Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Chức Năng Gan Suy Giảm - Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Chức năng của gan với cơ thể
Gan là cơ quan nội tạng của cơ thể và có vai trò rất quan trọng. Gan có vai trò chuyển hóa và một số chức năng khác như tổng hợp protein huyết tương, dự trữ glycogen và thải độc. Bên cạnh đó, gan cũng sản xuất dịch mật, dịch thể quan trọng đối với quá trình tiêu hóa. Gan được xem là bộ máy hóa chất của cơ thể vì đảm nhận nhiều trọng trách cũng như điều hòa rất nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể.
Gan thực hiện các chức năng khác nhau bao gồm:
- Gan sản xuất và tiết mật cần thiết để tiêu hóa mỡ, trong đó một lượng mật có thể đổ thẳng từ gan vào tá tràng, một phần khác được dự trữ tại túi mật trước khi vào tá tràng.
- Sản xuất protein và cholesterol thiết yếu cho cơ thể.
- Có vai trò quan trọng trong việc dự trữ glycogen, phân giải glycogen thành glucose, tân tạo đường từ một số amino acid, glycerol, tạo lại glycogen, giáng hóa insulin và các hormone khác.
- Tổng hợp các chất cần thiết để đông máu.
- Chuyển NH3 thành ure.
- Tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nhờ phát hiện kháng nguyên.
- Gan còn chuyển hóa protein và lipid (tổng hợp cholesterol và sản xuất triglyceride).
- Là nơi tạo hồng cầu cho thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Các nguyên nhân làm suy giảm chức năng gan
Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới tình trạng gan không thể thực hiện tốt chức năng của mình dẫn tới suy giảm chức năng gan và gây ra một số bệnh lý:
- Viêm gan do nhiễm virus, chất độc hại, các bệnh di truyền hoặc tự miễn.
- Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị thay thế bởi các tổ chức xơ. Nguyên nhân do viêm gan virus, hóa chất độc hại, ngộ độc rượu…
- Bệnh lý di truyền như nhiễm huyết sắc tố do tích trữ sắt trong cơ thể gây tổn thương gan.
- Viêm đường mật
- Rối loạn chức năng chuyển hóa bilirubin dẫn tới hội chứng Gilbert.
- Tắc nghẽn tĩnh mạch gan.
Dấu hiệu cảnh báo chức năng gan suy giảm
Một số dấu hiệu nhận biết chức năng gan suy giảm phải kể tới như: chướng bụng, đầy hơi; hay cảm thấy buồn nôn, nôn; táo bón; trào ngược acid; ợ nóng thường xuyên; da hoặc mắt chuyển sang màu vàng; huyết áp cao; lo lắng, trầm cảm, hay cảm thấy mệt mỏi, chán ăn; đổ nhiều mồ hôi; nước tiểu đậm màu; dễ bầm tím…
Khi chức năng gan suy giảm đồng nghĩa với việc các tế bào Kupffer (tế bào Kupffer là đại thực bào tồn tại trong xoang gan, có nhiệm vụ nhận diện các vi khuẩn, các độc tố, tạo phản ứng miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể) bị "quá tải", tiết ra liên tục các chất làm tổn thương gan. Theo thời gian các yếu tố dẫn tới viêm tăng lên khiến người bệnh bị tăng men gan, gan nhiễm mỡ thậm chí biến chứng thành xơ gan, ung thư gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Từ khóa » Chức Năng Gan Suy Giảm Dấu Hiệu
-
Rối Loạn Chức Năng Gan Và Suy Giảm Chức Năng Gan Có Nguy Hiểm ...
-
Các Dấu Hiệu Suy Gan | Vinmec
-
Hiểu đúng Về "suy Giảm Chức Năng Gan" | Vinmec
-
Suy Giảm Chức Năng Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Suy Giảm Chức Năng Gan: Hiểu để Phòng Tránh Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Suy Giảm Chức Năng Gan: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Làm Suy Giảm Chức Năng Gan - HEWEL
-
10 Nguy Cơ Và Dấu Hiệu Bệnh Gan
-
Chỉ Rõ Các Triệu Chứng Của Suy Giảm Chức Năng Gan
-
Suy Nhược Chức Năng Gan Hưởng đến Quá Trình Giải độc
-
Tình Trạng Suy Giảm Chức Năng Gan Và Những điều Cần Biết
-
Hiểu đúng Về Suy Giảm Chức Năng Gan Và Cách Phòng Ngừa
-
Suy Giảm Chức Năng Gan: Hiểu đúng để Phòng Ngừa
-
Cần Làm Gì để Khắc Phục Tình Trạng Rối Loạn Chức Năng Gan