Cắn Ngược Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về Cắn Ngược! | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Cắn ngược là gì?
Cắn ngược là gì là thắc mắc của không ít người bệnh khi nhận được chẩn đoán của bác sĩ. Trong nha khoa, cắn ngược hay khớp cắn ngược là một trong những tình trạng sai khác của khớp cắn.
Trong đó, người bệnh bị khớp cắn ngược thường có xương hàm dưới phát triển của dài và đưa ra quá mức. Cùng lúc đó, xương hàm trên xuất hiện vấn đề là quá ngắn và có xu hướng cụp sâu vào trong.
Cắn ngược là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá dài so với bình thường
Kết quả đánh giá với người bệnh cho thấy cắn ngược không chỉ gây ra các ảnh hướng tới năng nhai của răng, giảm sức khỏe răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
2. Nguyên gây ra tình trạng cắn ngược là gì?
Cùng với việc tìm hiểu như thế nào là tình trạng cắn ngược thì câu hỏi “nguyên nhân gây ra tình trạng cắn ngược là gì?” cũng là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng khớp cắn ngược. Trong đó, nguyên nhân chính gây ra gồm có:
Cắn ngược do răng
-
Nhóm các răng cửa của hàm trên có xu hướng mọc muộn hơn so với các nhóm răng cửa của hàm dưới.
-
Trẻ nhỏ có thói quen trượt hàm theo hướng không thuận lợi như mút tay, đẩy lưỡi, bú bình kéo dài,... Điều này có thể khiến xương hàm bị ảnh hưởng trực tiếp, gây gãy hoặc lõm mặt.
Cắn ngược có thể xảy ra do các thói quen xấu từ nhỏ của trẻ
Cắn ngược do ảnh hưởng của xương hàm
-
Do xương hàm dưới phát triển hơn hoặc xương hàm trên kém phát triển haowjc có thể xảy ra đồng thời cả hai trường hợp
-
Do các dị tật có tại vòm miệng.
Các yếu tố khác
-
Do di truyền ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm và cấu trúc sắp xếp của răng. Ví dụ như hội chứng Rabson-Mendenhall, hội chứng Binder, hội chứng Treacher Collins,...
-
Chấn thương là thay đổi cấu trúc hàm, cấu trúc răng.
-
Ảnh hưởng của các khối u.
3. Các ảnh hưởng gặp phải khi bị cắn ngược là gì?
Người bệnh bị cắn ngược khi không được phát hiện và điều trị kịp thời không chỉ gây mất thẩm mỹ, dẫn đến các cơn đau nhức hàm,... mà còn có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng hàm. Cụ thể như sau:
Nguy cơ bị sâu răng
Khớp cắn ngược có thể gây ra nguy cơ làm tổn thương đối với men răng do sự sai lệch trong cấu trúc xương hàm và răng. Điều này khiến mèn răng dễ bị mòn và khó vệ sinh răng miệng hơn. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn khiến sâu răng xảy ra hoặc phát triển nhanh hơn.
Khó thở, thở bằng miệng hoặc gáy to
Cắn ngược ở tình trạng nặng có thể khiến rối loạn gây khó thở khi ngủ, thở bằng miệng thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Hoặc người bệnh có thể ngáy nhiều hơn khi ngủ. Biến chứng này xảy ra chủ yếu là do hàm trên nhỏ bất thường và đường thở của người bệnh là nhỏ.
Người bị khớp cắn ngược thường ngủ ngáy to, ngất hơi thở khi ngủ
Ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm
Khi bị khớp cắn ngược, sự sai lệch hàm khiến các khớp cắn không khít nhau và làm quá trình nhai trở nên khó khăn hơn. Người bệnh có thể cảm thấy lười ăn, không muốn nhai, thức ăn khó nghiền nát, ăn mất ngon,... Việc này có thể gây ảnh hưởng cả tới dạ dày và sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ nếu bị cắn ngược.
Phát âm và giao tiếp
Biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng nếu cắn ngược xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi cấu trúc hàm bị cắn ngược, khả năng phát âm của trẻ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Từ đó, khiến trẻ giao tiếp chậm, nói lắp, nói ngọng, nói không rõ tiếng,...
4. Cách điều trị cắn ngược cho người bệnh
Với những ảnh hưởng mà cắn ngược gây ra, cách điều trị cắn ngược là gì cũng là vấn đề được ngược bệnh vô cùng quan tâm.
Tùy thuộc vào tình trạng cắn ngược xảy ra, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định khác nhau về phương pháp điều trị với người bệnh. Trong đó, các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất gồm có:
Nhổ răng
Đây là một trong những phương pháp điều trị cắn ngược được áp dụng phổ biến với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Việc nhổ răng sớm có thể giúp răng vĩnh viễn được mọc đúng hàng và đúng cấu trúc. Với người lớn, khi phải nhổ răng, nha sĩ sẽ hạn chế việc tác động hay nhổ vào răng vĩnh viễn.
Niềng răng
Niềng răng phù hợp với nhiều mức độ cắn ngược cũng như đối tượng người bệnh. Điều chỉnh hàm lại bằng niềng răng có thể giúp tăng tính thẩm mỹ cho người bệnh sau khi tháo niềng. Thông thường, thời gian để phương pháp này đem lại hiệu quả sẽ kéo dài từ 18 tháng cho đến khoảng 3 năm.
Niềng răng là giải pháp cải thiện khớp cắn ngược phù hợp với nhiều đối tượng
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị cắn ngược do xương, cắn ngược ở người lớn tuổi hoặc các trường hợp cắn ngực ở mức độ nặng. Mục đích khi thực hiện phẫu thuật là đưa xương hàm trên và dưới trở nên hài hòa hơn. Từ đó, làm thay đổi hình dạng và tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Thời gian cho mỗi ca phẫu là khác nhau do phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh. Trong đó, thời gian phục hồi sau phẫu thuật có thể dao động từ 10 - 12 tuần.
5. Địa chỉ điều trị và thăm khám cắn ngược uy tín
Phát hiện và điều trị cắn ngược sớm là thực sự cần thiết để tránh các biến chứng có thể xảy ra với sức khỏe. Để được thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị tốt nhất, bạn nên ưu tiên lựa chọn các cơ sở, bệnh viện uy tín.
Tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC có đầy đủ các yếu tố phù hợp về cơ sở vật chất, trình độ y bác sĩ và chất lượng dịch vụ có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Kết quả thăm khám luôn được đảm bảo chính xác, nhanh chóng và bảo mật.
Đến với MEDLATEC, khách hàng có thể thực hiện các thăm khám điều trị về cắn ngược, viêm nha chu, viêm tủy răng,.. cùng nhiều bệnh lý về răng hàm mặt khác.
Trên đây là những giải đáp liên quan đến cắn ngược là gì và các thông tin liên quan đến tình trạng mà MEDLATEC muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích nhất giúp bạn hiểu hơn về sức khỏe của bản thân.
Khi cần được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Hình ảnh Răng Khớp Cắn Ngược
-
Khớp Cắn Ngược Là Gì? Nên Làm Gì Khi Bị Khớp Cắn Ngược? | Vinmec
-
Răng Thế Nào Bị Coi Là Khớp Cắn Ngược? | Vinmec
-
Khớp Cắn Ngược ở Trẻ Em Và Vai Trò Khí Cụ Facemask Trong điều Trị ...
-
Khớp Cắn Ngược Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Hình ảnh Niềng Răng - PW3024588159 - Khớp Cắn Ngược
-
Khớp Cắn Ngược (móm), Khớp Cắn Sâu, Khớp Cắn Hở - Cách điều Trị ...
-
Nguyên Nhân Hình Thành Khớp Cắn Ngược Loại 3 Là Gì? Điều Này Có ...
-
Khớp Cắn Ngược (móm) Nguyên Nhân Và Hướng điều Trị.
-
Răng Thế Nào Bị Coi Là Khớp Cắn Ngược? Nha Khoa Thùy Anh
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Khớp Cắn Ngược Và Cách điều Trị
-
KHỚP CẮN NGƯỢC Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? GIẢI PHÁP ...
-
KHỚP CẮN NGƯỢC Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH ...
-
Răng Bị Khớp Cắn Ngược Có Phải Khắc Phục Không? Nha Khoa Thùy ...