Cần Lưu ý Gì Khi đo Nồng độ Oxy Máu SpO2?

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh - Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết: Một trong những thiết bị y tế cần có trong gia đình có F0 điều trị tại nhà là máy đo nồng độ oxy máu (SpO2). Đây là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay, giúp bệnh nhân Covid-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.

Máy đo SpO2 là một công cụ phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu. Ảnh: CTV

Đối với những người mắc COVID-19 khi trở nặng thường có biểu hiện suy hô hấp, máy đo SpO2 là một công cụ phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu để sớm có hướng xử lý cho bệnh nhân, cụ thể như:

- Những bệnh nhân có chỉ số SpO2 dưới 96% với biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy là những bệnh nhân ở mức độ nhẹ.

- Những người có chỉ số SpO2 94-96% kèm với các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ, có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, mạch nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường được chẩn đoán ở mức độ trung bình.

- Những bệnh nhân nặng là những người có chỉ số SpO2 dưới 94% khi thở khí phòng kèm với các dấu hiệu như nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, huyết áp bình thường hay tăng; bứt rứt hoặc đừ, mệt. Bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, thở oxy bằng thiết bị chuyên dụng.

Theo BS Nguyễn Trọng Hiếu, trưởng khoa Nội 2, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết bình thường SpO2 trên 96%, nếu hít thở không khí bình thường. Nếu SpO2 dưới 96% là một trong những dấu hiệu suy hô hấp, cần liên hệ y tế.

Việc sử dụng thiết bị SpO2 cũng khá đơn giản, tuy nhiên để tránh trường hợp xảy ra sai số trong quá trình thực hiện cần lưu ý sau:

Hướng dẫn đo SpO2 nồng độ oxy máu

Các chuyên gia khuyên người dân trước khi dùng thiết bị đo SpO2 nên xoa ấm bàn tay, cần để cố định bàn tay lên trên mặt bàn. Khi đo cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả được chính xác hơn.

Đối với chị em phụ nữ, bác sĩ khuyên không nên sơn móng tay vì khi sơn, tín hiệu nhận biết trên đầu cặp SpO2 không chính xác nữa, nên có thể chỉ số này bị hạ dù thực tế bệnh nhân không thiếu oxy máu.

Ngoài sơn móng tay, một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2 như người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp, người bệnh cử động nhiều hay đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp.

Các chuyên gia cũng lưy ý, chỉ số SpO2 cần được đo nhiều lần để theo dõi và không chỉ dựa vào SpO2 để chẩn đoán bệnh hoặc loại trừ COVID-19. Người bệnh cần theo dõi sát các triệu chứng khác của cơ thể, khi có bất thường cần báo nhân viên y tế ngay./.

Từ khóa » đo Nồng độ Oxy Máu