Viết đoạn Văn Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Châu - Ngữ Văn Lớp 10 - Lazi

+500k Đăng ký Đăng nhập +Gửi bài tập +Viết
  • Trang chủ
  • Giải bài tập Online
  • Đấu trường tri thức
  • Dịch thuật
  • Flashcard - Học & Chơi
  • Cộng đồng
  • Trắc nghiệm tri thức
  • Khảo sát ý kiến
  • Hỏi đáp tổng hợp
  • Đố vui
  • Đuổi hình bắt chữ
  • Quà tặng và trang trí
  • Truyện
  • Thơ văn danh ngôn
  • Xem lịch
  • Ca dao tục ngữ
  • Xem ảnh
  • Bản tin hướng nghiệp
  • Chia sẻ hàng ngày
  • Bảng xếp hạng
  • Bảng Huy hiệu
  • LIVE trực tuyến
  • Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập

Bài tập / Bài đang cần trả lời

Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Nguyễn Thu Trang Ngữ văn - Lớp 1003/10/2017 22:48:45Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Mị Châu4 trả lời + Trả lời +1đ Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư Học GS 34.278lazi logo×

Đăng nhập

Đăng nhập fb Đăng nhập với facebook gg Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?

Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).

4 trả lời

Thưởng th.10.2024

Xếp hạng

Đấu trường tri thức +500K

7624 Phương Dung03/10/2017 22:52:48Trong chuỗi những truyền thuyết hào hung về thời kỳ dựng nước. giữ nước của dân tộc ta, truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy” là tác phẩm hay nhất, tiêu biểu nhất. Đọc xong câu chuyện, người đọc không thể không suy tư về cuộc đời của Mị Châu, một cô gái xinh đẹp trọng hiếu, trọng tình để rồi phải chịu một kết cục xót xa hơn ai hết.Tôi kể ngày xưa truyện mị châuTrái tim lầm chỗ để trên đầuNỏ thần vô ý trao tay giặcNên nỗi cơ đồ đắm biển sâuMị Châu_con gái của Thục Phán An Dương Vương, một nàng công chúa xinh đẹp, ngây thơ và trong sáng. Nàng không thể giải quyết trọn vẹn giữa lý và tình, giữa hiếu và nghĩa để rồi cuối cùng nàng phải thác oan. Qua truyền thuyết, người đọc có thể cho rằng Mị Châu là một kẻ phản nghịch vì nàng đã trực tiếp tiếp tay cho giặc, bán nước, hại cha. Nhưng sự thật Mị Châu phạm tội chỉ vì vô tình,chỉ vì nàng qúa ngây thơ, quá tin yêu, mù quáng,vì chỉ nghĩ đến tình riêng, tình yêu mà quên đi đất nước, quên đi chính cha mình. Chính sự tin yêu mù quáng ấy, Mị Châu là người đã trực tiếp tạo nên tấn bi kịch lịch sử này. Những việc làm ấy vừa đáng giận lại vừa đáng thươngMột đôi kẻ Việt, người TầnNửa phần ân ái,nửa phần óan thươngHai lần Mị Châu tiếp tay cho giặc đều là do nghe những lời đường mật của Trọng Thủy. Lần thứ nhất là trong “đêm tâm sự”, khi Trọng Thủy ngỏ ý muốn xem nỏ thần thì nàng đã “không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm lấy chiếc nỏ thần ra cho chồng xem”, không chỉ vậy nàng còn tiết lộ bí mật về cái lẫy nỏ_bí mật của quốc gia. Cái đáng giận ở đây là nàng đã sử dụng bí mật quốc gia như môt thứ của cải riêng để làm đẹp them cho tình vợ chồng. Nhưng cái đáng thương là nàng đã vô tình, đã ngây thơ làm việc đó chỉ vì quá yêu chồng và muốn chiều ý chồng.Tuy vậy, trong xã hội xưa, người phụ nữ “tại gia tòng phụ-xuất giá tong phu”. Đã là vợ thì phải nghe lời chồng, hành động cho chồng xem nỏ thì có gì là sai trái. Huống hồ Trọng Thủy giờ đây lại là chồng nàng, là con rể của một vị vua mà sau này chàng phải có trách nhiệm trị vì đất nước. suy cho cùng hành động cho Trọng Thủy xem nỏ kia thật tình chẳng có tội chi! Gia đình hạnh phúc thì đất nước mới vững bền, nàng Mị Châu không thể cự cãi với chồng, làm mất hòa khí gia đình. Vì vậy hành động tiết lộ bí mật chiếc nỏ thần không hòan tòan là tội của Mị Châu.Lần thứ hai là trong ‘ngày tiễn biệt”, cũng chỉ vì yêu đến mức mù quáng, Mị Châu đã không mảy may nghi ngờ câu hỏi đầy dụng ý, không nhận ra âm mưu của chồng, nàng đã “vẽ đường cho hươu chạy” khai thành thật trả lời rằng: “Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy phương nào, thiếp sẽ rắc long ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu long ngỗng mà tìm”. Mị Châu đâu hề biết rằng làm như vậy là đã vô tình dẫn đường cho giặc đuổi theo giết cha mình.Đáng giận biết bao một câu nói thiếu suy nghĩ, thiếu cảnh giác như thế. Nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là ý nghĩ đáng thương của một cô gái sắp phải xa chồng luôn mong tìm cách để được gặp lại chồng Mị Châu cũng chẳng qua là một người con gái dịu dàng chứ chẳng phải một đấng mày râu sách lược hơn người nên không nhận ra ý đồ của Trọng Thủy. Đó là ý nghĩ của Mị Châu trong ngày tiễn biệt, có thể lúc ấy do quá yêu và sợ Trọng Thủy không tìm được mình nên nàng nói vậy nhưng cho đến khi giặc đã ùa vào thành, ngồi trên lưng ngựa chạy trốn cùng cha, lẽ nào nàng vẫn không nhận ra âm mưu của Triệu Đà mà người trực tiếp thực hiện chính là Trọng Thủy_người chồng mà nàng hết long yêu quý. Tình yêu đã làm nàng u mê đến mức ngồi sau lưng cha nàng vẫn giữ lời hứa bứt long ngỗng rải khắp dọc đường đi. Đến lúc này mà vẫn còn hành động mu muội như vậy thì quả là một sai lầm nghiêm trọng không thể nào tha thứ được.Tuy chỉ vì vô tình do nhẹ dạ cả tin nhưng cũng rất lớn, Mị Châu đã từ hại nước đến hại cha, tội của nàng đã quá rõ ràng. Tiếng thét của thần kim quy chính là lời kết tội đanh thép của công lý, của nhân dân về tội lỗi của Mị Châu. Mị Châu yêu Trọng Thủy bằng một tình yêu trong sáng, thánh thiện tuyệt đối, nàng dường như còn không nghĩ đến việc chàng là con trai của quốc vương một vương quốc đã từng mang quân xâm lược nước mình. Tình yêu trong sáng của nàng xuất phát từ trái tim và dường như đã đến đuợc với trái tim. Trọng Thủy từ một tên gián điệp luôn mang trong đầu ý định cướp nỏ thần nhưng những ngày tháng sống bên Mị Châu, chàng đã yêu nàng, chính tình yêu ấy đã tạo nên một bi kịch đau thương cho cả hai người.Nhưng nhân dân đã rất cảm thong với Mị Châu. Nàng đã phải đền tội dưới lưỡi kiếm của cha bằng chính sinh mạng của mình. Tội đã đền, nhưng oan vẫn phải được giải, nỗi oan đó đã đươc Mị Châu khấn lên trước khi chết. Lời khấn cuối cùng của một người con gái chung thủy bị lừa dối vang lên thật thống thiết: “Thiếp là phận gái, nếu có ,lòng phản nghịch chết đi sẽ hóa thành hạt bụi, còn nếu một long trung hiếu mà bị người lừa dối chết đi sẽ hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối thù nhục và tỏ dạ trắng trong”.Trung tín thệ tâm than hóa thạchHưng vong sái lệ tình trầm châu.Hình ảnh ngọc châu mà Mị Châu nhắc đến không còn là biểu tượng của một tình yêu trắng trong và ấm áp nữa, “ngọc châu” ở đây chỉ minh giải cho nỗi đau của nàng. Qua chi tiết “xác hóa thạch, máu hóa ngọc trai”, nhân dân muốn giải oan cho nàng, biểu lộ long cảm thong, thương xót và bao dung.Bài học của Mị Châu là bài học chua xót vì quá tin yêu mà thiếu đi sự suy nghĩ, là bài học “trái tim để trên đầu” như nhà thơ Tố Hữu đã “tâm sự” một cách sâu sắc, thấm thía.Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 3115 NGUYỄN THỊ THU HẰNG04/10/2017 08:07:31

Nỗi buồn man mác, niềm xót thương, nỗi giận hờn cứ quấn quít hồn ta. Nhiều lúc ta tự hỏi: Mình giận hay mình thương Mị Châu trong truyền thuyết? – Nhưng ta lại không thể trả lời được, và hai nỗi niềm ấy cứ hoà quyện vào nhau để trở thành một nỗi xót xa cho cơ đồ Âu Lạc, cho Mị Châu nhẹ dạ cả tin.

Ta trách nàng đã cho Trọng Thủy xem nỏ thần – một bí mật của quốc gia khiến cho giang sơn chìm trong bể máu. Ta thương nàng vì nàng quá ngây thơ, trong trắng, thủy chung đã bị người lừa dối, dẫn tới lỗi lầm.

Mị Châu sẽ duyên cùng Trọng|Thủy vì lợi ích của hai tổ quốc, vì muốn cho muôn dân được sống hòa bình, hơn nữa Mị Châu cũng rất yêu Trọng Thủy. Điều đáng thương cho Mị Châu là đằng sau cuộc tình duyên ấy là một âm mưu đã được sắp đặt, nàng quá ngây thơ không hề biết được âm mưu của kẻ thù. .

Mị Châu là một bông hoa trắng trong, tinh khiết, nàng ít phải va chạm với sóng gió của đời. Với một niềm tin yêu ngây thơ, Mị Châu đã cho Trọng Thũy biết nơi để chiêc nỏ thần không hề ngại ngần, do dự. Điều đáng trách là nàng không hề biết cảnh giác với âm mưu của giặc Trọng Thủy trước khi xa nàng đã lộ ra nhiều chi tiết đáng ngờ, thế mà Mị Châu vẫn không để ý tới.

Trọng Thủy tuy rất yêu nàng nhưng phải thực hiện ý đồ đen tối của cha. Vì để thực hiện chữ hiếu một cách mù quáng mà Trọng Thủy đã lừa gạt người yêu của mình.

Việc dại khờ của Mị Châu đã dẫn tới việc mất nước và khi nước đã mất rồi thì tình yêu cũng tan vỡ. Trọng Thủy sau khi đã lấy xong nước Âu Lạc có theo dấu lông ngỗng đi tìm Mị Châu nhưng Trọng Thủy càng đuổi gần nàng tức là càng xa nàng.

Ta thương Mị Châu bởi, nàng là một cô gái trắng trong, chung thủy, có tình yêu thiết tha, đằm thắm. Ta giận Mị Châu ở lòng nhẹ dạ, cả tin để cho kẻ thù lừa dối khiến cho đất nước tan hoang, gia đình tan nát.

Mị Châu chết rồi, nhưng ta tin rằng những lỗi lầm của nàng, những niềm oán hận của nàng đã được minh oan. Loa Thành còn đó, giếng nước trong như ngọc còn đó. Người đời sau nói rằng: lấy ngọc trai ở biển Đông về rửa ở giếng Cổ Loa thì ngọc sáng hơn lên.

Ngọc trai sáng hơn lên tức là tấm lòng thủy chung trong trắng của Mị Châu sáng lên trước âm mưu đen tối của kẻ thù. Cuộc đời Mị Châu là một bài học cho chúng ta. Nghĩ về Mị Châu, nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sầu?

Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 4 5 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi2414 NGUYỄN THỊ THU HẰNG04/10/2017 08:08:28

Nếu ai đã từng đến xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hẳn không thể không tìm đến với những dấu tích của thành Cổ Loa xưa, nơi có giếng Trọng Thủy, còn gọi là giếng Ngọc, đền Thượng thờ An Dương Vương, am Bà Chúa thờ Mị Châu, chứng tích gợi nhớ đến một thời “xây thành – chế nỏ”, của một bi kịch tình yêu được thần kì hóa. Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã đi vào đời sống tâm linh của nhân dân ta và trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu. Cả ba nhân vật chính trong tác phẩm cuối cùng đều phải nhận lấy những kết cục khác nhau nhưng có lẽ đáng giận và cũng đáng thương nhất là nhân vật Mị Châu.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy có thể chia thành hai phần. Phần thứ nhất là bài học giữ nước rút ra từ những thành công của An Dương Vương và quan trọng hơn là phần thứ hai của bài học giữ nước rút ra từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước. Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước.

Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương. An Dương Vương quá mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác nham hiểm của kẻ thù nên đã nhận lời kết tình thông hiểu, giặc kéo vào lại chủ quan không có phòng bị gì nên bị thua chạy thảm hại. Sau nữa, nó lại được tạo điều kiện từ sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu. Vô tình tiếp tay cho hành động xâm lược của kẻ thù, Mị Châu vừa đáng giận, đáng trách vừa đáng thương. Mị Châu đáng giận vì nàng phạm phải những sai lầm lẽ ra không thể có ở một nàng công chúa. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là sức mạnh bí ẩn làm nên sự bách chiến bách thắng của nước Đại Việt, vậy mà, vì thứ tình cảm vợ chồng cá nhân, riêng tư, để thỏa mãn điều mà nàng cho là trí tò mò của chồng đã nén lấy nỏ thần cho chồng xem, để đến nỗi nỏ thần bị đánh tráo mà không biết. Làm lộ bí mật quốc gia cho một kẻ sẵn có âm mưu xâm lược, Mị Châu đã không thể ngờ hậu quả những hành động của mình nghiêm trọng đến nhường nào.

Hành động rắc lông ngỗng khi ngồi sau yên ngựa của cha để chạy thoát thân cũng chỉ là một hành động vô tình, bởi: Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có tấm áo lông ngỗng thường được mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau. Chỉ đơn thuần là nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân mình nhưng cuối cùng không thể cứu nhau mà lại còn là dấu cho quân giặc đuổi theo, để cuối cùng nàng phải chịu cái chết như một kẻ “giặc trong”. Sai lầm và tội lỗi của Mị Châu là không thể chối cãi và nàng bị kết tội hoàn toàn đích đáng. Cũng nhờ thế mà bài học về tinh thần cảnh giác càng trở nên thấm thía và sâu sắc.

Tuy vậy, dân gian vẫn luôn rất công bằng và đầy lòng nhân ái. Người xưa chỉ ra lỗi lầm của Mị Châu nhưng cũng tìm thấy ở đó những căn nguyên sâu xa khiến cho ta thấy thực ra nàng cũng chỉ là một nạn nhân, một nạn nhân đáng thương. Sai lầm của nàng xuất phát đầu tiên từ sai lầm của An Dương Vương. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy cũng đồng nghĩa với việc nhà vua giao cho nàng nghĩa vụ trách nhiệm của một người vợ là cũng phải theo chồng. Đấy là chưa kể đến việc tình yêu và nghĩa vợ chồng có thể làm lu mờ nghĩa vụ và trách nhiệm.

Mị Châu vì quá cả tin mà đã không thể ngờ được người chồng của mình lại là một kẻ “gián điệp”; thế nên mới mang bí mật nước mình mà san sẻ với Trọng Thủy như một câu chuyện san sẻ thường hay gặp ở những cặp vợ chồng. Cũng giống như việc tiết lộ bí mật làm cho quân nước nhà bại trận, việc rắc lông ngỗng một lần nữa lại vô tình chỉ lối cho kẻ thù đuổi theo hai cha con. Hai lần nàng liên tiếp phạm lỗi mà không hề ý thức được lỗi lầm mình mắc phải. Tội lỗi được gây lên tính từ sự ngây thơ, cả tin nên thật đáng thương. Việc Rùa Vàng kết tội Mị Châu làm giặc tuy đẩy nhân vật đến số phận bi thảm nhưng lại là một kết thúc cần thiết theo quan niệm của nhân dân.

Rõ ràng Mị Châu có tội. Tôi trực tiếp gây nên mất nước ấy của nàng xứng đáng nhận lấy cái chết. Đây là bài học trực tiếp để răn dạy tinh thần đề cao cảnh giác trong sự nghiệp giữ gìn đất nước. Phê phán Mị Châu bằng “bản án tử hình” nhân dân cũng thấu hiểu rằng nàng mắc tội do chủ ý không phải do vô tình, ngây thơ nhẹ dạ và cả tin. Bởi thế, họ đã xếp cho nàng được biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền trên bờ biển. Máu Mị Châu chảy xuống biển, tri sò ăn được thì đều biến thành ngọc châu, xác đem về ném ở Loa Thành thì biến thành ngọc thạch. Mị Châu bị trừng phạt cho những tội lỗi nhưng cũng đã được chiêu tuyết cho tâm hồn trong sáng và ngây thơ của mình. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước ở cuối tác phẩm là một sáng tạo hết sức hoàn mĩ. Nó thuộc về thái độ ứng xử vừa nghiêm khắc, vừa nhân đạo vừa thấu lí đạt tình của nhân dân ta.

Nhân vật Mị Châu và kết cục của nàng đã khiến cho chúng ta vừa giận, lại vừa đồng cảm và xót thương sâu sắc. Mong rằng ở một thế giới khác, nàng đã tự nhận được bài học cho bản thân mình có được cuộc sống đúng đắn và thanh thản hơn. Và khi ấy, số phận Mị Châu sẽ khác…

Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi34 Ni Lin24/04/2021 10:37:16+2đ tặng

Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Trước tấn bi kịch đó là do sự lơ là cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu trong việc giải quyết mối quan hệ quyền lợi dân tộc, đất nước với hạnh phúc cá nhân riêng tư. Hình ảnh nhân vật Mị Châu vừa cảm thấy đáng thương vừa đáng trách.

Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.

Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến. Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.

Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước. Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát. Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.

Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.

Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.

Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phútnhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Mị ChâuMị ChâuNgữ văn - Lớp 10Ngữ vănLớp 10

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội
Fanpage: https://www.fb.com/lazi.vn
Group: https://www.fb.com/groups/lazi.vn
Kênh FB: https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB
LaziGo: https://go.lazi.vn/join/lazigo
Discord: https://discord.gg/4vkBe6wJuU
Youtube: https://www.youtube.com/@lazi-vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lazi.vn
Bài tập liên quan

Kể chuyện về Bà mẹ Việt Nam anh hùng (Ngữ văn - Lớp 10)

6 trả lời

Đọc bài ca 1 và trả lời các câu hỏi 1 - (Trong SGK, trang 91). Đọc các bài ca số 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi 2 (SGK, tr. 91). Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước (Ngữ văn - Lớp 10)

3 trả lời

Phân tích bài Thu hứng (Đỗ Phủ) (Ngữ văn - Lớp 10)

2 trả lời

Đối chiếu bản phiên âm, bản dịch nghĩa với bản dịch thơ. Theo anh (chị) chữ “lệ” trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của "khóm cúc"? (Ngữ văn - Lớp 10)

3 trả lời

Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề "Thu hứng" (Ngữ văn - Lớp 10)

4 trả lời

Đọc văn bản: Hòn đá xù xì (SGK, tr. 63, 64) và trả lời câu hỏi. Đọc đoạn "Uy-lít-xơ trở vê” và thực hiên các yêu cầu của SGK (trang 64) (Ngữ văn - Lớp 10)

3 trả lời

Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của "mọi người". Theo lời tuyên bố của Ra - ma. Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh. Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh (chị) trước cảng Xi - ta bước vào lửa (Ngữ văn - Lớp 10)

4 trả lời

Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi găp lại vợ mình biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì? Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Pê-nê-lốp trong đoan trích Uy-lít-xơ trở về (Ngữ văn - Lớp 10)

7 trả lời

Khái niệm văn học dân gian. Ba dặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Thể loại văn học dân gian. Giá trị của văn học dân gian. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết (Ngữ văn - Lớp 10)

12 trả lời

Tại sao nói: Trong mỗi truyện cổ tích có một chuyện dành cho người lớn và một chuyện dành cho trẻ em? Ở Tấm Cám, dân gian gửi gắm điều gì với người lớn và điều gì chi trẻ con? (Ngữ văn - Lớp 10)

3 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Xác định nhân vật trữ tỉnh trong đoạn trích (Ngữ văn - Lớp 10)

1 trả lời

Thực hiện các yêu cầu. Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản trên (Ngữ văn - Lớp 10)

2 trả lời

Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ lối sống không định hướng (Ngữ văn - Lớp 10)

2 trả lời

Người Ê Đê đã gửi gắm ước mơ gì thông qua sự kiện Đăm Săn chặt cây thần, Ước mơ đó có còn phù hợp với xã hội hôm nay không? Vì sao? (Ngữ văn - Lớp 10)

3 trả lời

Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị về vấn đề: thói ỷ lại trong cuộc sống (Ngữ văn - Lớp 10)

3 trả lời

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ đặc điểm của nhân vật thần thoại trong văn bản sau: (Ngữ văn - Lớp 10)

2 trả lời

Điền thông tin vào bảng sau để nhận biết đặc điểm chính của văn bản (Ngữ văn - Lớp 10)

2 trả lời

Phân tích cuộc đối thoại giữa Héc-To và Ăng - Đrô - Mác (Ngữ văn - Lớp 10)

1 trả lời

Viết đoạn văn phân tích vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đường (khoảng 200 chữ) trong bài thơ "Thuật hứng 24" của Nguyễn Trãi (Ngữ văn - Lớp 10)

2 trả lời

Nêu chủ đề và nội dung của văn bản sau (Ngữ văn - Lớp 10)

1 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, biểu cảm trong bài viết là gì?

Giọng điệu của người viết trong đoạn cuối có đặc điểm gì?

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về mối quan hệ giữa sự lựa chọn và số phận được nêu trong văn bản?

Trong đoạn văn trang 109, tác giả đã rút ra được điều gì về cuộc đời?

Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

Nhan đề và nội dung đoạn đầu hé lộ điều gì về nội dung của văn bản?

Thông điệp rút ra được sau khi đọc bài thơ là?

Sau khi lựa chọn, nhân vật trữ tình có tâm lý như thế nào?

Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

Vì sao nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?

Xem thêm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

Bảng xếp hạng thành viên12-2024 11-2024 Yêu thích1Đặng Mỹ Duyên738 điểm 2Nguyễn Hải Huy310 điểm 3Kim Mai182 điểm 4Đặng Hải Đăng177 điểm 5ngân trần145 điểm1Ngọc10.573 điểm 2ღ_Hoàng _ღ9.661 điểm 3Vũ Hưng8.029 điểm 4Quang Cường7.707 điểm 5Đặng Mỹ Duyên7.659 điểm1BF_Zebzebb185 sao 2Jully175 sao 3Pơ120 sao 4queinz_105 sao 5Cindyyy95 sao
Thưởng th.10.2024
Bảng xếp hạng
Trang chủ Giải đáp bài tập Đố vui Ca dao tục ngữ Liên hệ Tải ứng dụng Lazi
Giới thiệu Hỏi đáp tổng hợp Đuổi hình bắt chữ Thi trắc nghiệm Ý tưởng phát triển Lazi
Chính sách bảo mật Trắc nghiệm tri thức Điều ước và lời chúc Kết bạn 4 phương Xem lịch
Điều khoản sử dụng Khảo sát ý kiến Xem ảnh Hội nhóm Bảng xếp hạng
Tuyển dụng Flashcard DOL IELTS Đình Lực Mua ô tô Bảng Huy hiệu
Đấu trường tri thức Thơ văn danh ngôn Từ điển Việt - Anh Đề thi, kiểm tra Xem thêm
Đơn vị chủ quản: Công ty CP Công nghệ LaziMã số doanh nghiệp: 0108765276Địa chỉ: Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà NộiEmail: lazijsc@gmail.com - ĐT: 0387 360 610Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Văn Cao© Copyright 2015 - 2024 Lazi. All rights reserved.×Trợ lý ảo Trợ lý ảo× Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k

Từ khóa » Kể Về Nhân Vật Mị Châu