KHỚP CẮN NGƯỢC Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH ...

Khớp cắn ngược ở trẻ em là dạng sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe của trẻ về sau. Vì thế, việc điều chỉnh khớp cắn ngược cần thực hiện từ sớm để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

1. Khớp cắn ngược ở trẻ em là gì?

Khớp cắn ngược ở trẻ em là hiện tượng hàm răng của trẻ bị sai lệch từ khi răng sữa vừa mọc lên, làm cho sự tương quan giữa hai hàm không chuẩn. Những dấu hiệu trẻ bị khớp cắn ngược như sau:

  • Hai hàm răng không cân đối, hàm trên không nằm ngoài hàm dưới như bình thường hoặc hàm dưới phủ hoàn toàn lên hàm trên.
  • Trường hợp răng tiền hàm và răng hàm ở 2 hàm tiếp xúc nhau nhưng không chuẩn khít, vòm hàm trên quá nhỏ so với hàm dưới.
  • Răng cửa và răng nanh có thể tiếp xúc nhau hoặc không. Tình trạng khớp cắn ngược càng nặng, khoảng cách giữa nhóm răng này ở 2 hàm ngày càng xa nhau.
  • Trán, mũi, cằm không được cân đối, khi nhìn nghiêng hoặc nhìn ngang, mặt trẻ bị gãy khiến cằm trẻ nhô ra ngoài.
  • Khi nhìn thẳng, đường thẳng nối trán, mũi và cằm bị gãy hoặc nếu thẳng thì cũng bị lệch trái hoặc phải.
Khớp cắn ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khớp cắn ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi trẻ bắt đầu quá trình mọc răng, nếu gia đình phát hiện 1 trong những vấn đề trên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm cách khắc phục cho trẻ từ sớm. Bởi hiện tượng này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ và sự phát triển sau này của trẻ.

2. Vì sao có tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ em

Khớp cắn ngược làm gương mặt trẻ mất cân đối và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Khớp cắn ngược có 2 trường hợp là khớp cắn ngược do răng và khớp cắn ngược do xương

Khớp cắn ngược do răng:

Là trường hợp răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới hoặc trẻ có thói quen trượt hàm ra trước theo xu hướng không thuận làm khuôn mặt lõm hoặc gãy.

Khớp cắn ngược do xương:

Khi xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát triển mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước, sau làm cho răng cửa hàm trên ở phía trong so với răng cửa dưới.

3. Những ảnh hưởng khi trẻ em bị khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược là dạng sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe của trẻ về sau. Vì thế, việc điều chỉnh khớp cắn ngược cần thực hiện từ sớm để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe sau này

Khớp cắn ngược gây mất thẩm mỹ:

Khớp cắn ngược ở răng sữa sẽ dẫn đến hiện tượng khớp cắn ngược ở răng vĩnh viễn. Trẻ càng lớn, xương hàm càng rộng ra, tình trạng khớp cắn ngược sẽ càng rõ rệt hơn khiến khuôn mặt bị gãy, mất cân đối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp.

Khớp cắn ngược làm hạn chế chức năng ăn nhai.

Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ làm hai hàm bị sai lệch, khớp cắn không khít với nhau, cản trở quá trình ăn nhai, làm trẻ biếng ăn. Khi việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn, thức ăn không được nghiền nát triệt để sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày và sự phát triển của trẻ.

Khớp cắn ngược ảnh hưởng tới phát âm.

Khi cấu trúc hàm bị ngược sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Trẻ dễ mắc tật nói ngọng, nói lắp hoặc nói không rõ, ảnh hưởng tới giao tiếp khi trưởng thành.

4. Cách khắc phục khớp cắn ngược ở trẻ em

Khớp cắn ngược răng sữa ở trẻ em là vấn đề nguy hiểm cần được khắc phục từ sớm vì nếu càng để lâu, việc chỉnh nha sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Khi trẻ bị khớp cắn ngược, giải pháp tối ưu là niềng răng để chỉnh hai hàm chuẩn và cân đối hơn.

Độ tuổi niềng răng thích hợp nhất là từ 7 – 12 tuổi vì lúc này, răng và xương hàm của trẻ còn mềm nên sẽ dễ dàng tác động và điều chỉnh dù trẻ bị khớp cắn ngược do răng hay do xương hàm. Bởi vậy, khớp cắn ngược có thể khắc phục dễ dàng, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện cũng thấp hơn.

Khớp cắn ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khớp cắn ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?

Để chỉnh khớp cắn ngược cho trẻ, niềng răng là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất. Vì nó có nhiều ưu điểm như:

  • Hiệu quả chỉnh nha cao, giúp răng trẻ được sắp xếp đúng vị trí trên cung hàm một cách hiệu quả, mang lại tính thẩm mỹ cao cho khuôn mặt, đảm bảo khả năng ăn nhai tốt hơn.
  • Niềng răng giúp răng dịch chuyển một cách an toàn, không gây tổn hại chân răng, xương hàm.
  • Vật liệu niềng răng lành tính, thân thiện với môi trường khoang miệng, không gây kích ứng nướu, lưỡi.
Khớp cắn ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khớp cắn ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?

Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ lâu dài cho hiệu quả vĩnh viễn. Chỉ cần thực hiện niềng răng 1 lần, trẻ sẽ có hàm răng đều, đẹp, chuẩn khớp cắn hơn, không lo tái phát về sau.

5. Cách phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ em.

Nhiều trường hợp trẻ bị khớp cắn ngược do di truyền. Trường hợp khác, cũng có nhiều trẻ khi mới mọc răng sữa không bị khớp cắn ngược nhưng về sau lại mắc triệu chứng này do những thói quen không tốt như: đẩy lưỡi, mút tay, trượt hàm, nghiến răng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi, phòng tránh khớp cắn ngược cho trẻ bằng cách:

Khớp cắn ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khớp cắn ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Để ý bé trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu trẻ có các thói quen xấu như đẩy lưỡi, gặm mút tay, trượt hàm, ngủ nghiến răng,… thì cần loại bỏ ngay.
  • Theo dõi cẩn thận lịch thay và mọc răng của bé, nếu thấy dấu hiệu răng mọc lệch, cần đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
  • Nếu phát hiện tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ, cần đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín tìm cách khắc phục sớm để đạt kết quả chỉnh nha tốt nhất.

Để khớp cắn ngược không dẫn đến những ảnh hưởng xấu về sau ở trẻ em, hãy nhận biết dấu hiệu và có cách khắc phục tình trạng này từ sớm bằng cách đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn kịp thời. Điều trị sớm và đúng cách để giúp trẻ có nụ cười tự tin, hàm răng đều đẹp trong tương lai.

Nha Khoa Việt Nha – Đồng Hành Cùng Nụ Cười Bạn.

Website: nhakhoavietnha.com

Fanpage: Nha khoa Việt Nha

Hotline: 1900 0141 – 0838 808 818 – 0707 808 818

THỜI GIAN LÀM VIỆC: – Thứ 2-7: 8h00 – 20h00 ( Toàn hệ thống ) – Chủ nhật: 8h00 – 12h00 ( Chi Nhánh Tân Bình)

Từ khóa » Hình ảnh Răng Khớp Cắn Ngược