Cam Thảo Bắc Vị Thuốc Quý Của Người Phương Đông - MyPharma
Có thể bạn quan tâm
Từ hàng trăm năm trước, cam thảo bắc đã được phát hiện và được sử dụng để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng trong cơ thể. Những năm gần đây, cam thảo bắc được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Vậy cam thảo bắc có công dụng, cách dùng và lưu ý gì? Cùng nghe Dược sĩ Mypharma chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- 1. Cam thảo là cây gì?
- 2. Phân biệt các loại cam thảo:
- 3. Thông tin về tác dụng của cam thảo bắc
- 4. Cam thảo bắc chứa các thành phần nào?
- 5. Cam thảo bắc có tác dụng gì?
- 6. Cách dùng cây cam thảo Bắc
- 6.1. Cam thảo ngâm rượu có tác dụng gì?
- 6.2. Trà cam thảo
- 7. Cam thảo giá bao nhiêu
- 8. Cam thảo mua ở đâu?
- 9. Ai không nên dùng cam thảo?
- 10. Đánh giá về cam thảo
- 11. Viên bổ khí huyết MPSAMQUY – giải pháp cho người thiếu máu, huyết áp thấp
1. Cam thảo là cây gì?
Cam thảo bắc có khoa học là Glycyrrhiza glabra, thuộc thực vật họ Đậu (Fabaceae).
Cam thảo bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện được trồng với quy mô lớn. Ngày nay, cam thảo được du nhập về Việt Nam và được trồng ở nhiều nơi như Điện Biên, Hà Giang, Sơn La,… Việt Nam chủ yếu nhập khẩu dược liệu cam thảo bắc từ Trung Quốc.
Đặc điểm thực vật:
Cây cam thảo có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển, có thể đâm ngang và dài đến 2m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9 – 17 lá chét hình trứng. Hoa cam thảo màu tím nhạt, hình bướm, mọc thành từng đôi xen kẽ ở lá hoặc riêng rẽ. Quả cam thảo bắc loại đậu, với loài glabra thì nhẵn và thằng còn uralensis thì cong và có lông cứng.
Rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt và có nhiều rễ phụ.
Cây có tuổi thọ khoảng 3 – 4 năm được tiến hành thu hái vào cuối mùa thu. Cũng có thể thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn.
Bộ phận dùng: Dùng rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô. Dùng dạng bột mịn hoặc dạng sống (Sinh thảo), dạng tẩm mật (Chích thảo).
2. Phân biệt các loại cam thảo:
Có 3 loại cam thảo thường gặp là cam thảo bắc, cam thảo nam và cam thảo dây. Mặc dù chúng có tên gọi gần giống nhau nhưng hình thái và tác dụng của 3 loại cam thảo này lại khác xa nhau.
Cam thảo đất (cam thảo nam): Cây mọc nhiều ở trung du, miền núi phía bắc, đồng bằng miền Nam. Cam thảo nam có phần thân mọc thẳng đứng, nhô trên mặt đất cao khoảng 40cm – 70cm. Rễ cây thường lớn và mọc thành chùm, khi già thân sẽ hóa ở ở phần gốc.
Cam thảo nam thường có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng sau đó chuyển ngọt, thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ đường huyết,…
Cam thảo bắc
Thân trên cam thảo bắc là thân thảo, khá yếu, loại này có hệ thống rễ ngầm dưới đất phát triển rất mạnh. Khác với cam thảo nam, lá cam thảo bắc thường là lá kép, có hình bầu dục.
Cây có vị ngọt, tính bình nên thường dùng để giảm huyết áp, giảm sưng đau, chống loét dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch.
Cam thảo dây: Cam thảo dây hay còn gọi là dây chi chi, thuộc thân leo, có khá nhiều xơ và các cành nhỏ. Lá cam thảo dây hình lông chim, cả cuống dài 15 – 24 cm đôi lá chét. Hoa mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu hồng. Quả thon dài, có lông ngắn, hình trứng, vỏ cứng.
Cam thảo dây có công dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, nhuận phế, dùng để trị viêm họng, viêm phế quản,…
3. Thông tin về tác dụng của cam thảo bắc
Cam thảo bắc sống có vị ngọt, tính bình, nếu chích thảo sẽ có tính ôn, quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Tâm.
Dược liệu có tác dụng nhuận phế chỉ ho, kiện tỳ ích khí, giải độc, chỉ thống, điều hòa tác dụng các vị thuốc. Chủ trị các trường hợp suy nhược cơ thể, tổn thương tân dịch, ho khan, họng sưng đau,…
4. Cam thảo bắc chứa các thành phần nào?
- Cam thảo bắc chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, trong đó, Glycyrrhizin là một saponin quan trọng nhất của rễ cam thảo, hàm lượng cao (10-14% trong dược liệu khô). Glycyrrhizin có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose).
- Một nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo là Flavonoid, hàm lượng 3-4% bao gồm: liquiritin, isoliquiritin, soflavan , isoflavon, isoflaven,…
- Trong cam thảo bắc còn chứa các dẫn chất triterpenoid khác như: acid liquiritic, acid 18-alpha-hydroxy-glycyrrhetic, acid liquiridiolic, isoglabrolid, acid 24-hydroxyglycycrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid, 24-alpha-hydroxyisoglabrolid, acid 11-desoxoglycyrrhetic, acid 24-hydroxy 11-desoxoglycyrrhetic.
- Ngoài ra dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin cũng được tìm thấy trong cam thảo.
- Rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose.
5. Cam thảo bắc có tác dụng gì?
Theo Y học cổ truyền, cam thảo bắc có tác dụng:
- Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống
- Điều hòa tác dụng các vị thuốc
Theo Y học hiện đại, cam thảo bắc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Hỗ trợ điều trị huyết áp thấp: Glycyrrhizin là hoạt chất chính trong cam thảo, hoạt động tương tự như corticoid có khả năng giữ nước và bù muối NaCl, đào thải Kali gây phù nề, giữ tiểu, từ đó làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, dùng lâu có thể gây phù.
- Chống viêm: Do chứa glycyrrhizin có tác dụng như corticoid, do vậy, cam thảo bắc có tác dụng chống viêm. Nghiên cứu trên một số súc vật cho thấy, cam thảo có tác dụng chống viêm bằng ⅕ hydrocortison. Hoạt chất acid glycyrrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, acid liquiritic cũng có tác dụng chống viêm, chống loét và làm liền sẹo.
- Ức chế enzym monoaminoxydase (MAO): 2 hoạt chất liquiritigenin và isoliquiritigenin được tìm thấy trong cam thảo được chứng minh là có tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase.
- Loãng đờm, giảm ho: Cam thảo kích thích xuất tiết hầu họng và khí quản, làm cho loãng đờm, giảm ho.
- Chống loét đường tiêu hóa: Nhiều nghiên cứu cho thấy cao lỏng nước chiết xuất cam thảo có có tác dụng ức chế histamin giúp chống loét, ức chế tiết acid dịch vị.
- Bảo vệ gan: nhiều thí nghiệm trên súc vật còn cho thấy dược liệu có khả năng giảm độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
Ngoài ra, cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu
6. Cách dùng cây cam thảo Bắc
6.1. Cam thảo ngâm rượu có tác dụng gì?
Cam thảo ngâm rượu cùng với một số vị thuốc như cát cánh, sâm hành, mạch môn, ngũ vị có tác dụng giảm ho thông khí hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Bình thủy tinh
- Rượu: 1,5 lít
- Cam thảo: 25g
- Cát cánh: 30g
- Sâm hành: 30g
- Mạch môn: 30g
- Ngũ vị: 25g
Cách làm:
- Dược liệu mua về đem rửa qua để loại bỏ cát bụi, sau đó để ráo.
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào bình thủy tinh, đồ từ từ rượu vào, đậy kín.
- Có thể sử dụng sau 10 ngày ngâm.
- Mỗi ngày sử dụng khoảng 2-3 chén trước bữa ăn.
6.2. Trà cam thảo
Trà cam thảo là thức uống bổ dưỡng được nhiều người sử dụng. Trà cam thảo có lợi cho đường hóa, giúp thanh nhiệt giải độc. Chúng ta có thể sử dụng riêng trà cam thảo hoặc kết hợp với một số trà khác như trà nhãn cam thảo, trà lipton cam thảo,…
Dưới đây là các bước để tạo nên một cốc trà lipton cam thảo thơm ngon.
Chuẩn bị:
- Cốc, thìa
- Nước sôi: 60ml.
- Cam thảo: 3 – 5 lát khô.
- Lipton vàng: 2 gói.
- Câu kỷ tử: 3 – 5 hạt.
- Chanh: 2 miếng.
- Đường phèn: 20g.
- Xí muội: 1 quả.
- Táo tàu: 1 quả.
- Nước sôi: 60ml.
Cách làm:
- Đổ nước vào cốc, nhúng 2 gói lipton, để khoảng 15 phút. Cùng lúc đó cho thêm cam thảo vào.
- Cắt chanh lát mỏng, cho toàn bộ các nguyên liệu còn lại vào trong cốc nước trà đã pha sẵn. Sau đó, dùng thìa khuấy đều và để khoảng 5 – 10 phút là có thể sử dụng.
7. Cam thảo giá bao nhiêu
Hiện nay, cam thảo khô có giá trung bình từ 200.000 – 300.000vnđ/kg.
8. Cam thảo mua ở đâu?
Cam thảo là dược liệu thông dụng được rất nhiều cửa hàng và các phòng khám đông y bán.
Một số địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo như:
- Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược. Địa chỉ: Số 34 Ngõ 23 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
- Trung tâm NC&NT Dược liệu VietFarm. Địa chỉ: 48 Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Thảo dược an Quốc Thái. Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14 Quận Tân Bình, TP HCM
9. Ai không nên dùng cam thảo?
Cam thảo mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe, tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách và đúng đối tượng có thêm đem lại hậu quả khôn lường.
Đối tượng không nên dùng cam thảo:
- Phụ nữ có thai: Cam thảo có thể gây dị tật thai nhi, làm mất sữa. Do vậy, phụ nữ có thai không nên sử dụng.
- Huyết áp cao: Do cam thảo có tác dụng giữ nước, làm tăng huyết áp.
- Những người cao, tuổi, người bị táo bón lâu ngày, viêm phế quản, ho nhiều, khó thở cũng tốt nhất không nên sử dụng cam thảo.
- Ngoài ra, không nên sử dụng dược liệu này quá nhiều vì có thể đem lại các tác dụng phụ, không dùng quá 4g/ngày.
10. Đánh giá về cam thảo
Cam thảo đem lại nhiều tác dụng với cơ thể, giúp bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo cần đúng đối tượng, đúng liều lượng mới đem lại tác dụng, dùng sai cách có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, sử dụng riêng cam thảo có thể cho tác dụng chậm do chứa ít hoạt chất. Để tăng tác dụng, nên sử dụng cam thảo đã được tách chiết chọn lọc. Ngoài ra, có thể sử dụng kết hợp cam thảo với các vị thuốc như nhân sâm, đương quy, thục địa,… để làm tăng tác dụng bồi bổ sức khỏe.
11. Viên bổ khí huyết MPSAMQUY – giải pháp cho người thiếu máu, huyết áp thấp
MPSAMQUY là giải pháp cho người bị thiếu máu, huyết áp thấp được phát triển dựa trên bài thuốc Bát trân thang, gồm 8 dược liệu quý:
- Nhân sâm 800mg
- Đương quy 800mg
- Bạch thược 700mg
- Xuyên khung 600mg
- Thục địa 600mg
- Hoàng kỳ 500mg
- Phục linh 250mg
- Cam thảo 250mg
Trong đó, Nhân sâm là vị đại bổ khí đứng đầu bảng, đương quy là vị thuốc quý bổ huyết, kết hợp với các dược liệu như bạch thược, xuyên khung, thục địa, hoàng kỳ, phục linh. Sản phẩm có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi. Đặc biệt, vị thuốc cam thảo với hàm lượng lên đến 250mg giúp điều hòa các vị thuốc, làm tăng tác dụng sản phẩm.
Chất lượng, hiệu quả, do vậy MPSAMQUY khi vừa ra mắt thị trường đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của hàng triệu người với các ưu điểm
- Thành phần: 100% thảo dược thiên nhiên, chất lượng nguyên liệu đạt chuẩn.
- Hàm lượng cao: Chứa cam thảo với hàm lượng lên đến 250mg, kết hợp với nhân sâm châu Á (Panax Ginseng) (800mg) là vị thuốc đại bổ nguyên khí và đương quy (800mg) là vị thuốc bổ huyết đầu bảng.
- Công nghệ chiết xuất chọn lọc tinh chất: Mang lại 3 ưu điểm vượt trội so với cao khô thông thường đó là:
- Loại bỏ tạp chất: Chỉ chiết tách nhưng hoạt chất có tác dụng, loại bỏ có tạp chất có hại cho sức khỏe.
- Hàm lượng hoạt chất cao: Dịch chiết không chứa tạp chất nên thuận lợi cho việc định lượng chính xác các nhóm chất có trong viên.
- Giảm phụ thuộc vào nguồn gốc và tuổi dược liệu: Đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao mà không bị ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng thành phẩm.
- Viên nang cứng: dễ sử dụng với nhiều đối tượng, tan nhanh và dễ dàng hấp thu trong cơ thể và bảo quản sản phẩm.
Trên đây là tác dụng và các lưu ý khi sử dụng cam thảo. Ngoài việc sử dụng cam thảo để bồi bổ sức khỏe, bạn có thể tham khảo sản phẩm Viên bổ khí huyết MPSAMQUY. Sản phẩm gồm 8 Dược liệu quý có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi. MPSAMQUYchính hãng hiện đang được phân phối tại hệ thống website mypharma.vn và Siêu thị thuốc MPG. Trên đây là chi tiết tác dụng, cách dùng của vị thuốc Bạch thược. Để được các Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 094.294.6633 hoặc tổng đài miễn cước 1800.2004.
Đọc thêm: TẤT TẦN TẬT VỀ CÔNG DỤNG CỦA VIÊN BỔ KHÍ HUYẾT MPSAMQUY
Từ khóa » đặc điểm Thực Vật Cây Cam Thảo Bắc
-
Cam Thảo Bắc Và Cam Thảo Nam | BvNTP
-
Cam Thảo Bắc: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Lưu Ý
-
Cam Thảo: Dược Liệu Phổ Biến Trong Y Học Cổ Truyền
-
Cam Thảo Bắc - Vị Thuốc Quý Từ Ngàn Xưa - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Cây Cam Thảo Dược Liệu Quý Chữa Bách Bệnh Nhưng Cần Phân Biệt ...
-
DUOC LIEU HOC - CAM THAO
-
Cam Thảo Bắc - Chích Cam Thảo | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
-
Cây Cam Thảo: Tác Dụng, Cách Chế Biến & Một Số Bài Thuốc Dân Gian
-
Cây Cam Thảo - Tên Khoa Học, Bộ Phận Dùng, Thành Phần, Công Dụng
-
Cam Thảo Là Gì? Phân Biệt Các Loại Cam Thảo, Công Dụng, Cách Dùng
-
Cây Cam Thảo: Cộng Dụng Và áp Dụng Bài Thuốc Cho Dược Liệu Này
-
Cam Thảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Cam Thảo Đất (Cam Thảo Nam): Đặc Điểm & Công Dụng
-
Cây Cam Thảo Dây - Hình Ảnh & Tác Dụng Trị Bệnh