Cận Cảnh Những Cổ Mộ Của Danh Tướng, Bá Hộ Sài Gòn Xưa - 24H

Nhiều ngôi mộ cổ có tuổi đời cả trăm năm của các danh tướng, vị quan, bá hộ… ngày xưa đang tồn tại ngay giữa Sài Gòn có kiến trúc “độc”, lạ nhưng không phải ai cũng biết đến.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 1

Nằm ở hẻm 19 đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận, TP.HCM) là khu lăng mộ gió của ông Võ Tánh (?-1801), là một vị tướng theo phò chúa Nguyễn Ánh. Tương truyền với tài trí phi thường, ông Võ Tánh cùng hai người khác được người đời trước truyền nhau là “Gia Định tam hùng”.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 2

Mộ chính của ông ở Bình Định. Vì không đưa được thi thể của Võ Tánh về Gia Định mai tang nên chúa Nguyễn Ánh đã tổ chức an tang ông tại Phú Nhuận dưới hình thức “mộ gió”. Phần mộ có hình chữ nhật.. Phía sau mộ là binh phong vẽ hình hạc, ngụ ý võ tướng công cưỡi hạc về trời.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 3

Ngôi mộ được chúa Nguyễn Ánh xây dựng tại Gia Định năm 1801. Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ. Mặt sau vẽ hình “Long mã hà đồ” - trên lưng con long mã có cột thanh gươm trên chồng binh thư, quanh mình long mã là những đốm lửa tượng trưng cho người có tài thao lược, nhưng phải tự thiêu để tỏ khí tiết

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 4

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 5

Khu mộ cổ Gò Quéo gồm 17 ngôi mộ táng hợp chất cổ ô dước, nằm tọa lạc phường Bình Trưng Đông (quận 2, TP.HCM), trong đó có hai ngôi mộ độc đáo của quan lại xưa.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 6

Gò Quéo (Gò Cát) là một gò rộng lớn cao 2,5 m bao quanh bởi rạch Giồng Ông Tố.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 7

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 8

Quần thể mộ có hai ngôi mộ cổ từ thời vua Gia Long và vua Tự Đức là ngôi mộ ông Triệt thanh hầu Phạm Quang Triệt và mộ ông Phạm Duy Trinh.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 9

Quần thể mộ cổ này có tuổi đời gần 200 năm. Các cơ quan chức năng nhận định khu mộ cổ này nhiều khả năng là nghĩa trang của họ Phạm bị hoang phế.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 10

Nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo đường số 10 (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) khu mộ đá của ông Tạ Dương Minh đã gần 130 năm tuổi.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 11

Theo nhiều tài liệu đã ghi chép, ông Tạ Dương Minh là một người minh hương lánh nạn sang Việt Nam đến khu vực này khai khẩn, lập ấp tại vùng Linh Chiểu xưa và lập ngôi chợ đầu tiên mang tên hiệu ông là chợ Thủ Đức. Hiện, ngôi chợ hơn 100 tuổi vẫn giữ được kiến trúc cổ, là nơi buôn bán có tiếng của thành phố.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 12

Trên mộ có ghi mộ ông họ Tạ, tên húy là Huy, tên hiệu là Thủ Đức, là Tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông. Chết ngày 19 tháng 6. Hương chức thôn Linh Chiểu Đông lập bia mộ vào ngày tốt tháng 2 năm Canh Dần (1890). Mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh do hương chức thôn Linh Chiểu Đông cải táng. Nấm mộ có hình “ngưu miên” – tức trâu nằm ngủ (có người cho là voi phục).

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 13

Ngôi mộ nằm cách đường Trương Định (phường Bến Thành, quận 1) khoảng 30m, bên trong khuôn viên công viên Tao Đàn. Theo các tài liệu Sài Gòn xưa, mộ phần là nơi chôn cất của vợ chồng một người Việt gốc Hoa họ Lâm. Đây là ngôi mộ được công nhận di tích cấp thành phố.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 14

Bên trong quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có bia bằng chữ Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong mộ kia là ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã (chưa xác định năm sinh, năm mất). Từ dòng chữ trên bia "Đại Nam” ngôi mộ có thể được xây vào thời Minh Mạng khi quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Nam.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 15

Ông Lâm Tam Lang được một số tài liệu xác định là ông tổ có hậu duệ đời thứ 4 là cụ Lâm Quang Ky - Phó tướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hậu duệ đời thứ bảy là ông Lâm Đình Phùng lại không theo nghiệp binh đao, là nhạc sĩ Lam Phương, bắt đầu sáng tác nhạc khi mới 13 tuổi

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 16

Tọa lạc trong hẻm đường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú là cổ mộ rộng khoảng 100 m2 và được xây từ 110 năm trước của vợ chồng ông Lý Tường Quan (tức bá hộ Xường) - người đứng thứ ba trong bốn người giàu có nhất Sài Gòn xưa.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 17

Bá hộ Xường tên thật là Lý Tường Quan (1842-1896). Do ông còn có tên là Xường, lại rất giàu có nên người ta còn gọi là Bá hộ Xường hay Hộ Xường. Ở thời kỳ đầu Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 18

Đây là một trong ba cổ mộ được TP.HCM công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 19

Khu nhà mồ nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký (1837-1898) nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Cụ Trương Vĩnh Ký là người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới.

Cận cảnh những cổ mộ của danh tướng, bá hộ Sài Gòn xưa - 20

Trong nhà mộ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m và dài gần 2m được lát băng phẳng. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ và con trai cả.

Lăng mộ cổ nằm trên khu đất 'long mạch' ở TP.HCM Lăng mộ cổ nằm trên khu đất 'long mạch' ở TP.HCM

Lăng mộ cổ của Tả quân Lê Văn Duyệt (số 1 đường Nguyễn Tùng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nằm trên khu đất được xem là nơi...

Bấm xem >>

Từ khóa » Ngôi Mộ Cổ Giữa Lòng Sài Gòn