Cân Bằng Chuyền (Line Balancing) Là Gì? Các Bước Thực Hiện

Với nhiều nhà máy sản xuất lớn tại Việt nam thường sử dụng mô hình theo dây chuyền. Phương thức được áp dụng nhằm gia tăng hiệu suất đó chính là cân bằng chuyền. Cùng diendaniso.com đi tìm hiểu phương pháp cân bằng chuyền – Line Balancing trong bài viết này bạn nhé.

Nội dung

  • 1 CÂN BẰNG CHUYỀN SẢN XUẤT LÀ GÌ ?
  • 2 MỤC TIÊU CỦA CÂN BẰNG CHUYỀN
  • 3 NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CÂN BẰNG CHUYỀN
  • 4 LỢI ÍCH KHI SẢN XUẤT CÂN BẰNG CHUYỀN
  • 5 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CÂN BẰNG CHUYỀN TRONG SẢN XUẤT

CÂN BẰNG CHUYỀN SẢN XUẤT LÀ GÌ ?

Trong công việc bố trí sản xuất theo sản phẩm thì quá trình sản xuất được thiết kế theo ‘mô hình dòng chảy” và được chia thành nhiều bước công việc khác nhau. Mỗi bước công việc sẽ được thực hiện nhanh chóng nhờ sự chuyên môn hóa cao về công nhân và máy móc thiết bị. Quá trình phân công nhiệm vụ cho từng nơi làm việc được gọi là cân bằng chuyền.

MỤC TIÊU CỦA CÂN BẰNG CHUYỀN

Cân bằng chuyền – line balancing giúp tạo ra được những nhóm bước công việc có thời gian gần như bằng nhau. Khi một dây chuyền được cân bừng chuyền tốt sẽ giúp giảm tối đa thời gian ngừng máy, luồng công việc được nhịp nhàng hơn và đạt được mức sử dụng năng lực sản xuất và lao động tốt hơn.

NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CÂN BẰNG CHUYỀN

Một dây chuyền được cân bằng và đạt được hiệu quả cao một khi có những nguyên tắc như sau:

  • Công việc có thời gian dài nhất (Longest task time – LTT): Chọn ra công việc có sẵn trong đó có thời gian thực hiện dài nhất.
  • Công việc có thời gian ngắn nhất (Shortest task time – STT): Chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện ngắn nhất.
  • Công việc theo sau nhiều nhất (Most following tasks – MFT): Chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau là nhiều nhất.
  • Công việc theo sau ít nhất (Least following tasks – LFT): Chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau ít nhất.
  • Công việc theo vị trí trọng số (Ranked positional weight – RPW): Chọn công việc có sẵn mà có tổng thời gian các công việc theo sau là dài nhất.

LỢI ÍCH KHI SẢN XUẤT CÂN BẰNG CHUYỀN

Chúng tôi xin được chia sẻ cho bạn một số lợi ích khi sản xuất cân bằng chuyền trong sản xuất trong nhà máy:

  • Giúp tăng tốc độ sản xuất sản phẩm
  • Giúp giảm thiểu tối đa chi phí cho từng sản phẩm
  • Giúp tạo ra sự chuyên môn hóa cao cho người lao động
  • Việc bố trí dòng nguyên liệu và máy móc được khoa học hơn
  • Tạo ra được một dòng chảy ổn định và không tạo ra nút thắt trên toàn bộ dây chuyền.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CÂN BẰNG CHUYỀN TRONG SẢN XUẤT

Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn những bước thực hiện chính trong cân bằng chuyền trong sản xuất. Chúng sẽ bao gồm những bước như sau:

Bước 1: Bạn cần xác định các thao tác thực hiện trên mỗi chuyền; loại bỏ những thao tác gây ra sự lãng phí không cần thiết.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện sản xuất giúp tối ưu chi phí và trong thơi gian ngắn nhất

Bước 4: Xác định thời gian cho nhịp sản xuất

Trong đó: Tổng thời gian = Tổng thời gian các trạm tham gia sản xuất

Bước 5: Phác biểu đồ thời gian mỗi trạm.

Bước 6: Phân chia nhân lực vận hành tại mỗi trạm. Lưu ý phân bổ thời gian tiêu tốn của mỗi trạm bằng thời gian nhịp sản xuất. Chuẩn bị đầy đủ công tác phục vụ thiết bị sản xuất.

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn sau sắc nhất về cân bằng chuyền trong sản xuất.

Từ khóa » Cân Bằng Chuyền Là Gì