Cần Làm Gì để Khắc Phục Tình Trạng Rối Loạn Chức Năng Gan

Như chúng ta đã biết, gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể. Chúng có chức năng thực hiện lọc và đào thải các chất độc tố ra bên ngoài. Vậy rối loạn chức năng gan do đâu, tác hại của bệnh cũng như cách điều trị cải thiện là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Rối loạn chức năng gan là gì?
  • 2. Nguyên nhân rối loạn chức năng gan
  • 3. Một vài dấu hiệu nhận biết
    • 3.1. Rối loạn chuyển hóa
    • 3.2. Một số vấn đề ở hệ tiêu hóa gây rối loạn chức năng gan
    • 3.3. Một số dấu hiệu khác nhận biết rối loạn chức năng gan
  • 4. Phương pháp chẩn đoán
    • 4.1. Xét nghiệm chức năng gan
    • 4.2. Một số xét nghiệm khác
  • 5. Điều trị cải thiện chức năng gan
  • 6. Tác hại do rối loạn chức năng gan
  • Kết luận

1. Rối loạn chức năng gan là gì?

Đây là tình trạng chức năng gan bị suy giảm, hàng ngày gan không thể thực hiện hết các chức năng vốn có theo trình tự. Điều này sẽ tác động rất nhiều tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Một số nguyên nhân gây rối loạn chức năng gan

Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể bắt gặp ở rất nhiều đối tượng như: rượu bia, thuốc kháng sinh,…

2. Nguyên nhân rối loạn chức năng gan

Một số nguyên nhân chính gây bệnh này có thể kể đến như:

– Chế độ ăn uống không phù hợp, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc, sử dụng thực phẩm thiếu vệ sinh,…

– Người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích và đồ uống có nhiều ga.

– Những người nghiện thuốc lá lâu năm cũng sẽ làm chức năng gan bị suy giảm.

– Stress, áp lực căng thẳng từ công việc, học tập kéo dài, dẫn đến hiệu suất và chất lượng cuộc sống giảm sút.

– Do bệnh nhân mắc một số bệnh nền như: đái tháo đường, béo phì,…

– Mắc các loại viêm gan virus A, B,C…cũng làm ảnh hưởng tới chức năng gan dẫn đến chức năng gan suy giảm.

– Việc sử dụng quá nhiều thuốc Tây y sẽ làm tăng độc tố tích tụ trong gan, khiến gan chịu tổn thương nặng nề.

3. Một vài dấu hiệu nhận biết

3.1. Rối loạn chuyển hóa

Khi chức năng gan hoạt động kém đi dẫn đến một số chuyển hóa trong cơ thể cũng sẽ bị rối loạn như:

– Nồng độ cholesterol “xấu” gọi tắt là LDL tăng.

– Nồng độ cholesterol “tốt” gọi tắt là HDL giảm.

– Nồng độ triglycerides tăng cao.

Sự bất thường trong quá trình chuyển hóa thường sẽ làm người bệnh tăng cân. Không chỉ thế, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, và các chất béo sẽ tích tụ ở nhiều vị trí khác nhau.

Một số triệu chứng điển hình có thể bắt gặp ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan

Một số triệu chứng điển hình có thể bắt gặp khi chức năng gan rối loạn

3.2. Một số vấn đề ở hệ tiêu hóa gây rối loạn chức năng gan

Một vài dấu hiệu xuất hiện có thể là cơ thể không thể tiếp nhận được thức ăn chứa nhiều chất béo và cồn,…vì chúng sẽ gây chướng bụng, táo bón, đau dạ dày,…Do tại gan sản xuất mật, nên khi chức năng gan gặp vấn đề sẽ xuất hiện những bất thường tại mật.

3.3. Một số dấu hiệu khác nhận biết rối loạn chức năng gan

– Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém.

– Vấn đề về đường huyết, đường trong máu không ổn định.

– Biến chứng về thần kinh: trí nhớ kém, thiếu tập trung, hay cáu giận,… do não không tiếp nhận được các chất dinh dưỡng cung cấp cho não để hoạt động.

– Hệ miễn dịch suy giảm: hệ miễn dịch không thể đào thải và tiếp nhận kịp thời làm cho bệnh nhân mệt mỏi, uể oải. Người bệnh có thể không tiếp nhận được dinh dưỡng từ thức ăn, cơ thể bị phát ban, viêm da,…

– Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện quầng thâm dưới mắt, vàng mắt, vàng da, lòng bàn tay có thể bị ngứa và viêm…

4. Phương pháp chẩn đoán

Người bệnh sẽ được thăm khám tại chuyên khoa Gan mật. Sau đó sẽ được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

4.1. Xét nghiệm chức năng gan

Đây là một trong những xét nghiệm sinh hóa được thực hiện để nhận định tình trạng chức năng của gan, đi tìm lời giải đáp cho sự tổn thương của gan.

Một số xét nghiệm sinh hóa chính thường được áp dụng là: định lượng các transamiase, gamma-glutamyl transpeptidase, phosphatsase kiềm và bilirubin

4.2. Một số xét nghiệm khác

– Xét nghiệm huyết thanh với virus viêm gan B, C.

– Định lượng transferrin thiếu hụt carbohydrat.

– Alpha – fetoprotein (AFP).

5. Điều trị cải thiện chức năng gan

– Khi cơ thể xuất hiện những bất ổn, hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là:

– Cần bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin, protein và khoáng chất cần thiết

– Cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp và các loại gia vị chua, cay,..

– Uống đủ nước, tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích chứa cồn khác

– Cân bằng giữa công việc, học tập để cơ thể được thư giãn, giảm áp lực, căng thẳng. Đi ngủ sớm trước 23h để cơ thể có đủ thời gian cho gan giải độc và thực hiện các chức năng khác của chúng.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi rối loạn chức năng gan

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp khắc phục tình trạng chức năng gan bị rối loạn

6. Tác hại do rối loạn chức năng gan

Khi chức năng gan bị rối loạn, mặc dù không quá nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Thế nhưng chúng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Một số hệ quả không mong muốn có thể xảy ra như:

– Gây tích tụ độc tố trong máu, suy giảm hệ miễn dịch. Người bệnh có thể bị sụt cân nhanh chóng trở nên gày gò, suy yếu do cơ thể bị nhiễm độc nặng.

– Làm tăng nguy cơ béo phì, mắc các bệnh về lý như gan nhiễm mỡ,…do gan không thể đào thải chất dư thừa ra ngoài. Thậm chí, mỡ có thể sẽ bám vào các thành mạch gây xơ vữa động mạch, điều này có thể làm bệnh nhân bị đột quỵ, nhồi máu cơn tim dẫn đến tử vong.

– Bệnh nhân có thể bị hôn mê gan do quá nhiều độc tố bi tích tụ lại cơ thể trong khi chức năng gan bị rối loạn, không thể đào thải kịp thời.

Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và chế độ ăn uống lành mạnh bệnh nhân rất dễ bị hoại tử gan. Khi tế bào gan không thể thực hiện tiếp các chức năng của mình, thì tổ chức xơ sẽ được hình thành. Chúng sẽ xâm lấn vào các mô, gây xơ gan và ung thư gan.

– Do gan có mối liên quan rất nhiều tới các cơ quan khác trong cơ thể nên khi chức năng gan bị rối loạn, các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.

– Không chỉ thế, những rối loạn này có thể gây trứng cá, nổi mẩn ngứa ở da, sạm da, gây nám,…thậm chí toàn thân nhiễm độc.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã có thêm kiến thức để hiểu rằng căn bệnh trên thật sự nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh càng nguy hiểm tới sức khỏe. Vì thế khi cơ thể xuất hiện những bất thường, hãy tới cơ sở y tế có chuyên khoa gan mật uy tín để thăm khám.

Từ khóa » Chức Năng Gan Suy Giảm Dấu Hiệu