Nhà Sổ Hồng Chung Là Gì? Có Nên Mua Nhà Sổ Hồng Chung Không?

Nhà sổ hồng chung là gì? Có nên mua nhà sổ hồng chung không? Tại sao lại có loại nhà chung như vậy, tính pháp lý của loại sổ này như thế nào, có an toàn hay không? Hôm nay, Kienbank sẽ trình bày một số thông tin để cho bạn đọc tham khảo

Những căn nhà có giá trị dưới 1 tỷ, được rao bán bắt mắt trên các cột điện, nhiều mẫu rao vặt thu hút rất lớn sự quan tâm của những người có nhu cầu cần tìm mua nhà tại HCM. Vậy ta có nên mua nhà sổ hồng chung hay không? Rủi ro pháp lý?

Tin liên quan:

  • Những rủi ro khi mua nhà chưa hoàn công
  • Chi phí để làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền
Có nên mua nhà sổ hồng chung hay không

Mục Lục

  • Nhà sổ hồng chung là gì?
    • Sổ hồng chung là gì
    • Tính pháp lý của loại sổ hồng chung này
    • Ưu & Nhược điểm của loại sổ này
  • Có nên mua nhà sổ hồng chung hay không?
    • Nguy cơ bị đập nhà rất cao
      • Nhà đất nằm trong khu vực quy hoạch
      • Tranh chấp bức tường chung, nhà cửa xuống cấp
      • Mua bán bằng giấy tờ tay
    • Người mua nắm đằng lưỡi
    • Chất lượng Nhà ở không được đảm bảo
  • Sổ hồng chung có vay ngân hàng được không?
  • Lời khuyên mua nhà sổ hồng chung

Nhà sổ hồng chung là gì?

Nhà sổ hồng chung có nghĩa là 1 cuốn sổ hồng được sử dụng cho nhiều đồng sở hữu, hoặc các đồng sở hữu có cuốn sổ riêng (Nhưng trong sổ ghi là đồng sở hữu hoặc cùng sử dụng với ông A, Bà B,..)

Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình.

Những người có chung quyền sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

Đồng thời khi mua bán, mặc dù pháp luật công nhận những chủ sở hữu chung có quyền, nghĩa vụ tương ứng với phần quyền sở hữu của mình.

⇒ Khi một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Nếu đồng sở hữu khác không mua, thì khi giao dịch mua bán thì cần phải có tất các các đồng sở hữu còn lại ra ký mới được.

Sổ hồng chung là gì

Sổ hồng chung hay còn gọi là sổ hồng đồng sở hữu. GCNQSD Đất Và các tài sản gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện trở lên. Được nhà nước công nhận quyền sở hữu chung (lớn hơn hai chủ sở hữu mà không phải là vợ chồng hay con của chủ sở hữu).

Đối với tình trạng pháp lý này mọi vấn đề định đoạt liên quan đến thửa đất như mua bán, tặng, cho, thế chấp, ủy quyền….cần có sự đồng ý của các bên sở hữu

Tính pháp lý của loại sổ hồng chung này

Pháp luật vẫn công nhận đây là loại sổ hồng, có giá trị như sổ hồng riêng. Thế nhưng khi giao dịch mua bán, vay mượn thì bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.

Ưu & Nhược điểm của loại sổ này

Ưu điểm:

  • Phù hợp cho những người có thu nhập thấp mà vẫn muốn sở hữu một mái ấm gia đình thì đây có lẽ là lựa chọn tốt hơn ở nhà trọ.
  • Vẫn được nhà nước công nhận, vẫn được mua bán sang tên bình thường

Nhược điểm:

Sổ này sẽ xảy ra trường hợp đó là bạn sẽ được sở hữu riêng 1 cuốn sổ hồng mang tên của bạn nhưng sẽ có dòng ghi chú phía dưới là:

Cùng sử dụng chung với Nguyễn Văn A Hoặc sẽ ghi là Nhà đồng sở hữu cùng với ông Nguyễn Văn A.

Khi bạn muốn giao dịch mua bán, vay mượn thì cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu còn lại. Và nếu họ có gia đình thì cần yêu cầu cả vợ hoặc chồng người đó ra ký trên giao dịch hợp đồng. Có nghĩa là tính pháp lý thì vẫn có giá trị nhưng sẽ bị phụ thuộc vào những người liên quan.

Nếu như quan hệ hàng xóm không tốt thì bạn sẽ rất khó thực hiện được giao dịch. Điều đó bạn sẽ phải mất một khoản tiền để chi phí cho họ.

Trường hợp khi quyết định mua nhà có sổ hồng chung thì bạn tốt nhất nên tìm những người quen để cùng mua, như vậy có thể sẽ hạn chế xảy ra những mâu thuẫn trong quá trình sinh sống.

Có nên mua nhà sổ hồng chung hay không?

Tôi tích cóp được khoảng 700 triệu, muốn mua nhà để ở thế nhưng khi tôi tìm hiểu thì với giá tiền đó mua ở Nhà Bè những căn nhà nhỏ có diện tích 40 – 50 mét vuông có giá khoảng 700 – 800 triệu nằm trong khả năng của tôi.

Tuy nhiên, những căn nhà này lại dùng chung sổ hồng với những căn còn lại. Xin hỏi Kienbank, mua nhà chung sổ hồng có thiệt thòi gì không? Xin cảm ơn!

Kienbank xin viện dẫn một số bài báo nói về vấn đề mua bán sổ hồng chung và pháp lý loại sổ này, và bạn sẽ có được quyết định nên mua nhà sổ hồng chung hay không?

Nguy cơ bị đập nhà rất cao

Nhà đất nằm trong khu vực quy hoạch

Tại P. Phước Long B, Q.9, chủ một khu đất rộng khoảng 500 m2 đã xẻ ra hơn 10 nền để bán. Khi quảng cáo, chủ đất hứa sẽ “bao” xây dựng, ra giấy tờ hợp lệ cho từng căn.

Rất nhiều người đã bỏ ra khoảng 700 triệu đồng để mua căn nhà rộng 50 m2 đất gồm 1 trệt, 1 lầu.

Mới đây, chính quyền địa phương phát hiện những căn nhà này được xây dựng trên phần đất được quy hoạch là công viên cây xanh và nằm trên hành lang bảo vệ sông rạch, nên đã cưỡng chế đập bỏ chỉ còn lại một căn.

Mua bán sổ hồng chung cần có sự đồng ý các chủ sở hữu còn lại

Tranh chấp bức tường chung, nhà cửa xuống cấp

Hay như trường hợp chị Liên, mua nhà diện tích đất 28 m2 ở (Q.Bình Tân) đang đau đầu vì căn nhà của chị và nhà kế bên chỉ chung một bức tường 10cm.

Sự việc chỉ được phát hiện khi chị tiến hành sửa nhà và hai bên phát sinh tranh chấp bức tường. Không những thế, chỉ sau một thời gian sử dụng nền nhà bị lún sụt, ở dưới nền là một ao nước. Góc các bức tường nứt toác vì hệ thống cột chỉ là gạch thay vì cột bê tông cốt thép.

Mua bán bằng giấy tờ tay

  • Tại khu nhà trên hẻm trên đường Lê Văn Lương,
  • Hàng trăm người mua nhà cũng đang “lên ruột” bởi chủ đầu tư đã bán nhà cách nay một năm
  • Và hứa mấy tháng sau sẽ ra “sổ hồng” cho từng căn

⇒ Nhưng đến nay vẫn chưa thấy đâu, ngoài những lời hứa.

Chị Hằng, một người dân mua đất tại đây, bức xúc: “Do ít tiền và muốn có một nơi để an cư nên tôi mua căn nhà rộng 3m x 13m với giá 750 triệu đồng.

Nào ngờ, khi dọn về ở mới thấy hối hận bởi chỉ có mỗi hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy taychất lượng nhà thì quá tệ.

Xem thêm xem ngay Kienbankxem ngay Kienbank Sổ hồng là gì?

Người mua nắm đằng lưỡi

Luật sư Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng luật sư Trường (Đoàn luật sư TP.HCM), cảnh báo, Theo quy định hiện nay khi mua bán nhà hai bên phải ra:

  • Công chứng làm thủ tục mua bán.
  • Nhà đất phải được tách thửa, ra “sổ hồng”.

Tuy nhiên, loại nhà đất như nói trên hai bên chỉ mua bán bằng giấy tờ viết tay, chưa đủ pháp lý để ra công chứng.

Không những thế, những căn nhà này có thể không phải mua qua chính chủ mà qua “cò” bằng giấy tay, với thủ tục nửa vời.

Đến “một ngày đẹp trời” nào đó chủ đất đòi lại đất hay phát sinh một tranh chấp thì người mua nhà đất xem như nắm dao đằng lưỡi.

“Sở hữu chung về mặt dân sự vẫn cho, nhưng đó là sở hữu chung hợp nhất, tức là một miếng đất hay căn nhà đã có giấy chủ quyền bán cho cùng nhiều người đứng tên chung. Nhưng đây là nhiều người sở hữu những căn nhà hay các miếng đất khác nhau trên một mảnh đất và chủ đất vẫn giữ giấy tờ nên sẽ rất nguy hiểm”, LS Trường khuyến cáo.

Chất lượng Nhà ở không được đảm bảo

Một nhà thầu xây dựng từng tham gia xây nhà phố giá rẻ “tiết lộ” loại nhà này giá thành xây dựng chỉ 2 – 3 triệu đồng/m2 hoàn thiện, bởi nó được xây hàng loạt, các loại vật tư vật liệu cũng là loại rẻ nhất.

Chưa hết, những căn nhà loại này được chủ đầu tư xây dựng rất tiết kiệm, không làm móng, cột xây bằng gạch, chỉ đổ hệ thống đà giằng ở móng và chỗ đổ gác; đổ gác giả (gác xà gồ, trải một lớp tôn cũ rồi đổ xi măng).

Với cách làm này, một căn nhà diện tích đất khoảng 30 m2, sàn xây dựng khoảng 60 m2 giá thành hoàn thiện chỉ từ 120 – 180 triệu đồng.

Trong khi đó, giá một căn nhà rao bán bình quân khoảng 700 triệu đồng, tính ra mỗi mét vuông đất từ 17,3 – 19,3 triệu đồng là quá đắt đỏ vì đa số nhà loại này ở ngoại thành cách trung tâm TP từ 15 – 20km.

“Với số tiền trên người dân có thể mua một miếng đất thổ cư rồi tự xây dựng theo ý mình hay mua căn hộ chung cư ở sẽ an toàn hơn”, ông này đưa ra lời khuyên.

Sổ hồng chung có vay ngân hàng được không?

Sổ hồng chung có vay ngân hàng được không?

Rất phức tạp? Đó là nhận định của Kienbank về hình thức sử dụng chung sổ hồng, đồng sở hữu. Khi 1 bên chủ sở hữu muốn mua bán, vay mượn, sữa chữa nhà thì đều phải cần sự đồng ý của các đồng sở hữu còn lại.

Giả dụ nếu như khi vay mượn ngân hàng mà các hộ đồng ý ký hồ sơ thì ngân hàng cũng sẽ không cho vay với sổ hồng chung vì tính pháp lý ràng buộc giữa các chủ sở hữu.

Chính sách của các ngân hàng hiện nay là hầu hết hạn chếkhông cho vay sô hồng chung.

Khách hàng nên chú ý lựa chọn hình thức mua nhà sổ hồng chung để vay vốn ngân hàng nhé.

Lời khuyên mua nhà sổ hồng chung

⇑ Nếu bạn không đủ tiền và vẫn muốn mua sổ hồng chung, thì hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ xem khu đất dự định mua có bị quy hoạch: Cây xanh, mở đường, công trình giáo dục,… không nhé.

Vì những loại quy hoạch trên, chủ đất không thể tách từng sổ riêng ra bán được, thế nên mới có chuyện xây nhà mấy chục căn ra để bán.

Cho đến khi Nhà Nước làm dự án, thì tất cả những hộ dân trên bị giải tỏa trắng, đã có nhiều Video yotube nói về trường hợp trên.

Bài viết tham khảo thêm:

  • Thế nào là xây dựng sai phép? Hoàn công nhà xây sai phép
  • Thủ tục mua nhà kê khai năm 1999 và cấp sang sổ hồng

Hy vọng, với những chia sẻ và ví dụ nêu trên, người dân mình nên cẩn thận khi mua nhà sổ hồng chung, nên kiểm tra pháp lý thửa đất, nên yêu cầu chủ đất ra sổ hồng riêng cho từng nền (Nhưng vẫn là đồng sở hữu), xem xét chất lượng công trình căn nhà do chủ đầu tư xây,…

Nếu quý khách cần tư vấn về mua nhà sổ hồng chung, hãy liên hệ Kienbank nhé. Bài viết có sự tham khảo một số trang web

Nguồn: https://www.kienbank.com/

Từ khóa » Sổ Chung Là Gì