn như thế.
Tình yêu của Mị Châu là tình yêu thuần nhất và chung thủy, không hề vụ lợi hay suy tính thiệt hơn, nàng giống như một con chiên hết lòng phục đạo, hết lòng tin tưởng và dâng toàn bộ trái tim cho Trọng Thủy mà chưa một lần suy nghĩ cho bản thân hay suy nghĩ cho quốc gia dân tộc.
Cuối cùng đáp lại nàng đó chính là sự lừa dối và phản bội đầy đau đớn của Trọng Thủy, người nàng hết mực tin yêu. Chính tay chồng nàng đã đẩy nàng vào bi kịch phản quốc, bi kịch phản bội vua cha và phải chịu cái chết đầy đau đớn và tội lỗi, chết mà vẫn còn mang nhiều uất hận ngàn năm khó rửa sạch.
Khi ấy, Trọng Thủy đuổi được tới nơi, hắn hối hận và đau đớn vì cái chết của người vợ yêu quý, người con gái một đời dành tình yêu cho hắn. Cuối cùng Mị Châu cũng nhận được tình yêu của Trọng Thủy, nhưng đó lại là một tình yêu mang đầy tội lỗi, đau thương, bản thân Mị Châu sẽ chẳng bao giờ còn có thể chấp nhận được nữa, lòng nàng chỉ còn lại sự thù hận, chán ghét và tuyệt vọng.
Nàng chết đi máu nhỏ thành ngọc trai, một sự hóa thân không toàn diện vừa là sự trừng phạt, cũng lại là sự thương xót cho một kiếp hồng nhan lắm truân chuyên, đau đớn. Thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhân dân ta về những lỗi lầm không thể vãn hồi của nàng Mị Châu, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông thấu hiểu cho những bi kịch mà nàng phải gánh chịu chỉ vì sự ngây thơ, tin tưởng quá đỗi vào tình yêu.
Mị Châu đáng thương hay đáng trách? Chúng ta và hậu thế về sau vĩnh viễn không bao giờ có thể trả lời được câu hỏi này. Nàng đáng trách khi đã không đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, lại chỉ biết ích kỷ nghĩ đến tình yêu một cách mù quáng và thiếu sáng suốt dẫn đến kết cục không thể nào đau thương hơn – nước mất, nhà tan. Nhưng nàng cũng là một nhân vật đáng thương, phải gánh chịu bi kịch tình yêu đầy đau đớn, cái chết ghê gớm và nỗi oan ức ngàn đời không thể rửa sạch.
Câu chuyện và bi kịch của Mị Châu chính là một bài học lớn cho mỗi con người chúng ta, khuyên răn rằng sống trên đời phải biết cân nhắc lợi hại giữa lợi ích chung và riêng, giữa tình thân và tình yêu, đừng để mọi chuyện đi quá xa rồi rơi vào kết cục không thể vãn hồi.
Chia sẻ thêm văn mẫu👉 Cảm Nhận Về Nhân Vật Tràng Trong Vợ Nhặt ❤️️ 15 Bài Hay
Nêu Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Mị Châu Thật Ấn Tượng – Bài 3
“Nêu cảm nghĩ về nhân vật Mị Châu thật ấn tượng” – với đề bài này scr.vn sẽ gợi ý ngay cho bạn đọc bài văn đặc sắc sau đây.
Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy.
Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.
Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến.
Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.
Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước.
Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát. Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.
Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.
Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.
Tham khảo ➡️Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Hai Truyện Ngắn Làng ❤️️ 15 Mẫu
Bài Văn Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Và Trọng Thủy Đặc Sắc – Bài 4
Giới thiệu bài văn cảm nhận về nhân vật Mị Châu và Trong Thủy đặc sắc sau đây để các bạn học sinh cùng tham khảo.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nêu bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc; phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương.
Mị Châu là con gái của An Dương Vương Thục Phán, là một cô công chúa lá ngọc, cành vàng, có tâm hồn ngây thơ trong trắng, nhẹ dạ, cả tin và không có một chú gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Mị Châu cũng là người phải chịu trách nhiệm lớn trước bi kịch “nước mất nhà tan”.
Khi đánh giá về nhân vật này, đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, người lên án, kẻ bênh vực. Những người bênh vực thì đã lấy đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), một quan điểm đạo đức thời phong kiến để bênh vực cho nàng. Theo họ, Mị Châu là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Vì vậy việc Mị Châu không giấu giếm Trọng Thuỷ điều gì là vô tội.
Nhưng họ đã quên rằng, trong một đất nước nhiều giặc giã, một nàng công chúa lại chỉ biết làm trọn chữ “tòng” mà vô tình với vận mệnh quốc gia là có tội. Mị Châu tin yêu chồng không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một người dân đối với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dù đó chỉ là do sự nhẹ dạ, vô tình. Nếu sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây lên hoạ nước mất.
Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu. Trọng Thuỷ vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải biết đó là âm mưu của Trọng Thuỷ, thế mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn rắc lông ngỗng làm dấu, có khác gì chỉ đường cho giặc đuổi theo mình. Việc làm đó của nàng đã trực tiếp dẫn tới bi kịch nhà tan.
Vì vậy, không thể cho rằng làm một người vợ thì Mị Châu phải tuyệt đối nghe và làm theo lời chồng. Không thể cho rằng nàng là người vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước bi kịch nước mất nhà tan. Tội lỗi của nàng là hết sức nặng nề. Chính vì vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.
Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng.
Về Trọng Thủy: Trọng Thuỷ là một trong ba nhân vật chính của tác phẩm. Hắn là con trai của Triệu Đà, con rể của An Dương Vương, là chồng của Mị Châu công chúa. Sang Âu Lạc theo mưu kế nham hiểm của cha mình, Trọng Thuỷ lấy Mị Châu không phải vì tình yêu mà chỉ để lợi dụng nàng thực hiện một mưu đồ chính trị, để hoàn thành nhiệm vụ gián điệp được cha hắn giao phó mà thôi. Và với danh nghĩa một người chồng, Trọng Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc vai trò gián điệp ấy.
Hắn đã lợi dụng Mị Châu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lừa gạt tình cảm của nàng để đánh cắp nỏ thần và nham hiểm hỏi Mị Châu một câu hỏi đầy dụng ý trước khi về nước với mục đích để biết cách tìm đường đuổi theo An Dương Vương nếu nhà vua chạy trốn. Chính những việc làm này của hắn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc, là một kẻ rất đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời.
Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược. Trong tay của Triệu Đà, Trọng Thuỷ không hơn không kém cũng chỉ là một con bài chính trị mà thôi. Hơn nữa, mặc dù là một kẻ độc ác, Trọng Thuỷ cũng không phải hoàn toàn đã mất hết nhân tính của một con người. Chính lời nói của Trọng Thuỷ với Mị Châu trong lúc chia tay, hành động tự vẫn sau chuỗi ngày sống trong sự dày vò, ân hận của hắn đã nói lên điều đó.
Trước lúc chia tay về nước dâng lẫy nỏ thần cho Triệu Đà, Trọng Thuỷ đã nói với Mị Châu: “Tình vợ chồng … làm dấu”. Đây không hoàn toàn là những lời dối trá, lạnh lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi ngùi, một nỗi đau li biệt.
Tính người của Trọng Thuỷ còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.
Tham khảo ➡️Cảm Nhận Về Nhân Vật Ngô Tử Văn ❤️️13 Bài Văn Mẫu Hay
Văn Mẫu Cảm Nhận Nhân Vật Mị Châu Chọn Lọc – Bài 5
Tham khảo cách hành văn súc tích, mạch lạc, diễn đạt câu văn gãy gọn thông qua bài văn mẫu cảm nhận nhân vật Mị Châu chọn lọc dưới đây.
Nếu ai đã từng đến xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hẳn không thể không tìm đến với những dấu tích của thành Cổ Loa xưa, nơi có giếng Trọng Thủy, còn gọi là giếng Ngọc, đền Thượng thờ An Dương Vương, am Bà Chúa thờ Mị Châu, chứng tích gợi nhớ đến một thời “xây thành – chế nỏ”, của một bi kịch tình yêu được thần kì hóa.
Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã đi vào đời sống tâm linh của nhân dân ta và trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu. Cả ba nhân vật chính trong tác phẩm cuối cùng đều phải nhận lấy những kết cục khác nhau nhưng có lẽ đáng giận và cũng đáng thương nhất là nhân vật Mị Châu.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có thể chia thành hai phần. Phần thứ nhất là bài học giữ nước rút ra từ những thành công của An Dương Vương và quan trọng hơn là phần thứ hai của bài học giữ nước rút ra từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước. Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước.
Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương. An Dương Vương quá mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác nham hiểm của kẻ thù nên đã nhận lời kết tình thông hiểu, giặc kéo vào lại chủ quan không có phòng bị gì nên bị thua chạy thảm hại. Sau nữa, nó lại được tạo điều kiện từ sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu. Vô tình tiếp tay cho hành động xâm lược của kẻ thù, Mị Châu vừa đáng giận, đáng trách vừa đáng thương.
Mị Châu đáng giận vì nàng phạm phải những sai lầm lẽ ra không thể có ở một nàng công chúa. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là sức mạnh bí ẩn làm nên sự bách chiến bách thắng của nước Đại Việt, vậy mà, vì thứ tình cảm vợ chồng cá nhân, riêng tư, để thỏa mãn điều mà nàng cho là trí tò mò của chồng đã nén lấy nỏ thần cho chồng xem, để đến nỗi nỏ thần bị đánh tráo mà không biết. Làm lộ bí mật quốc gia cho một kẻ sẵn có âm mưu xâm lược, Mị Châu đã không thể ngờ hậu quả những hành động của mình nghiêm trọng đến nhường nào.
Hành động rắc lông ngỗng khi ngồi sau yên ngựa của cha để chạy thoát thân cũng chỉ là một hành động vô tình, bởi: Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có tấm áo lông ngỗng thường được mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau. Chỉ đơn thuần là nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân mình nhưng cuối cùng không thể cứu nhau mà lại còn là dấu cho quân giặc đuổi theo, để cuối cùng nàng phải chịu cái chết như một kẻ “giặc trong”.
Sai lầm và tội lỗi của Mị Châu là không thể chối cãi và nàng bị kết tội hoàn toàn đích đáng. Cũng nhờ thế mà bài học về tinh thần cảnh giác càng trở nên thấm thía và sâu sắc.
Tuy vậy, dân gian vẫn luôn rất công bằng và đầy lòng nhân ái. Người xưa chỉ ra lỗi lầm của Mị Châu nhưng cũng tìm thấy ở đó những căn nguyên sâu xa khiến cho ta thấy thực ra nàng cũng chỉ là một nạn nhân, một nạn nhân đáng thương. Sai lầm của nàng xuất phát đầu tiên từ sai lầm của An Dương Vương. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy cũng đồng nghĩa với việc nhà vua giao cho nàng nghĩa vụ trách nhiệm của một người vợ là cũng phải theo chồng. Đấy là chưa kể đến việc tình yêu và nghĩa vợ chồng có thể làm lu mờ nghĩa vụ và trách nhiệm.
Mị Châu vì quá cả tin mà đã không thể ngờ được người chồng của mình lại là một kẻ “gián điệp”; thế nên mới mang bí mật nước mình mà san sẻ với Trọng Thủy như một câu chuyện san sẻ thường hay gặp ở những cặp vợ chồng.
Rõ ràng Mị Châu có tội. Tôi trực tiếp gây nên mất nước ấy của nàng xứng đáng nhận lấy cái chết. Đây là bài học trực tiếp để răn dạy tinh thần đề cao cảnh giác trong sự nghiệp giữ gìn đất nước. Phê phán Mị Châu bằng “bản án tử hình” nhân dân cũng thấu hiểu rằng nàng mắc tội do chủ ý không phải do vô tình, ngây thơ nhẹ dạ và cả tin. Bởi thế, họ đã xếp cho nàng được biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền trên bờ biển.
Máu Mị Châu chảy xuống biển, tri sò ăn được thì đều biến thành ngọc châu, xác đem về táng ở Loa Thành thì biến thành ngọc thạch. Mị Châu bị trừng phạt cho những tội lỗi nhưng cũng đã được chiêu tuyết cho tâm hồn trong sáng và ngây thơ của mình. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước ở cuối tác phẩm là một sáng tạo hết sức hoàn mĩ. Nó thuộc về thái độ ứng xử vừa nghiêm khắc, vừa nhân đạo vừa thấu lí đạt tình của nhân dân ta.
Nhân vật Mị Châu và kết cục của nàng đã khiến cho chúng ta vừa giận, lại vừa đồng cảm và xót thương sâu sắc. Mong rằng ở một thế giới khác, nàng đã tự nhận được bài học cho bản thân mình có được cuộc sống đúng đắn và thanh thản hơn. Và khi ấy, số phận Mị Châu sẽ khác…
Chia sẻ thêm👉 Cảm Nhận Về Nhân Vật Bé Thu ❤️️ 13 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Cảm Nhận Hình Tượng Nhân Vật Mị Châu Ngắn Hay – Bài 6
Khám phá các câu văn sáng tạo, hấp dẫn trong bài văn cảm nhận hình tượng nhân vật Mị Châu ngắn hay sau đây.
Đứng trước thành Cổ Loa, tôi chợt nhớ lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Nàng Mị Châu tội nghiệp đã vô tình gây nên bi kịch nước mất nhà tan và phải chịu chết thê thảm dưới lưỡi đao của chính cha mình – An Dương Vương. Nói về người con gái thùy mị, nết na ấy, người thương kẻ xót nhưng cũng không ít những lời trách mắng vì chính sự ngây thơ, dại dột của nàng đã gây nên nỗi đau mất nước cho vua cha, cho cả đồng bào đất Việt.
Mị Châu được vua cha An Dương Vương gả cho con trai Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy dụ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng, nói dối là về phương Bắc thăm cha, dặn Mị Châu nếu có hoạn nạn xảy ra thì nhớ làm dấu để Trọng Thủy biết đường tìm đến. Mị Châu nghe tin lời chồng. Còn An Dương Vương chủ quan vì mình có nỏ thần nên không sợ bất kỳ nước nào xâm chiếm. Trọng Thủy vừa về thì hai nước chiến tranh. An Dương Vương bấy giờ mới phát hiện nỏ thần bị mất, bèn dẫn theo con gái tháo chạy thoát thân. Đến bờ biển, vua cha phát hiện kẻ gian chính là Mị Châu liền vung kiếm chém chết nàng.
Người con gái ấy không hề ý thức được việc mình làm gây hậu quả nặng nề như thế nào cho đất nước. Thương nàng vì nàng một lòng tin chồng, yêu chồng nhưng cũng giận nàng vì không suy nghĩ cho kỹ trước những lời dụ dỗ của Trọng Thủy. Biết rằng lấy chồng phải theo chồng nhưng không phải vì thế mà cả tin đến mức mù quáng, dại dột dẫn đến sự việc đau lòng: nước mất nhà tan và cuối cùng là bị chính cha mình giết chết. Mọi việc đã được Triệu Đà sắp đặt, Mị Châu chỉ là nạn nhân và là công cụ để chúng sử dụng cho mục đích của mình.
Khi xét trên cương vị là một người vợ, Mị Châu đã hết lòng yêu thương chồng, tin tưởng chồng. Nàng là một người phụ nữ đúng nghĩa của gia đình phong kiến Việt Nam: thùy mị, nết na, công dung ngôn hạnh đều đủ cả. Tuy nhiên khi xét về cương vị là con gái vua An Dương Vương, là công chúa cả một đất nước, việc Mị Châu lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần là hành động vi phạm bí mật quốc gia, gây nên hậu quả nghiêm trọng, đáng bị trừng phạt.Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Đúng như lời thề, Mị Châu được trời đất minh oan cho tấm lòng trong sạch. Tội là ở những kẻ đã lợi dụng lòng tốt của nàng để thực hiện mưu đồ xấu xa.
Dù sao đi nữa, câu chuyện của Mị Châu cũng mang đến cho người đọc bài học sâu sắc về lòng tin dành cho nhau. Yêu thương nhưng phải luôn sáng suốt, phải phân biệt được việc gì đúng, việc gì sai, việc nào nên làm và không nên làm. Cái giá phải trả cho tình yêu mù quáng của mình chính là cái chết, và chết ngay trong tay người cha thân yêu. Tác giả dân gian đã dựng lên câu chuyện rất tài tình và đáng ngẫm nghĩ., mang lại bài học sâu sắc cho thế hệ sau về cách sống, cách yêu và cách nghĩ thông suốt, đúng đắn.
Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Hay Nhất – Bài 7
Cùng đọc và khám phá cách hành văn sinh động, cách dùng từ sáng tạo trong bài văn cảm nhận về nhân vật Mị Châu hay nhất.
Trong chuỗi những truyền thuyết hào hùng về thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là tác phẩm tâm đắc nhất. Đọc xong câu chuyện, người đọc không thể không suy tư về cuộc đời của Mị Châu, một cô gái dịu hiền xinh đẹp, trọng nghĩa trọng tình lại phải chịu một cái kết xót xa hơn bao giờ hết.
“Tôi kể ngày xưa truyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
Mị Châu là cô công chúa xinh đẹp tuyệt trần của An Dương Vương, ngây thơ và trong sáng. Nàng không thể giải quyết được lý và tình, giữa hiếu và nghĩa để rồi cuối cùng phải chịu cái chết oan ức. Qua truyền thuyết, người đọc cũng có thể cho rằng Mị Châu là một kẻ phản nghịch vì nàng đã trực tiếp tiếp tay cho giặc, bán nước hại cha nhưng sự thật là Mị Châu đã trở thành tội phạm vì nàng đã quá ngây thơ, tin tưởng người khác, tin vào tình yêu mà đã vô tình quên đi đất nước, quên đi cha mình. Chính sự tin yêu mù quáng đó cho nên Mị Châu đã trực tiếp tạo nên tấn bi kịch của lịch sử này .
Chúng ta đã thấy hai lần Mị Châu vì nhẹ dạ cả tin cho nên đã vô tình tiếp tay cho giặc. Lần thứ nhất là vào đêm tâm sự, khi mà Trọng Thủy ngỏ ý muốn xem nỏ thần thì nàng đã không hề ngần ngại và lấy cho chồng xem , tiết lộ bí mật về chiếc nỏ cho Trọng Thủy.
Nàng vừa đáng thương lại vừa đáng trách bởi nàng đã đem bí mật, vận mệnh đất nước để làm đẹp thêm tình vợ chồng nhưng đáng thương ở chỗ nàng cả tin ngây thơ yêu chàng, và muốn chiều theo ý chồng, lại là người phụ nữ ở xã hội xưa thì càng nói lên rõ về điều đó.
Lần thứ hai là trong ngày tiễn biệt, cũng chỉ vì chữ yêu , yêu tới mù quáng cho nên Mị Châu đã không hề mảy may nghi ngờ gì về câu hỏi đầy dụng ý, cũng không hề nhận ra âm mưu của chồng mình, nàng đã trả lời thành thật rằng : “Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy phương nào, thiếp sẽ rắc long ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm”. Nàng cũng không hề biết rằng chính hành động đó đã dẫn đường cho giặc.
Và cũng suy cho cùng thì nàng cũng đáng thương bởi một cô gái ngây thơ , vô tư như nàng không hề nhận ra tâm địa đó mà chỉ luôn mong ngóng ngày chồng đi trở về bên mình, đó là ý nghĩ của nàng khi sợ chàng không tìm được cho nên đã nói như thế. Tình yêu đã làm u mê con người,u mê tới nỗi ngồi sau lưng nhưng mà nàng vẫn giữ lời hứa bứt lông ngỗng rải ở dọc đường đi, tới lúc này mà vẫn còn hành động mu muội như thế thì thực là một sai lầm nghiêm trọng không thể nào tha thứ được.
Cuối cùng nhân dân đã thông cảm cho Mị Châu. Nàng đã phải đền tội dưới lưỡi kiếm của cha mình bằng sinh mạng của mình, Tội đã đền nhưng oan ức thì mãi còn đó, cho tới cuối cùng thì người con gái thủy chung bị lừa dối lên tiếng nói rằng “Thiếp là phận gái, nếu có ,lòng phản nghịch chết đi sẽ hóa thành hạt bụi, còn nếu một long trung hiếu mà bị người lừa dối chết đi sẽ hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối thù nhục và tỏ dạ trắng trong”.
Hình ảnh ngọc châu mà Mị Nương nhắc tới không còn là biểu tượng của một tình yêu trong trắng nữa mà chỉ minh giải cho nỗi oan của nàng.
Bài học về Mị Châu là bài học chua xót vì đã quá cả tin thiếu suy nghĩ, là bài học cảnh tỉnh cho tất cả mọi người “trái tim để trên đầu” như nhà thơ Tố Hữu đã “tâm sự” một cách sâu sắc, thấm thía.
Tham khảo 🌷Cảm Nhận Về Nhân Vật Anh Thanh Niên ❤️️ngoài văn mẫu Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu
Cảm Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Mị Châu Chi Tiết – Bài 8
Chia sẻ Bài văn cảm nghĩ của em về nhân vật Mị Châu chi tiết với cách hành văn mạch lạc, sắc sảo cùng những ý văn ấn tượng.
Mị Châu là con gái của Thục Phán An Dương Vương, là một cô công chúa lá ngọc cành vàng, có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, nhẹ dạ cả tin và không có chút gì về ý thức công dân. Xuất hiện ở phần sau của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, nàng cũng là người phải chịu trách nhiệm rất lớn về bi kịch “nước mất nhà tan”
Mị Châu sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh An Dương Vương “xây thành chế nỏ” và đánh bại quân xâm lược Triệu Đà lần thứ nhất. Có thể nói, nàng sống trong cuộc kháng chiến chống xâm lược mà cha nàng là thủ lĩnh tối cao, nhưng qua truyền thuyết, chúng ta thấy Mị Châu hoàn toàn ngây thơ, không quan tâm và không có chút hiểu biết gì về việc bảo vệ đất nước. Điều đó thể hiện qua việc Mị Châu lén lấy trộm nỏ thần cho Trọng Thủy xem. Hành động đó vừa đáng thương, vừa đáng trách.
Đáng thương vì Mị Châu đã làm theo đạo tam tòng nhưng đáng trách vì trong hoàn cảnh đất nước có giặc giã, một nàng công chúa con vua mà chỉ biết làm trọn chữ “tòng” mà không quan tâm đến vận mệnh đất nước, nhân dân là có tội. Mị Châu tin yêu chồng thì không có gì đáng trách nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một công dân, tất yếu sẽ bị lên án, phê phán.
Mị Châu đã đặt tình riêng cao hơn nghĩa nước, một hành động không nghĩ đến bổn phận của cá nhân đối với Tổ Quốc, càng không nhận thức được quyền lợi của quốc gia tác động đến cá nhân. Nếu sự mất cảnh giác của An Dương Vương là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ của Mị Châu lại chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra họa mất nước.
Mị Châu tin yêu chồng bằng một tình yêu mù quáng. Nhân dân ta đã sáng tạo ra hình ảnh áo lông ngỗng là một chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện rõ sự mù quáng, đáng trách đó. Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi Mị Châu: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không hề dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu”. Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ dứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”.
Trọng Thủy vừa về nước, chiến tranh hai nước đã xảy ra. Lẫy nỏ không còn, phải lên ngựa bỏ chạy cùng vua cha, lẽ ra phải sớm tình ngộ đó là âm mưu của Trọng Thủy, vậy mà Mị Châu vẫn nhẹ dạ mù quáng, không suy xét sự tình mà vẫn rắc lông ngỗng để làm dấu, khác nào chỉ đường cho giặc tìm đến bắt mình. Việc làm đó trực tiếp dẫn tới bi kịch mất nước nhà tan. Nhờ lời nhắc nhở của thần Kim Quy, nàng mới nhận ra bản chất giả dối của Trọng Thủy và dứt khoát từ bỏ, vĩnh biệt Trọng Thủy trong cuộc đời cũng như trong tâm khản của mình.
Trước khi chết, Mị Châu đã nói: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng chung hiếu mà bị người dối lừa, chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Nàng chỉ muốn rửa tiếng “bất trung”, “bất hiếu”, chỉ muốn cho mọi người hiểu rằng mình bị lừa dối chứ không dám kêu oán, cũng như xin tha tội.
Tuy vậy, nhân dân ta không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một công dân đối với đất nước, nhân dân ta đã không những để cho Rùa Vàng kết tội đanh thép, không khoan nhượng, gọi nàng là “giặc” mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha. Bi kịch của Mị Châu đã trở thành bài học về lợi ích giữa cái riêng và cái chung, và cho những người con trai, con gái sau này về bản chất nhẹ dạ cả tin. Dù là ai thì cũng cần phải có ý thức về sự tồn vong của đất nước.
Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình lại vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra là do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng nên bị lừa dối. Hơn nữa, nàng cũng tình ngộ và phải chịu cái chết đau đớn. Tuy nhiên, tác giả dân gian lại không muốn kết thúc số phận Mị Châu bằng cái kết thê thảm ấy. Nàng đã được hóa thân thành một hình hài khác: “Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu”, “Xác nàng đem về táng ở Loa Thành, xác biến thành ngọc thạch.
Đây là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thống của truyện kể dân gian: sử dụng hình thức hóa thân để kéo dài sự sống cho nhân vật. Nhưng ở nhiều truyện, nhân vật chỉ hóa thân trong một hình hài thì Mị Châu lại không hóa thân trọn vẹn. Hình thức hóa thân, phân thân độc đáo này thể hiện sự cảm thông, bao dung của nhân dân với sự trong trắng của Mị Châu, vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử.
Tham khảo👉 Cảm Nhận Về Nhân Vật Vũ Nương ❤️️bên cạnh bài Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu
Bài Văn Cảm Nhận Của Em Về Nhân Vật Mị Châu Sinh Động – Bài 9
Bài văn cảm nhận của em về nhân vật Mị Châu sinh động sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng hay cho bài văn của mình trên lớp.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một truyện truyền thuyết vô cùng hay và đặc sắc. Truyện cũng đã nêu được ra một bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Ngay từ phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc. Tiếp đến là phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương. Trong đó thì hình ảnh nhân vật Mị Châu cũng luôn để lại trong lòng bạn đọc biết bao cảm xúc, thương có giận có, hờn trách và cảm thông,…
Mị Châu là một người con gái ngoan ngoãn và tài sắc. Khi vua cha gả Trọng Thủy thì nàng cũng nghe theo sự sắp đặt của cha. Nàng yêu say đắm chồng của mình đến mù quáng và ngay cả khi Trọng Thủy lừa tráo lấy nỏ thần Mị Châu cũng không biết nữa. Có thể thấy được bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện thái độ phê phán rạch ròi của nhân dân trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Thông qua đây ta nhận thấy được đây cũng chính là bài học muôn đời cho những ai đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, đặt trên vận mệnh của dân tộc, tách tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.
Nhân vật Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy thì cũng đã sẵn có âm mưu chiếm nỏ thần. Thế nhưng những ngày ở Âu Lạc, những ngày bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết thì Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự với Mị Châu. Khi đó thì ngay cả Trọng Thủy cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ. Trong các tham vọng đó có thể kể đến đó chính là tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và trọn tình với người đẹp. Thế nhưng cũng chính hai tham vọng đó không thể dung hòa. Có lẽ chính vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thủy lúc này đây cũng phải là người vui mừng hưởng vinh quang thì lại tự tử vì nỗi tiếc thương Mị Châu khôn cùng biết bao nhiêu.
Thế rồi trước khi chết, Mị Châu cũng đã kịp nhận ra mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng lại chính là người nàng tin yêu nhất. Và đau xót hơn nữa, sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá rất đắt bằng chín sinh mạng nàng, nàng đã phải để người cha thân yêu mất mạng và lớn hơn nữa chính là số phận của cả một dân tộc cũng rơi vào tình cảnh lao đao.
Nhân vật Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, chính bản thân của nàng không xin tha chết, chỉ xin được hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù. Khi hình ảnh ngọc trai nước giếng tượng trưng cho sự tái ngộ của hai người ở kiếp sau. Thực sự thì đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hóa giải.
Công chúa Mị Châu dù có vô tình phạm tội cũng không thể coi là không có tội. Kết cục bi thảm của cha con An Dương Vương chắc chắn sẽ mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là bài học phải cảnh giác với kẻ thù.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Văn Mẫu Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu Lớp 10 Đạt Điểm Cao – Bài 10
Để hoàn thành tốt bài kiểm tra viết trên lớp thì các em không nên bỏ lỡ bài văn mẫu cảm nhận về nhân vật Mị Châu lớp 10 đạt điểm cao sau đây.
Tôi kể chuyện xưa: Nàng Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ là một truyền thuyết sinh động về sự tồn tại của nhà nước Âu Lạc xưa. Thông qua câu chuyện ta có thêm hiểu biết về một vị vua yêu nước mà cuối cùng phải gánh chịu thất bại, và hơn hết ta được chứng kiến mối tình người con gái có tình yêu chân thành, trong sáng nhưng cuối cùng phải chịu khổ đau, từ đó rút ra được nhiều bài học xương máu.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ được ghi lại cho người đời sau nên khà ngắn gọn nhưng vẫn nói lên được một tấm thảm kịch. An Dương Vương và Triệu Đà vốn dĩ đối địch nhau vậy mà An Dương Vương lại vô tình gả con gái mình là Mị Châu cho Trọng Thuỷ là con trai Triệu Đà. Không những vậy nhà vua còn đồng ý cho Trọng Thuỷ ở rể. Cuộc hôn nhân này mà nói đối với An Dương Vương chẳng khác gì nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà – theo nhiều ý kiến cho rằng như vậy.
Điều đó không sai nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Xét điều kiện nước ta lúc bấy giờ là một nước nhỏ, không thể sánh bằng phương Bắc kia. Cho dù chúng ta có nỏ thần nhưng chiến tranh cứ kéo dài triền miên thì người khổ vẫn là nhân dân. Vì thế đồng ý cầu hòa và gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ là một quyết định đúng đắn. Thế nhưng việc nhà vua đồng ta cho Trọng Thuỷ ở rể đã cho thấy nhà vua đã dần mất cảnh giác.
Và rồi như kế hoạch đã định ra từ trước khi ở rể, Trọng Thuỷ lừa Mị Châu và cướp nỏ thần, mang binh đi đánh Âu Lạc. An Dương Vương và Mị Châu rơi vào cảnh nước mất nhà tan, nhà vua vì đất nước, vì tội lỗi với nhân dân đã phải cầm kiếm giết con gái yêu của mình. Cái chết của Mị Châu như một lời bồi tội non sông, với con dân và người cha của mình.
Mạch kể chuyện của truyền thuyết không nói rõ rằng vì sao Mị Châu lại đưa cho Trọng Thuỷ nỏ thần. Mị Châu rõ ràng đã quá tin yêu chồng mình. Đứng dưới góc độ là công chúa của một quốc gia, là một thần tử của đất nước, việc làm của Mị Châu đáng tội chết vì đã tiết lộ bí mật quốc gia, một người phụ nữ bị tình yêu làm cho đầu óc mê mang, hồ đồ, không phân biệt đâu là đúng đâu là sai.
Thậm chí trong lời nói từ biệt, Trọng Thuỷ đã ám chỉ rằng hai nước sẽ có chiến tranh xảy ra nhưng Mị Châu vẫn cứ tin chồng, lấy áo lông ngỗng làm giấu. Rõ ràng nàng chính là dẫn đường cho Trọng Thuỷ đến diệt nhà họ Thục. Rồi khi quân địch đến mới, nàng vẫn không thoát khỏi cơn mộng mị, làm dấu cho quân lính đẩy hai cha con vào đường cùng.
Thế nhưng đứng dưới góc độ một người con gái ta nhận thấy tình yêu sâu đậm, chân thành của Mị Châu dành cho Trọng Thuỷ. Nàng chỉ làm theo con tim mách bảo. Nhưng dù có mù quáng đi chăng nữa thì tình yêu của Mị Châu vẫn rất đẹp và trong sáng. Nàng yêu hết mình và làm mọi thứ, hi sinh mọi thứ để được ở bên người mình yêu.
Mị Châu không làm tròn bổn phận của một công chúa, không làm trọn chữ trung và chữ Hiếu, nàng để lại cho đời một chữ tình vừa ngọt ngào, sâu đậm, vừa đau đớn, xót xa. Cho tới lúc chết, nàng mới biết mình bị chính người mình yêu lừa dối. Đau đớn sao? Ân hận sao? Hận thù sao? Lạnh lẽo sao? Nhưng dù sao đi chăng nữa, cái tình yêu mù quáng của nàng cùng thái độ vô tình với đất nước đã khiến gia đình nàng tan nát, nước mất nhà tan, trở thành kẻ tội đồ của dân tộc, đắc tội với non sông.
Sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá bằng sinh mạng của chính nàng, người cha thân yêu và vận mệnh toàn dân tộc. Vì lẽ đó nếu có kiếp sau thì Mị Châu cũng không thể mù quán tin vào tình yêu với Trọng Thuỷ được nữa. Chắn giữa hai người họ là cả một cơ đồ với biết bao sinh mạng.
Mị Châu mang đến cho chúng ta một sự đáng thương hơn đáng giận. Nàng đâu biết mình bị dối lừa. Nàng chỉ làm theo trái tim và dành trọn tình cảm để theo đuổi tình yêu một cách cuồng nhiệt. Nàng đã phải trả giá bằng sinh mạng, non sông. Trong lời khấn cầu cuối cùng của mình, nàng cũng đã nhận ra lỗi lầm của bản thân, cũng vì lẽ đó mà hình ảnh máu nàng chảy xuống biển thành Ngọc trai như một sự giải oan cho nàng, khiến cho nàng ra đi thêm phần thanh thản. Vì thế hình ảnh Ngọc trai – giếng nước không phải là minh chứng tình yêu chung thủy như mọi người thường nói mà đó là sự giải oan của nhân dân dành cho Mị Châu.
Bi kịch tình yêu của Mị Châu là một bài học cho chúng ta rằng chúng ta không thể mù quáng tin vào tình yêu, quên đi nghĩa vụ công dân, trách nhiệm đối với đất nước. Đặc biệt hạnh phúc tìm yêu không thể đạt được bằng những âm mưu toan tính. Đó là bài học về quan hệ cá nhân với dân tộc, cộng đồng.
Không thể bỏ lỡ cơ hội 🔜Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí🔜
Từ khóa » Kể Về Nhân Vật Mị Châu
-
Top 6 Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Siêu Hay
-
Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Trong Truyện An Dương Vương ...
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Châu | Văn Mẫu 10 Hay Nhất - TopLoigiai
-
Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Trong Truyện An Dương Vương Và ...
-
Top 7 Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Lớp 10 Mới Nhất
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Và Trọng Thủy Siêu Hay (7 Mẫu) - Văn 10
-
Bài Văn Hay Lớp 10: Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Kèm Dàn ý Chi Tiết
-
Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Và Trọng Thủy
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Mị Châu Và Trọng Thuỷ Trong An ...
-
Đóng Vai Mị Châu Kể Lại Truyện An Dương Vương ...
-
Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Mị Châu Trong Truyện An Dương Vương Và ...
-
Viết đoạn Văn Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu - Ngữ Văn Lớp 10 - Lazi
-
Nhập Vai Nhân Vật Mị Châu Hãy Kể Lại Cậu Truyện An Dương Vương ...
-
Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu