Nồng độ Oxy Trong Máu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Nồng độ oxy trong máu là lượng oxy lưu thông trong máu. Hầu hết oxy được vận chuyển bởi tế bào hồng cầu, chúng nhận oxy từ phổi và vận chuyển oxy đến các nơi trong cơ thể.
Cơ thể giám sát chặt chẽ nồng độ oxy trong máu để giữ chúng trong một khoảng cụ thể, để có đủ oxy cho nhu cầu của mọi tế bào trong cơ thể.
Nồng độ oxy trong máu của một người là một chỉ số đánh giá mức độ cơ thể phân phối oxy từ phổi đến các tế bào và rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
Nồng độ oxy trong máu thấp và bình thường
Nồng độ oxy trong máu bình thường thay đổi trong khoảng 75 đến 100 milimet thủy ngân (mmHg).
Nồng độ oxy trong máu dưới 60mmHg được coi là thấp và có thể cần bổ sung oxy, tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ và từng trường hợp cụ thể.
Khi nồng độ oxy trong máu quá thấp so với mức trung bình của một người khỏe mạnh, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng gọi là giảm oxy máu. Điều này có nghĩa là cơ thể đang vận chuyển oxy đến các tế bào, mô, cơ quan một cách khó khăn.
Đo nồng độ oxy trong máu bằng cách nào?
Cách hiệu quả nhất để theo dõi nồng độ oxy trong máu là đo khí máu động mạch (KMĐM). Ở xét nghiệm này, mẫu máu được lấy từ động mạch, thường là ở cổ tay. Thủ thuật này khá chính xác, nhưng có thể đau 1 chút.
Xét nghiệm KMĐM có thể khó thực hiện tại nhà, vì vậy bạn có thể thực hiện một biện pháp thay thế chính là sử dụng một thiết bị nhỏ gọi là máy đo chỉ số oxy.
Máy đo chỉ số oxy là một thiết bị kẹp nhỏ thường được đeo vào ngón tay, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng trên tai hoặc ngón chân giúp đo oxy trong máu một cách gián tiếp bằng cách hấp thụ ánh sáng thông qua mạch đập của bệnh nhân.
Mặc dù xét nghiệm dùng máy đo chỉ số oxy dễ dàng, nhanh chóng và không đau đớn, nhưng nó không chính xác bằng xét nghiệm KMĐM. Đó là bởi vì nó có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhưng ngón tay bẩn, đèn sáng, sơn móng tay, và việc máu lưu thông kém tới các chi.
Triệu chứng của nồng độ oxy trong máu thấp
Nồng độ oxy trong máu thấp có thể do tuần hoàn máu bất thường và gây ra các triệu chứng sau:
- Hụt hơi;
- Đau đầu;
- Bồn chồn;
- Chóng mặt;
- Thở nhanh;
- Tức ngực;
- Lú lẫn;
- Huyết áp cao;
- Thiếu sự phối hợp;
- Rối loạn thị giác;
- Cảm giác hưng phấn;
- Nhịp tim nhanh.
Nguyên nhân
Hạ oxy máu, hay nồng độ oxy dưới giá trị bình thường có thể do:
- Không đủ oxy trong không khí;
- Phổi không có khả năng hít vào và đưa oxy đến tất cả các tế bào và mô;
- Máu không có khả năng lưu thông đến phổi, nhận oxy và vận chuyển nó đi khắp cơ thể.
Một số tình trạng y khoa và tình huống y tế có thể góp phần vào các yếu tố trên, bao gồm:
- Hen suyễn;
- Bệnh tim, bao gồm cả bệnh tim bẩm sinh;
- Độ cao;
- Thiếu máu;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc COPD;
- Bệnh phổi mô kẽ;
- Tràn khí, khí phế thủng;
- Hội chứng suy hô hấp cấp tính hay ARDS;
- Viêm phổi;
- Tắc nghẽn động mạch phổi, ví dụ do cục máu đông;
- Xơ hóa phổi hoặc sẹo và tổn thương ở phổi;
- Sự hiện diện của không khí hay khí gas trong ngực làm xẹp phổi;
- Tràn dịch ở phổi;
- Ngưng thở khi ngủ, hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ;
- Một số thuốc, bao gồm một số chất gây nghiện và thuốc giảm đau.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nên đến gặp bác sĩ nếu:
- Cảm thấy khó thở nghiêm trọng và đột ngột;
- Cảm thấy khó thở khi nghỉ ngơi;
- Khó thở tăng nhiều hơn khi tập thể dục hay hoạt động thể chất;
- Thức dậy đột ngột với khó thở hoặc cảm thấy nghẹt thở;
- Đang ở độ cao (trên 8000 feet hay 2400m) và cảm thấy khó thở nghiêm trọng kèm theo ho, tim đập nhanh và sưng phù.
Điều trị
Điều trị nồng độ oxy trong máu thấp bao gồm việc bổ sung oxy. Điều này có thể được thực hiện tại nhà, gọi là liệu pháp oxy tại nhà.
Có một loạt những thiết bị để cung cấp và theo dõi liệu pháp oxy tại nhà, nhưng một số được xem là thuốc và cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mọi người có thể tự thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc để giảm các triệu chứng khó thở và cải thiện sức khỏe chung cũng như chất lượng cuộc sống. Bao gồm:
- Bỏ hút thuốc;
- Tránh hút thuốc thụ động ở những nơi có người khác hút thuốc;
- Ăn chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả;
- Tập thể dục thường xuyên.
Tổng kết
Nồng độ oxy trong máu thấp không phải luôn luôn có hại và có thể xảy ra ở người có thể hồi phục được, hay ở những người khỏe mạnh khi họ ở trên cao. Những người này không cần theo dõi nồng độ oxy trong máu thường xuyên.
Những người bị bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như COPD, xơ phổi hoặc khí phế thủng, có thể có nồng độ oxy trong máu dưới mức bình thường vì bệnh của họ. Những trường hợp này có thể cần theo dõi oxy trong máu thường xuyên.
Những người có lượng oxy trong máu thấp cũng có thể thay đổi lối sống, như không hút thuốc hoặc cải thiện chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục, cũng như được điều trị bổ sung oxy.
Tham khảo thêm về thiết bị đo nồng độ oxy máu tại đây
Có thể bạn quan tâm: Xơ phổi vô căn
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » đo Nồng độ Oxy Máu
-
Hạ Oxy Máu (oxy Máu Thấp): Mức độ Nào Là Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Nồng độ Oxy Trong Máu Bình Thường Là Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Máy đo Nồng độ Oxi Trong Máu Là Gì? Công Dụng Và Các Lưu ý Khi Dùng
-
Máy đo Nồng độ Oxy Máu SpO2, Dùng Thế Nào để Chỉ Số Không Sai ...
-
Cách Sử Dụng Và Lưu ý Khi đo Nồng độ Oxy Trong Máu - VnExpress
-
Máy đo Nồng độ Oxy Trong Máu Là Gì? Công Dụng Như Thế Nào? Có ...
-
Vì Sao Máy đo Nồng độ Oxy Trong Máu Cần Thiết Với Bệnh Nhân ...
-
Top 20 Máy đo Nồng độ Oxy Trong Máu SPO2 Loại Tốt Nhất
-
Cần Lưu ý Gì Khi đo Nồng độ Oxy Máu SpO2?
-
Tiêu Chuẩn Nồng độ Oxy Trong Máu Và Nhịp Tim Của Người Bình ...
-
Nồng độ Oxy Trong Máu Là Gì?
-
Nồng độ Oxy Trong Máu Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm?
-
Máy đo Nồng độ Oxy Máu - Nhà Thuốc Phương Chính
-
[PDF] Máy đo Nồng độ Oxy Bão Hòa Là Gì?