Cần Lưu ý Gì Khi Mua Nhà Sổ Chung? - Luật Sư X

“Đất chật người đông” là hiện tượng phổ biến ở các tỉnh, thành phố lớn hiện nay. Việc xuất hiện căn nhà sổ chung hẳn không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Với kinh tế hạn chế lựa chọn loại hình nhà diện tích nhỏ là hợp lý. Tuy nhiên khi chọn mua nhà chung sổ bạn nên cân nhắc và tham khảo lưu ý trong bài viết sau.

Chào luật sư. Tôi hiện muốn mua nhà ở Sài Gòn. Theo thông tin của bên bán cung cấp thì căn nhà này chỉ 25m2. Nhà này được xây dựng chung sổ với người khác. Trong sổ có bản đồ phân chia 2 nhà mỗi nhà 25m2. Khi mua nhà loại này liệu có rủi ro gì không? Mong luật sư cho tôi xin lời khuyên.

Sau đây là phân tích tư vấn cho quý khách hàng của Luật sư X:

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Luật nhà ở 2014
  • Nghị định 43/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Mua bán nhà sổ chung hiện nay khá phổ biến ở thành phố lớn với mật độ dân số cao. Những căn nhà này có ưu điểm gì khiến người mua quan tâm vậy? Có rủi ro nào khi lựa chọn mua nhà có chung sổ với người khác?

Nhà sổ chung là gì?

Nhà sổ chung được hiểu là nhà cùng nằm trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều người. Thông thường nhà này có diện tích quá nhỏ không đủ điều kiện tách thửa. Bởi vậy nhiều căn nhà nhỏ dù chủ sở hữu khác nhau nhưng không thể tách riêng ra.

Ưu điểm lớn nhất khi mua nhà sổ chung phải kể đến là về giá cả. Thông thường căn nhà sổ chung chuyển nhượng giá 1/2 thị trường. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục như mua bán, thế chấp sẽ gặp phải một số hạn chế nhất định. Ngoài ra việc căn nhà ngay sát nhau gây nhiều bất tiện và không tránh khỏi tranh chấp.

Thủ tục mua nhà sổ chung

Mua bán nhà ở sở hữu chung được quy định Điều 126 Luật nhà ở 2014:

  • Mua bán phải có sự đồng ý của tất cả người sở hữu
  • Nếu có người không đồng ý, phải ra Tòa giải quyết
  • Các sở hữu chung có quyền ưu tiên mua lại

Ngoài lưu ý trên thì thủ tục chuyển nhượng nhà và đất được thực hiện như thông thường. Bạn có thể ra văn phòng công chứng lập hợp đồng mua bán chuyển nhượng đất đai. Nhưng vẫn cần sự xác nhận đồng ý của những người sở hữu chung.

Sau khi mua nhà sổ chung có tự tách sổ được không?

Căn cứ Điều 98 Luật đất đai 2013 thì mỗi nhà đều được cấp sổ đỏ chung. Nhà chung sổ được xác định là tài sản sở hữu chung từng phần. Nên khi có yêu cầu thì mỗi người sẽ được cấp giấy tờ ghi nhận từng phần của mình là bao nhiêu, bản đồ phần đất. Trường hợp sổ chung thì phải được ghi đầy đủ thông tin của từng người trong đó. Mỗi người có thể yêu cầu cấp 01 giấy chứng nhận hoặc chỉ cấp 1 giấy cho người đại diện tùy theo yêu cầu.

Việc tách thửa thì cần dựa trên quy định của pháp luật. Nếu diện tích đáp ứng điều kiện tách thửa tối thiểu tại địa phương thì có thể thực hiện thủ tục tách thửa. Nộp đơn đề nghị tách thửa đến Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương để hỗ trợ.

Xem thêm

Bạn đọc có thể xem thêm tham khảo những bài viết sau:

  • Hướng dẫn thủ tục tách thửa tại Hà Nội năm 2021
  • Thủ tục tách thửa đối với quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung

Trình tự, thủ tục tách thửa sau mua nhà sổ chung

Sau khi tham khảo quy định về điều kiện tách thửa nếu đáp ứng đủ thì thực hiện từng bước thủ tục tách thửa. Căn cứ vào Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục. Hồ sơ xin tách thửa cần chuẩn bị gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của nhóm người sở hữu chung.

Hồ sơ đầy đủ nộp tại văn phòng đăng ký đất đai. Sau khi đo đạc tách thửa đất, lập hồ sơ thì sẽ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và điều chỉnh lại trên sổ địa chính.

Thế chấp nhà sổ chung có cần người trong sổ đều đồng ý?

Thế chấp để vay tiền là cách thông dụng khi gặp phải khó khăn. Nhà cửa, đất đai xem là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, việc thế chấp nhà có sổ chung khá phức tạp. Trên thực tế, hầu hết ngân hàng khi nhận thế chấp đều yêu cầu tất cả trong sổ chung phải xác nhận đồng ý. Một số ngân hàng còn yêu cầu phải tách được sổ riêng thì mới cho vay. Bởi vậy, thực tế rất khó để thực hiện thủ tục thế chấp nhà sổ chung.

Thông tin liên hệ

Trên đây là phân tích của luật sư X về những điều Cần lưu ý gì khi mua nhà sổ chung? Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

  1. Facebook : www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng mua nhà viết tay có hợp pháp không?

Đất đai và tài sản gắn liền với đất là loại tài sản-bất động sản. Đây là loại tài sản khá đặc thù về mặt thủ tục. Do đó các giao dịch liên quan đến đất đai, nhà ở như tặng cho, chuyển nhượng cần phải công chứng, chứng thực. Giao dịch cần thể hiện qua hình thức văn bản có sự đồng ý của các bên và được công chứng tại văn phòng công chứng.

Mua bán nhà có phải đóng thuế gì không?

Khi bán nhà phát sinh loại thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân do bên bán chịu, đóng thuế dựa trên giá trị tài sản bán ra. Thuế bằng giá chuyển nhượng nhân với 2%. Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC khi chuyển nhượng nhà duy nhất không phải chịu thuế. Ngoài ra khi chuyển nhượng nhà cho người thân như cha mẹ, con, chị em sẽ không phải chịu thuế.

Nhà sổ chung có được cấp sổ cho từng người?

Căn cứ 98 Luật đất đai 2013 thì mỗi người có quyền yêu cầu được cấp sổ hồng. Tuy nhiên đối với tài sản nhà chung thì thường sổ hồng sẽ ghi đầy đủ thông tin mỗi người và phần tài sản tương ứng. Những người sở hữu chung có quyền cấp từng sổ hồng riêng hoặc họ có thể thỏa thuận cho một người đại diện đứng tên và giữ một sổ.

4/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Sổ Chung Là Gì