TRẢI NGHIỆM KIẾN TRÚC - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kỹ Thuật - Công Nghệ >>
- Kiến trúc - Xây dựng
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.76 MB, 268 trang )
Biªn dÞch: −HiÖu ®Ýnh: tr¶i nghiÖm kiÕn trócSteen Eiler RasmussenNxb. MIT Press. , 1992. Hµ Néi. 8/2007 1 Mục lục Chơng I. Những quan sát căn bản 6 Chơng II. Đặc và rỗng trong kiến trúc 35 Chơng III. Hiệu quả tơng phản đặc rỗng 61 Chơng IV. Trải nghiệm kiến trúc qua những mảng màu 92Chơng V. Tỷ lệ và tỷ lệ thức 117 Chơng VI. Nhịp điệu trong Kiến Trúc 143 Chơng VII. Hiệu quả chất cảm bề mặt 180 Chơng VIII. ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc 209Chơng IX. Màu sắc trong kiến trúc 241 Chơng X. Lắng nghe kiến trúc 252 2Đôi điều tâm sự của nhóm biên soạn, Khi còn mới bắt đầu vào năm thứ hai của chặng đờng 5 năm sinh viên kiến trúc, tôi chợt bắt gặp một cuốn sách nhỏ với trang bìa chỉ có một hình duy nhất - The Modulor của Le Corbusier. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ đó là một cuốn sách viết về Le Corbusier hay điều gì đó tơng tự. Suy nghĩ đó đã cho tôi một sự hứng thú để mở cuốn sách. Và ngay lập tức tôi đã bị nó hấp dẫn hoàn toàn. Tôi đọc một mạch trong ba ngày hết cả cuốn sách. Câu chuyện về những trải nghiệm kiến trúc, những điều căn bản nhất của nghệ thuật kiến trúc, những nhìn nhận tởng chừng rất hiển nhiên nhng hoàn toàn sâu sắc đã đợc tác giả truyền tải qua các chơng mục với một ngôn ngữ chân phơng và giản dị. Cho đến nay, mặc dù chúng ta đã bớc sang thế kỷ 21, thế giới đã có những bớc phát triển kinh ngạc trong nghệ thuật kiến trúc, nhng những điều căn bản mà tác giả Steen Eiler Rasmussen mong muốn chia sẻ từ lần xuất bản đầu tiên năm 1959 vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vậy, chúng tôi, KTS. Khuất Tân Hng, KTS. Hoàng Mạnh Nguyên, KTS. Nguyễn Trí Thành và KTS. Trần Quốc Thái, đã quyết định biên dịch cuốn sách từ bản tiếng Anh sang tiếng Việt với một mong muốn rất giản dị là cuốn sách sẽ trở thành một ngời bạn hữu ích cho những ai bắt đầu tìm hiểu thế giới bao la của kiến trúc. Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi có những sai sót, chúng tôi chân thành mong muốn nhận đợc các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện cho các lần tái bản tiếp theo. Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ của nhóm biên dịch: . Nhóm biên dịch xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quỹ Fullbright Việt Nam đã tài trợ cho công tác biên dịch cuốn sách này trong khuôn khổ chơng trình hỗ trợ cho Trờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp của chúng tôi, KTS. Hoàng Tuấn Minh đã cung cấp bản gốc của cuốn sách bằng tiếng Anh (tái bản lần thứ 23 năm 1992), giúp chúng tôi hoàn thiện công việc này. Cuối cùng chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và động viên của các đồng nghiệp Trờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. Nhóm biên dịch Andreas Feininger: New York 3 4Khi viết cuốn sách này, tôi hi vọng các đồng nghiệp kiến trúc s của tôi sẽ đọc và tìm thấy một điều gì đó thú vị trong những suy nghĩ và ý tởng mà tôi đã thu thập từ nhiều năm qua. Nhng cuốn sách này cũng có những mục đích sâu xa hơn. Tôi tin rằng, kể cho những ngời không trong nghề của chúng ta hiểu rõ về những điều chúng ta đang quan tâm và gắn bó là một điều rất quan trọng. Trong lịch sử, toàn bộ cộng đồng đều tham gia vào quá trình tạo dựng nhà ở. Mỗi cá nhân đều tiếp cận hiệu quả với những thứ mà kiến trúc s quan tâm. Ngôi nhà không thuộc về riêng một ai. Chúng đợc xây dựng với những cảm nhận tự nhiên về địa điểm, vật liệu cũng nh cách khai thác chúng và kết quả là một sự tơng thích đáng chú ý. Ngày nay, trong xã hội có trình độ văn minh phát triển cao của chúng ta, những ngôi nhà mà mọi ngời sống và nhìn ngắm nhìn chung không có yếu tố định tính ấy. Tuy nhiên, chúng ta không thể quay trở lại phơng pháp xây dựng thủ công mà cần phải nỗ lực tiến triển bằng cách thu hút sự quan tâm và nhận thức đầy đủ về công việc của kiến trúc s. Cơ sở cho việc hành nghề hiệu quả là sự cảm thông và nhận thức của những ngời ngoài ngành, những con ngời không chuyên nhng có tình yêu nghệ thuật. Tôi không chủ định sẽ dạy mọi ngời cái gì là đúng hay sai, là đẹp hay là xấu. Tôi coi tất cả nghệ thuật là các hình thức biểu hiện và vì vậy đều có thể là đúng với nghệ sĩ này nhng là sai đối với nghệ sĩ khác. Mục tiêu của tôi rất khiêm tốn là mong muốn giải thích rõ những nhạc cụ mà ngời kiến trúc s sử dụng để chơi, sự đa dạng của chúng và từ đó cảm nhận đợc bản nhạc của kiến trúc. Mặc dù tôi không mong muốn chia sẻ những đánh giá về mặt thẩm mỹ, nhng sẽ khó có thể giấu đi những điều mà một ngời thích và không thích. Bởi lẽ để biểu lộ công cụ của một nghệ thuật, nếu chỉ mô tả cơ cấu vật lý của nó thôi thì cha đủ mà cần phải dùng nó để đánh lên một âm điệu cho ngời nghe hiểu đợc công cụ ấy có thể làm đợc gì. Nếu nh 5vậy, làm sao lại không thể có sự nhấn mạnh và tình cảm trong sự vận hành của công cụ đó? Cuốn sách này đề cập đến cách thức chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh mình. Rất khó tìm đợc từ ngữ thích hợp cho việc này. Tôi đã rất vất vả với những gì mình có để làm sao trình bày một cách rõ ràng và đơn giản. Tuy nhiên, những nỗ lực của tôi sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu những minh họa cho phần viết. Vì vậy, tôi xin cảm ơn Ny Carlsberg Foundation đã hỗ trợ cho những minh họa của cuốn sách. Tôi cũng rất biết ơn nhà xuất bản. Cuốn sách đã đợc sự động viên của Pietro Belluschi của M.I.T và Nhà xuất bản M.I.T ở Cambridge, Massachusetts. Sự hợp tác của bà Eve Wendt, ngời đã phiên dịch từ tiếng Đan Mạch tuyệt vời đến mức những ngời bạn Anh, Mỹ có thể cảm nhận đợc giọng nói của tôi khi đọc cuốn sách này. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè ở nhà in đã sắp chữ cho cuốn sách này. Steen Eiler Rasmussen 6Hàng thế kỷ qua, kiến trúc, hội họa và điêu khắc đợc gọi chung là nghệ thuật tạo hình, môn nghệ thuật quan tâm đến "cái đẹp và những yếu tố tác động đến đôi mắt, cũng nh âm nhạc tác động đến đôi tai. Và thực tế là có rất nhiều ngời đánh giá kiến trúc qua biểu hiện bề ngoài của nó, hay sách kiến trúc thờng đợc minh họa bằng hình ảnh ngoại thất của các công trình. Khi đánh giá một công trình kiến trúc, biểu hiện bề ngoài chỉ là một trong nhiều yếu tố mà kiến trúc s quan tâm. Kiến trúc s nghiên cứu mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng của công trình. Nếu đó là một kiến trúc tốt thì các nội dung đó phải hài hòa với nhau. Sự hài hòa đó là thế nào không phải là điều có thể dễ dàng giải thích đợc. Không phải ai cũng có thể hiểu các bản vẽ đó và hình dung đầy đủ đợc công trình từ những mặt bằng. Khi tôi giải thích với một ngời về công trình mà anh ta muốn xây dựng, anh ta nói thẳng Tôi thực sự không thích các mặt cắt. Anh ấy là một ngời nhạy cảm và tôi có ấn tợng rằng, việc cắt ngang một vật nào đó gây phản cảm đối với anh. Nhng sự lỡng lự của anh ấy có thể bắt nguồn từ nhận thức đúng đắn, rằng kiến trúc là một đối tợng không thể chia cắt và phân tách thành một loạt những yếu tố riêng rẽ. Kiến trúc không đơn thuần là việc gắn mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng lại với nhau. Nó là một cái gì khác và nhiều hơn thế. Không thể giải thích chính xác kiến trúc là gì, và cũng không có cách nào xác định rành rẽ ranh giới của kiến trúc. Một cách tổng quát, không nên giải thích nghệ thuật mà nghệ thuật cần đợc trải nghiệm. 7Nhng thông qua từ ngữ, có thể giúp ngời khác cảm nhận nó, và đó chính là điều tôi đang cố gắng làm. Trong khi họa sĩ làm việc với màu sắc thì kiến trúc s và nhà điêu khắc làm việc với hình và khối. Nhng có một điểm khác biệt, kiến trúc là nghệ thuật có chức năng sử dụng. Kiến trúc giải quyết các vấn đề của thực tế. Kiến trúc tạo ra công cụ hay phơng tiện cho con ngời và chức năng sử dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá kiến trúc. Kiến trúc là một nghệ thuật rất đặc biệt có chức năng sử dụng; nó cấu thành bởi không gian nơi con ngời có thể sống trong đó, nó tạo nên khung cảnh sống của con ngời. Nói cách khác, giữa điêu khắc và kiến trúc có sự khác biệt. Trong khi điêu khắc chủ yếu quan tâm đến các hình thức hữu cơ thì kiến trúc chú trọng tới hình thức có tính trừu tợng hơn. Thậm chí, ngay cả những tác phẩm điêu khắc trừu tợng nhất cũng chỉ giới hạn ở mức là những hình dạng hình học thuần túy mà không thể trở thành kiến trúc. Chúng thiếu một yếu tố có tính quyết định: chức năng sử dụng. Nhà nhiếp ảnh lão luyện Andreas Feininger đã chụp một bức ảnh tại nghĩa địa ở khu Brooklyn - Queens của New York. Những tấm bia mộ nằm sát cánh bên nhau trông giống hệt những ngôi nhà chọc trời tại một thành phố ở Mỹ, những ngôi nhà đã tạo nền cho bức ảnh. Nhìn từ trên máy bay, ngay cả ngôi nhà cao tầng vĩ đại nhất cũng chỉ nh một khối đá cao, thuần túy chỉ là một hình khối điêu khắc mà không phải là một ngôi nhà thực sự nơi con ngời có thể sống trong đó. Nhng khi máy bay hạ thấp độ cao, sẽ đến một thời điểm mà tính chất của các tòa nhà thay đổi hoàn toàn. Đột nhiên ta thấy chúng có sự tơng quan với tỷ lệ của con ngời, trở thành ngôi nhà của con ngời cũng giống nh bản thân chúng ta trông chẳng khác gì những con búp bê bé xíu nhìn từ trên cao. Sự chuyển hóa này diễn ra khi đờng bao của những 8ngôi nhà bắt đầu vơn lên khỏi đờng chân trời, và chúng ta bắt đầu có đợc góc nhìn vào mặt bên của công trình thay vì nhìn từ trên xuống. Công trình chuyển sang một hình thức tồn tại mới, trở thành kiến trúc trong địa điểm của những đồ chơi đẹp đẽ - bởi kiến trúc là những hình khối đợc hình thành xung quanh con ngời, đợc tạo nên để con ngời sống trong đó, mà không đơn thuần chỉ để nhìn từ ngoài vào. Tơng tự một nhà biên kịch, kiến trúc s là ngời sắp đặt bối cảnh cho cuộc sống của con ngời. Có vô số tình huống phụ thuộc vào giải pháp của kiến trúc s. Khi ý định thành công, kiến trúc s giống nh một chủ nhà hoàn hảo, ngời tạo nên mọi tiện nghi thoải mái cho khách và cuộc sống là những trải nghiệm hạnh phúc. Tuy nhiên, việc sắp đặt này có những khó khăn vì một số lí do. Thứ nhất, diễn viên ở đây là những ngời hoàn toàn bình thờng. Kiến trúc s cần phải hiểu rõ cách diễn xuất có tính tự nhiên của họ; bởi nếu không tất cả sẽ thất bại. Một yếu tố có thể rất hiển nhiên đối với nền văn hóa này nhng lại hoàn toàn sai đối với một văn hóa khác; cái có thể phù hợp với thế hệ này có thể trở thành kì quặc đối với thế hệ khác khi mọi ngời có những thị hiếu và thói quen mới. Điều này có thể thấy rõ qua hình ảnh vua Đan Mạch Christian IV trong trang phục thời Phục Hng và đang đi xe đạp. Bộ trang phục này rõ ràng là rất đẹp. Chiếc xe đạp cũng vậy. Nhng một sự thật đơn giản là hai thứ đó không phù hợp với nhau. Cũng tơng tự nh vậy, không thể lấy kiến trúc đẹp đẽ của quá khứ để sử dụng cho hôm nay. Nó trở thành điều giả tạo khi mọi ngời không thể sống với chúng. Đã từng có một ý tởng rất sai lệch trong thế kỷ XIX là để có thể có đợc kết quả tốt nhất chỉ cần sao chép lại những công trình cổ đã đợc mọi ngời ngỡng mộ. Tuy nhiên, khi bạn xây dựng một tòa nhà văn phòng trong một thành phố hiện đại với mặt đứng là bản sao trung thực của một kiến trúc ở Venice thì công trình mới hoàn toàn vô nghĩa mặc dù bản gốc lại có sức hấp dẫn rất lớn - sức hấp dẫn của sự thích hợp về địa điểm và thích hợp với bối cảnh xung quanh. Một khó khăn rất lớn nữa đối với kiến trúc s là các công trình của họ đợc thiết kế để sử dụng trong tơng lai khá xa. Kiến trúc s tạo dựng sân khấu cho một vở diễn với những tiết tấu diễn biến từ từ và sân khấu ấy phải có khả năng thích ứng đến một mức độ nhất định với những yêu cầu không dự kiến trớc 9đợc. Công trình kiến trúc phải đợc thiết kế đi trớc thời gian để có thể tồn tại với thời gian sử dụng của nó. Lâu đài Vendramin - Calergi ở Venice, Italia. Hoàn thành năm 1509 Kiến trúc s cũng có một số điểm gần giống với ngời thợ làm vờn chăm sóc cảnh quan. Thật dễ dàng để có thể nhận thức đợc ngời làm vờn có thành công hay không phụ thuộc vào cái cây mà anh ta đã chọn có tồn tại đợc hay không. ý tởng của anh ta về khu vờn có thể rất đẹp, nhng nếu môi trờng không thích hợp đối với cây trồng thì chúng sẽ không thể đâm chồi nẩy lộc và đó sẽ là một thất bại. Kiến trúc s cũng vậy. Họ làm việc với những đối tợng sống, đó là con ngời - những đối tợng còn khó dự toán hơn rất nhiều so với những cái 10cây của ngời làm vờn. Nếu con ngời không thể sống trong ngôi nhà của họ thì vẻ đẹp của tòa nhà chẳng có ý nghĩa gì. Không có cuộc sống, công trình kiến trúc sẽ nhanh chóng bị lãng quên, không ai chăm sóc và trở thành một cái gì đó ngoài chủ ý của kiến trúc s. Thực sự, một trong những tiêu chí để đánh giá kiến trúc tốt là công trình ấy đợc sử dụng nh ý đồ thiết kế của kiến trúc s. Số 23 Havnegade, Copenhagen, Đan Mạch. Hoàn thành năm 1865. KTS. F. Meldahl Cuối cùng, còn một đặc điểm rất quan trọng không thể bỏ qua khi xác định bản chất của kiến trúc. Đó là quá trình t duy sáng tạo. Công trình kiến trúc không do kiến trúc s tạo dựng một mình nh trong nghệ thuật hội họa hay điêu khắc. Mỗi phác thảo của họa sĩ là một tài liệu hoàn toàn mang tính cá nhân; cũng nh nét chữ, nét bút của anh ta có cá tính rất cao; bất cứ một sự bắt chớc những đặc điểm ấy đều là sự giả 11 12tạo. Đó không phải là bản chất của kiến trúc. Ngời kiến trúc s luôn giữ một vai trò vô danh ở phía sau. Lúc này, kiến trúc s cũng đóng vai trò nh của đạo diễn sân khấu. Các bản vẽ của kiến trúc s không dừng lại ở đó nh một tác phẩm nghệ thuật, chúng chỉ đơn giản là một tập hợp những hớng dẫn để hỗ trợ cho những ngời thợ xây dựng công trình. Kiến trúc s tạo ra một loạt những bản vẽ hoàn toàn không có tính cá nhân đi kèm với những bản thuyết minh kĩ thuật. Các nội dung phải rất rõ ràng và dễ hiểu để không có bất cứ một sự nhầm lẫn nào trong quá trình thi công. Kiến trúc s viết ra những bản nhạc để ngời khác chơi. Hơn nữa, để có thể hiểu đầy đủ hơn về kiến trúc, cần nhớ rằng những ngời chơi bản nhạc kiến trúc không phải là những nhạc công nhạy cảm có thể diễn giải đợc bản nhạc của ngời khác - mang lại cho nó những tiết tấu đặc biệt hoặc nhấn mạnh chỗ này chỗ kia. Ngợc lại, họ là những ngời thuộc rất nhiều ngành nghề hoặc chỉ là những ngời lao động bình thờng, nh những con kiến thợ chăm chỉ cùng chung sức xây dựng tổ kiến, cũng không có một chút cá tính nào đóng góp cho tổng thể công trình, và thờng cũng không hiểu hết về chính công trình mà họ đang góp công xây dựng. Đằng sau họ là ngời kiến trúc s tổ chức công việc, và vì vậy kiến trúc hoàn toàn có thể đợc gọi là nghệ thuật tổ chức. Công trình đợc tạo dựng nh một bộ phim không có diễn viên chính, một dạng phim t liệu với những diễn viên bình thờng tham gia mọi vai trò. So sánh với các ngành nghệ thuật khác, tất cả những điều này dờng nh rất thụ động; kiến trúc không có khả năng truyền tải một lời nhắn riêng t và trực tiếp từ ngời này đến ngời khác; nó hoàn toàn thiếu sự nhạy cảm về mặt tình cảm. Nhng chính thực tế đó lại khiến kiến trúc s phải tìm kiếm những hình thức có tính biểu tợng cao và hoàn thiện nó thay vì chỉ dừng lại ở mức độ một phác thảo hay một tài liệu cá nhân. Vì vậy, kiến trúc có một tính chất đặc biệt rất riêng. Bất kì một nhịp điệu hay sự hài hòa nào đó xuất hiện trong kiến trúc - cho dù là nhà thờ Trung Cổ hay tòa nhà bằng kính thép hiện đại - đều phải đóng góp cho cấu trúc tổng thể đợc chỉ đạo bởi ý đồ nghệ thuật. Không có bất cứ một ngành nghệ thuật nào sử dụng hình thức lạnh lùng hơn cả những hình khối trừu tợng, nhng cũng không có ngành nghệ thuật nào gắn bó chặt chẽ hơn với con ngời (từ lúc sinh ra cho đến khi trở về với cõi vĩnh hằng) nh kiến trúc. Tòa nhà Lever, New York City, hãng kiến trúc Skidmore, Owing và Merrill. Một ví dụ về sự hài hòa và nhịp điệu của tiến trình sáng tạo trong kiến trúc. Kiến trúc đợc tạo dựng bởi những con ngời bình thờng, dành cho những con ngời bình thờng, vì vậy nó cần phải đợc nhận thức một cách dễ dàng đối với tất cả mọi ngời. Điều đó đợc thực hiện dựa trên một loạt những bản năng của con ngời, qua khám phá và trải nghiệm ngay từ những lúc đầu đời - trên tất cả là mối quan hệ của chúng ta với các sự vật. Điều này có thể thấy rõ nhất trong sự khác biệt giữa loài ngời và loài vật. 13 14Trong khi mỗi động vật khi sinh ra đều có một số khả năng nhất định, thì nhiều khả năng mà con ngời có đợc là do những nỗ lực kiên trì. Phải mất hàng năm trời một đứa trẻ mới học để đứng lên, đi lại, chạy nhẩy, bơi lội. Mặt khác, con ngời cũng rất nhanh chóng làm chủ đợc những thứ không gắn liền với họ. Với sự trợ giúp của các loại công cụ, con ngời phát triển tính hiệu quả và mở rộng tầm hoạt động của mình theo cách mà không loài vật nào có thể cạnh tranh đợc. Khi còn nhỏ, các em bé bắt đầu bằng việc nếm thử mọi thứ, chạm vào chúng, cầm chúng, bò lên chúng, tìm ra cái mà bé thích, bất kể đó là thứ thân thiện hay nguy hiểm với bé. Nhng sau đó, bé nhanh chóng học đợc cách sử dụng mọi đồ vật và tránh đợc một số trải nghiệm không thú vị. Em bé nhanh chóng trở nên thành thạo trong việc sử dụng những đồ vật đó. Dờng nh bé mở rộng tất cả các giác quan và trí thông minh để cảm nhận các đối tợng vô tri vô giác. Đối mặt với bức tờng quá cao mà bé không thể với để cảm nhận đợc đỉnh, bé sẽ tìm cách cảm nhận nó bằng cách ném quả bóng vào tờng để xem nó thế nào. Bằng cách đó, bé phát hiện ra nó khác hoàn toàn so với một mảnh vải hay một tờ giấy. Với sự giúp đỡ của quả bóng, bé cảm nhận đợc độ cứng và đặc của bức tờng. Nhà thờ vĩ đại S. Maria Maggiore tọa lạc trên một trong bảy ngọn đồi nổi tiếng của thành Rome. Ban đầu, khu đất này không bị can thiệp nhiều lắm, nh có thể thấy trên bức tranh tờng cổ trong tòa thánh Vatican. Về sau, mặt đất dốc đợc vạt bớt và xử lí với các hàng bậc ở mặt sau của nhà thờ. Khi tới đây, nhiều khách du lịch không chú ý đến nét độc đáo của bối cảnh xung quanh. Họ chỉ đơn giản kiểm tra vị trí đợc đánh dấu trong cuốn sách hớng dẫn du lịch và vội vã đi đến điểm tiếp theo. Họ ít khi cảm nhận không gian, địa điểm theo cách của các em bé mà tôi đã nhìn thấy vài năm trớc đây. Chúng có lẽ là học sinh ở một tu viện gần đó. Chúng đợc nghỉ vào lúc 11h và sử dụng khoảng thời gian rỗi để chơi bóng theo kiểu rất đặc biệt ở bậc trên cùng rộng rãi. Đó rõ ràng là bóng đá nhng chúng còn sử dụng cả bức tờng cong của nhà thờ giống nh trong môn squash với một sự thông minh cao độ. Khi bóng lăn ra ngoài, sự vợt qua ranh giới đó có thể cảm nhận rất rõ ràng, quả bóng rơi xuống những hàng bậc bên dới và văng xa thêm vài chục mét. Một em bé vội vã đuổi theo nó lẫn giữa những chiếc ôtô và Vespa ngợc xuôi phía dới. Các em nhỏ chơi bóng ở bậc trên cùng phía sau nhà thờ S.Maria Maggiore ở Rome (1952) Tôi không muốn khẳng định rằng những đứa trẻ này nhận thức về kiến trúc nhiều hơn khách du lịch. Nhng một cách vô thức, chúng trải nghiệm những yếu tố cơ bản nhất của kiến trúc: những mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng bên trên triền dốc. Và chúng học đợc cách để chơi với những yếu tố đó. Khi ngồi trong bóng râm nhìn chúng chơi, tôi cảm nhận đợc toàn thể bố 15cục không gian một cách rõ ràng hơn bao giờ hết. Mời lăm phút sau, tất cả bọn trẻ chạy đi, la hét và vui cời. Ngôi nhà thờ lại đứng lặng lẽ trong sự vĩ đại của nó. Với cách thức tơng tự, trẻ em khám phá thế giới xung quanh qua những trò chơi của mình. Khi mút ngón tay và giơ lên không, bé khám phá ra rằng ngọn gió giống nh một dòng khí đang vờn xung quanh bé. Nhng với một cánh diều, bé có cảm giác không gian cao vút lên trời. Bé hòa nhập thành một với chiếc xe đạp, chiếc lò xo, chiếc xe đẩy của mình. Với những trải nghiệm khác nhau, các em bé học đợc cách đánh giá sự vật xung quanh theo khối lợng, độ đặc, chất cảm, khả năng truyền nhiệt. Toàn cảnh nhìn từ bậc trên cùng phía sau nhà thờ S.Maria Maggiore ở Rome (1952) Trớc khi ném một hòn đá, đầu tiên em bé cảm nhận nó, xoay hòn đá qua lại để tìm đợc vị trí thích hợp nhất trong lòng bàn tay, rồi ớc lợng bằng tay độ nặng nhẹ của viên đá. Sau 16 17khi lặp đi lặp lại việc này, chỉ một cái nhìn bé có thể nhận định khá chính xác về viên đá mà không cần chạm vào nó. Khi chúng ta nhìn một vật hình cầu, chúng ta không chỉ đơn thuần chú ý đến dạng hình cầu của nó, mà dờng nh đang vơn tay ra để cảm nhận các tính chất của quả cầu ấy. Mặc dù rất nhiều dạng bóng để chơi khác nhau có cùng hình dáng hình học, chúng ta vẫn nhận ra sự khác biệt lớn giữa chúng. Chỉ riêng kích thớc của chúng so với bàn tay con ngời đã đem lại sự khác biệt không chỉ về khối lợng mà cả tính chất. Màu sắc cũng đóng một vai trò, nhng khối lợng và độ rắn có vai trò quan trọng hơn. Quả bóng đá đợc làm để đá bằng chân khác hẳn quả bóng tennis nhỏ nhắn dùng để đánh bằng tay (chính xác hơn là bằng vợt - sự nối dài của cánh tay). Khi còn nhỏ, trẻ em phát hiện rằng một số vật thì cứng, một số khác lại mềm, một số khác lại dẻo và chúng có thể uốn hoặc nặn bằng tay. Bé cũng học đợc rằng những vật rắn còn có thể đập bẹp đợc bằng những vật rắn hơn, và chúng trở nên sắc và nhọn, vì vậy những vật có thể cắt đợc nh kim cơng đợc xem là cứng. Ngợc lại, những vật có thể nắn đợc, ví dụ nh ổ bánh mì, có thể nặn tròn, và dù có cắt thế nào thì vết cắt luôn cho một đờng cong liên tục. Từ những nhận xét nh vậy, chúng ta nhận thức đợc một số hình dáng đợc gọi là cứng và một số khác gọi là mềm, bất kể chất liệu tạo ra chúng thực sự mềm hay cứng. C¸c lo¹i bãng kh¸c nhau sù dông trong c¸c m«n bãng ë Anh 18 19Một ví dụ về hình thức mềm của vật liệu cứng là bộ tách uống trà hình quả lê của công ty Wedgwood (Anh). Đây là một mẫu rất cổ và khó nói nó xuất hiện khi nào. Nó khác biệt rất nhiều so với những mẫu kinh điển đợc ngời sáng lập hãng là Josiah Wedgwood yêu thích. Có lẽ nó có xuất xứ từ Ba T và tồn tại đợc ở Anh vì nó phù hợp với nghề gốm. Bạn có thể cảm nhận đợc rằng bạn đã nhìn thấy cách nó đợc tạo ra trên bàn xoay của ngời thợ gốm, thấy đợc những khối đất ngoan ngoãn nghe theo sự nhào nặn của bàn tay ngời thợ, chịu để nén ở bên dới và xòe ra ở bên trên. Quai chén không đợc đúc trong khuôn nh phần lớn các loại cốc hiện nay, mà đợc nặn bằng tay. Để tránh không có gờ, đất sét đợc bóp ra từ một tuýp, qua tay thợ nặn và đợc gắn vào chiếc tách theo cách rất dễ chịu thích hợp để cầm. Một ngời thợ ở Wedgwood làm quai cho chiếc tách đã nói với tôi rằng, đó là một công việc vô cùng đáng yêu và anh ta rất thích thú với việc gắn những cái quai vào chiếc tách hình quả lê. Anh ta chỉ có thể nói rằng đó là một cảm nhận rất phức tạp, hay nói cách khác anh ta thích nhịp điệu của chiếc tách và cái tay cầm. Khi chúng ta nói rằng những chiếc tách uống trà nh vậy có hình thức mềm, điều đó hoàn toàn là do một loạt những trải nghiệm mà chúng ta đã thu thập từ thời niên thiếu đã dạy cho chúng ta các vật liệu cứng hay mềm đáp lại các tác động nh thế nào. Mặc dù chiếc tách sau khi nung đã trở nên cứng, nhng chúng ta vẫn nhìn nhận chúng là mềm dựa trên thời điểm chúng đợc tạo ra. Trong trờng hợp này, chúng ta có một vật mềm trở thành cứng sau quá trình xử lí đặc biệt (quá trình nung), và cũng dễ hiểu vì sao chúng ta vẫn tiếp tục nghĩ là nó mềm mại. Nhng ngay cả khi vật liệu ban đầu là vật liệu cứng, chúng ta vẫn gọi đó là những hình thức mềm mại. Và khái niệm hình thức mềm mại hay cứng cáp áp dụng từ những vật đủ nhỏ có thể nắm giữ đợc cho đến những cấu trúc lớn nhất. Bộ tách uống trà hình quả lê do Wedgwood sản xuất. Chiếc cốc vốn mềm khi đợc tạo hình, sau khi nung trở nên cứng nhng hình thức của nó vẫn đợc nhìn nhận là mềm 20Một ví dụ tiêu biểu về cấu trúc có hình thức mềm là chiếc cầu đợc xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Rõ ràng là chiếc cầu đợc xây bằng gạch, một vật liệu cứng vào thời điểm bắt đầu thi công. Tuy nhiên, bạn không thể cố để không nhận thấy một điều là cây cầu đem lại cảm nhận nh nó đợc nặn và đúc ra, một cái gì đó đã phải chịu lực ép giống nh đôi bờ và dòng sông cũng đã phải chịu, có hình thức đờng cong uốn lợn cũng nh dòng sông chở đất bờ bên này bồi đắp cho bờ kia. Cây cầu mang hai chức năng: nâng cao con đờng và một cái cổng trên sông dờng nh đã bị xuyên thủng dới lực ép của dòng nớc chảy. Cây cầu ở Anh trong thời kì xây dựng các con kênh vĩ đại vào đầu thế kỷ 19. Ví dụ về một hình thức mềm đợc làm từ vật liệu gạch 21 Palazzo Punta di Diamanti ở Rome. Một công trình với hình thức cứng tiêu biểu. Một ví dụ khác đối lập về tính chất, cấu trúc đợc biểu hiện là cứng, đó là lâu đài Roman Pallazzo Punta di Diamanti. Không chỉ toàn bộ hình khối ngôi nhà là một hình hộp sắc nét, mà phần bên dới còn đợc xây với những khối đá sắc và nhám giống nh những khối chóp chĩa ra ngoài - gọi là các khối đá hình kim cơng. ở đây, các chi tiết đợc lấy từ những vật thể rất nhỏ và áp dụng ở một tỉ lệ lớn hơn nhiều. Một số giai đoạn ngời ta thích những hiệu quả thô cứng kiểu này trong khi một số khác lại cố gắng để làm công trình của mình mềm mại, và cũng có rất nhiều công trình đặt mềm mại cạnh thô cứng để tạo nên sự tơng phản. 22 23Hình thức cũng có thể đem lại ấn tợng về độ nặng nhẹ. Một bức tờng đợc xây dựng bằng các khối đá lớn, và chúng ta hình dung ngời ta phải mất rất nhiều công để có thể chuyển chúng tới công trờng và đặt chúng vào vị trí, trông nặng nề đối với chúng ta. Một bức tờng nhẵn có vẻ nh nhẹ hơn, mặc dù có thể phải vất vả hơn và khối lợng thực tế cũng nặng hơn so với bức tờng đá. Chúng ta có cảm giác bức tờng bằng đá granit nặng hơn bức tờng gạch dù không hề biết khối lợng của mỗi bức tờng. Bức tờng đá với những mạch vữa khoét sâu thờng là bắt chớc tờng gạch nhng không nhằm làm bức tờng có vẻ nhẹ bớt mà chỉ là một cách biểu hiện của nghệ thuật. ấn tợng về độ mềm - cứng hay nặng - nhẹ có sự liên hệ với đặc điểm bề mặt của vật liệu. Có rất nhiều dạng bề mặt khác nhau từ loại thô rám nhất cho đến loại mịn nhất. Nếu vật liệu đợc phân cấp theo độ nhám, sẽ có vô vàn thang bậc với sự khác biệt khó nhận biết của mỗi cung bậc. ở một đầu của thang bậc ấy có thể là vật liệu gỗ cha xử lí hay đá thô, và đầu kia có thể là đá đợc đánh bóng hay các bề mặt gỗ đợc đánh vécni. Có lẽ là không có gì ngạc nhiên khi chúng ta có thể nhìn thấy những khác biệt đó bằng mắt thờng, nhng chắc chắn có một điều rất đáng chú ý là chúng ta nhận thức đợc sự khác biệt cơ bản giữa các vật liệu nh đất nung, đá hay bê tông mà không cần chạm vào chúng. ở Đan Mạch ngày nay, vỉa hè thờng đợc lát bằng các tấm bê tông đặt thành hàng với các dải phân tách bằng đá, để khi cần nhấc các tấm bê tông lên, ngời ta có thể tựa xà beng vào dải đá granit cứng ít có khả năng bị vỡ hơn. Nhng tổ hợp này không đợc hài hòa. Đá granit và bê tông không ăn nhập với nhau; bạn có thể cảm nhận đợc sự khó chịu ngay dới gót giầy của mình - hai vật liệu có độ nhám khác nhau. Đôi khi, các vỉa hè này đợc mở rộng với dải átphan hoặc sỏi và bó vỉa bằng đá, và vỉa hè hiện nay ở Đan Mạch trở thành một bộ su tập các vật liệu và không thể so sánh đợc với các khu vực văn minh hơn, nơi có vỉa hè dễ chịu hơn nhiều cả khi nhìn và bớc trên đó. Ngời Anh đã có những vỉa hè mà khó có thể tìm đợc ví dụ nào tốt hơn. Vỉa hè ở Bloomsbury, London Vỉa hè ở Aarhus, Đan Mạch Vỉa hè lát bằng gạch clinke ở La Hay Lối đi với hàng cột lát bằng gạch clinke ở Copenhagen. Các cột đá granít nặng nề đứng trực tiếp trên bề mặt vật liệu nhẹ, phá vỡ cấu trúc lát của bề mặt gạch 24
Tài liệu liên quan
- Kiến trúc Hà Nội
- 12
- 457
- 2
- Kiến trúc xây dựng
- 1
- 569
- 4
- Chương trình đồ họa kiến trúc
- 2
- 415
- 2
- Chương trình trắc nghiệm kiến thức THPT dựa trên ngôn ngữ Visual Basic
- 35
- 811
- 7
- Nghiên cứu kiến trúc hướng dịch vụ (Service - oriented architecture) và giải phá của Oracle
- 41
- 717
- 1
- NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC HƯỚNG DỊCH VỤ (SERVICE-ORIENTED ARCHITECTURE) VÀ GIẢI PHÁP CỦA ORACLE
- 41
- 598
- 0
- Trắc nghiệm kiến thức THPT
- 35
- 556
- 0
- Giáo trình kiến trúc dân dụng
- 122
- 783
- 2
- BÀI GIẢNG KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
- 122
- 912
- 9
- PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC KINH THÀNH HUẾ
- 1
- 764
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(26.07 MB - 268 trang) - TRẢI NGHIỆM KIẾN TRÚC Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Trải Nghiệm Kiến Trúc
-
[sách] Trải Nghiệm Kiến Trúc - Steen Eiler Rasmussen - Tiếng Việt
-
Trải Nghiệm Kiến Trúc - Steen Eiler Rasmussen- Ebook Pdf
-
Sách Trải Nghiệm Kiến Trúc Tiếng Việt
-
Cảm Xúc Mới Qua Trải Nghiệm Kiến Trúc
-
More Content - Facebook
-
Trải Nghiệm Thú Vị Với Các Công Trình Kiến Trúc độc đáo Trên Thế Giới
-
Kiến Trúc Tạm: Mang đến Không Gian Mới Mẻ, đầy Tính Trải Nghiệm Và ...
-
Không Gian Trải Nghiệm Kiến Trúc Giữa Lòng Thủ đô - YouTube
-
Sinh Viên Ngành Kiến Trúc HIU Trải Nghiệm Thực Tế Tại CTY CP BM ...
-
Cùng Người Trẻ Trải Nghiệm Về Kiến Trúc - Báo Nhân Dân
-
Trải Nghiệm Kiến Trúc - Steen Eiler Rasmusen - Đăng Quang Arch
-
Không Vẽ đẹp Vẫn Có Cơ Hội Trở Thành Kiến Trúc Sư - HIU
-
Trải Nghiệm Cuộc Sống Ven Sông, Khơi Nguồn Cảm Hứng, Kiến Tạo ...