Cảm Xúc Mới Qua Trải Nghiệm Kiến Trúc
Có thể bạn quan tâm
“Không nên giải thích nghệ thuật mà nghệ thuật cần được trải nghiệm” – một lần tôi đọc được Steen Eiler Rasmussen đã từng viết như vậy trong quyển “Trải nghiệm Kiến trúc”.
Trong qua trình học, sinh viên có thể đọc rất nhiều sách, xem nhiều tư liệu, nghe giảng chăm chú, nhận dạng được phong cách kiến trúc của từng thời kỳ, hiểu nguyên lý từng thể loại công trình… và vẫn có thể đạt kết quả tốt ở các bài thi, đồ án. Nhưng, việc “nhìn và nghe” như thế vẫn là chưa đủ để “thấy và hiểu” được kiến trúc thật sự. Nếu được một lần học bằng phương pháp “trải nghiệm kiến trúc”, bạn sẽ học và phát huy thêm nhiều kỹ năng khác nữa như quan sát, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, hòa mình vào không gian kiến trúc, sống thực sự trong một không gian có thực để cảm nhận chân thật nhất ảnh hưởng của vật liệu, ánh sáng, âm thanh… và nhiều điều khác nữa.
Bạn sẽ thấy rõ ràng hơn dây chuyền công năng sử dụng, sự dẫn dắt từ không gian này đến không gian khác bằng chính cảm xúc tự nhiên của bạn chứ không phải là một dây chuyền khô cứng được vẽ trên giấy. Bạn sẽ trải nghiệm sự khác nhau cực lớn giữa việc nghe rất nhiều về ý tưởng thiết kế, xem rất nhiều mặt bằng kiến trúc và một lần được tự mình đắm chìm trong chính công trình đó.
Trải nghiệm là điều tốt, nhưng nếu chờ có đủ điều kiện hay sau khi ra trường, kiến trúc sư mới bắt đầu “trải nghiệm” thì có lẽ sẽ là đáng tiếc cho quá trình học và việc hình thành phương pháp tư duy. Điều may mắn của chúng tôi là được tham gia khóa học “trải nghiệm không gian chuẩn 5 sao” do hai Giảng viên Nguyễn Bích Hoàn và Giảng viên Nguyễn Hoàng Thảo Phương cùng khởi xướng và tổ chức, giúp chúng tôi hiểu thêm nhiều kiến thức cần thiết về thể loại kiến trúc khách sạn, thêm hiểu biết thực tế về công trình cao tầng, và hơn hết học được cách phân tích, tư duy, điều mà Ban tổ chức đã khéo léo tính toán đan xen vào nội dung khóa học.
Người tham gia hướng dẫn và trải nghiệm cùng Đoàn không chỉ có Thầy cô mà còn có các chuyên gia, nhà đầu tư đến từ các doanh nghiệp, công ty lớn trong và ngoài nước, thật sự là cơ hội để sinh viên học hỏi.
Thành công của khóa học không hình ảnh nào có thể ghi lại một cách chính xác cảm nhận của các bạn sinh viên sau khi đi trải nghiệm, có lẽ đó là mục tiêu và ý nghĩa đáng trân trọng của những người đã tâm huyết khởi đầu xây dựng các hoạt động học thuật theo phương pháp trải nghiệm này áp dụng cho sinh viên kiến trúc các trường ở khu vực TPHCM.
Là một “sinh viên nhiều tuổi nhất đoàn” (học năm 5 và vừa bảo vệ tốt nghiệp được một tuần), thực hiện phóng sự nhỏ, để thấy những tác động tích cực từ khóa học đã giúp ích cho sinh viên từ kiến thức, đến sự thay đổi nhận thức, hiểu rõ hơn về những gì mình đã trải qua và những gì trên chặng đường còn lại, cảm xúc thăng hoa trong quá trình sáng tác thiết kế có được từ đâu… và những tâm tư mong muốn của các bạn như thế nào.
Những cảm nhận…
“Trong chuyến đi này, em được học về sự thấu cảm, về cách làm việc chuyên nghiệp trong môi trường kiến trúc nói riêng và cuộc sống nói chung. Em bị thuyết phục bởi các bài học của Thầy cô và các chuyên gia, em đã thay đổi nhiều trong tư duy của mình. Điển hình là việc làm mô hình, sau khi đi trải nghiệm em mới nhận ra phải làm mô hình và làm nhiều nhất có thể để có thêm nhiều mẫu thử cho ý tưởng thiết kế của mình, nó giúp ích thế nào để đưa ra một phương án tốt nhất. Em thấy việc làm mô hình là một điều tất yếu chứ không còn là làm vì bắt buộc hay chỉ để cộng điểm khi học ở trường”.
“Sau khi đi trải nghiệm em mới hiểu từ bản vẽ đến thực tế là khác xa như thế nào.”
“Khi học ở trường em nghĩ mình phải tạo ra cái gì mới và đột phá, vậy là đủ. Nhưng sau khi đi trải nghiệm em mới tự hỏi lại: Đột phá như thế nào để vừa mang tính sang tạo mà vẫn phù hợp? Hay là mình xây xong không ai sử dụng được? Em thấy công trình mình thiết kế là trách nhiệm lớn lao của mình, của người kiến trúc sư, đồng thời em hiểu hơn về cảm xúc trong kiến trúc – điều không thể diễn tả bằng lời mà chỉ có thể đặt vào mình chính không gian đó mới có thể cảm nhận”.
“Qua chuyến đi, em có thêm nhiều cảm xúc trong kiến trúc và cách suy nghĩ của em không còn bị bó buộc trong một quy chuẩn nào. Em học hỏi được từ bạn bè các trường bạn, từ các chuyên gia, kiến trúc sư…những kinh nghiệm quý giá cho quá trình hành nghề của em sau này.”
“Khi còn là sinh viên em nghĩ sẽ rất khó có thể tiếp xúc với đối tượng khách hàng sang trọng hoặc việc học tập, nghỉ dưỡng ở không gian 5 sao cũng tưởng chừng như khó khăn, nhưng may mắn em đã làm được qua chuyến đi này. Sau chuyến đi, em có một con đường rõ ràng hơn trong tư duy thiết kế, nếu ra đời bắt tay vào làm công trình tương tự thì em sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn, và biết bắt đầu từ đâu.”
“Nhờ chuyến đi trải nghiệm mà em như được truyền lửa lại với kiến trúc. Vì khi em học đến năm 3 là em đã bị giảm hứng thú mặc dù trước đó em rất đam mê. Ở trường em bị áp lực là phải làm đúng, điều đó khiến em không còn cảm xúc trong thiết kế nữa. Qua chuyến đi thì em biết mình phải làm gì để các thiết kế có cảm xúc hơn mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của đối tượng sử dụng.”
“Em biết thêm những phương pháp tư duy mới trong quá trình thiết kế, cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề để có được phương án tối ưu nhất. Ngoài ra, chúng ta không nên xem nhẹ phần nghiên cứu ý tưởng trong quá trình thiết kế, ý tưởng phản ánh khả năng thấu cảm, quan sát, hiểu biết, cá tính, cách nhìn nhận… của người thiết kế đối với từng thể loại công trình.”
Những mong muốn…
“Là sinh viên năm 5, em nghĩ rằng các bạn sinh viên năm nhất cần xác định tư duy của mình là phải “học tập trải nghiệm” bằng cách quan sát và trải nghiệm không gian. Chỉ khi có quan sát, có đặt câu hỏi, các bạn mới có thể tìm ra vấn đề cho chính bản thân. Điều này, rất cần Thầy cô hổ trợ rất nhiều trong quá trình học tập.”
“Thầy cô nên cho sinh viên trải nghiệm kiến trúc nhiều hơn, tạo môi trường học tập gần với thực tế hơn. Từ đó gợi mở những vấn đề và đưa ra các giải pháp có tính ứng dụng cao hơn.”
“Nếu trước mỗi một Đồ án mà em được đi trải nghiệm thực tế thì em nghĩ Đồ án sẽ đạt tính thực tế và hiệu quả hơn”
“Nếu đòi hỏi mỗi Đồ án giảng viên phải dẫn sinh viên đi hết những nơi cần thiết thì thật là khó, có thể sẽ chỉ trải nghiệm theo chuyên đề. Còn lại, theo em Thầy cô tạo môi trường cho SV nói suy nghĩ của mình, dù đúng dù sai, nhưng qua đó Thầy cô sẽ có các lời khuyên đúng hơn với từng bạn.”
“Em hay tự hỏi vì sao các KTS nước ngoài lại làm được công trình tốt như vậy. Sau khi tìm hiểu em nhận ra rằng do họ đảm nhận nhiều vai trò ở nhiều lĩnh vực, được sống và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau từ bình dân đến sang trọng. Họ có nhiều trải nghiệm, nhiều kinh nghiệm. Vì thế, những gì họ thiết kế ra đều có tính sáng tạo nhưng lại phù hợp với nhu cầu với từng đối tượng sử dụng. Vì vậy, em rất mong sinh viên chúng em có thể được học tập trải nghiệm nhiều hơn, được tham gia những chuyến đi như thế này nhiều hơn nữa.”…
Những mong muốn của sinh viên cũng sẽ là một phần ý kiến nhỏ đóng góp cho việc có thêm các khóa học trải nghiệm tiếp theo, mà từ những thành công ban đầu đơn lẻ này, hy vọng sắp tới sẽ có nhiều trường khai thác và đưa vào ứng dụng.
Một số hình ảnh minh họa thêm:
Nguyễn Trọng Nghĩa – Sinh viên năm 5 – UAH © Tạp chí kiến trúc
Từ khóa » Trải Nghiệm Kiến Trúc
-
[sách] Trải Nghiệm Kiến Trúc - Steen Eiler Rasmussen - Tiếng Việt
-
Trải Nghiệm Kiến Trúc - Steen Eiler Rasmussen- Ebook Pdf
-
Sách Trải Nghiệm Kiến Trúc Tiếng Việt
-
TRẢI NGHIỆM KIẾN TRÚC - Tài Liệu Text - 123doc
-
More Content - Facebook
-
Trải Nghiệm Thú Vị Với Các Công Trình Kiến Trúc độc đáo Trên Thế Giới
-
Kiến Trúc Tạm: Mang đến Không Gian Mới Mẻ, đầy Tính Trải Nghiệm Và ...
-
Không Gian Trải Nghiệm Kiến Trúc Giữa Lòng Thủ đô - YouTube
-
Sinh Viên Ngành Kiến Trúc HIU Trải Nghiệm Thực Tế Tại CTY CP BM ...
-
Cùng Người Trẻ Trải Nghiệm Về Kiến Trúc - Báo Nhân Dân
-
Trải Nghiệm Kiến Trúc - Steen Eiler Rasmusen - Đăng Quang Arch
-
Không Vẽ đẹp Vẫn Có Cơ Hội Trở Thành Kiến Trúc Sư - HIU
-
Trải Nghiệm Cuộc Sống Ven Sông, Khơi Nguồn Cảm Hứng, Kiến Tạo ...