Cần Sớm Chấm Dứt Dạy Học Theo Văn Mẫu - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
- Xã hội
- Chính trị
- Tin tức
- Phóng sự
- Kinh tế
- Thị trường
- Doanh nghiệp
- Đầu tư
- Tài chính - Chứng khoán
- Sóng xanh
- Địa ốc
- Đô thị - Dự án
- Thị trường - Doanh nghiệp
- Nhà đẹp - Kiến trúc
- Chuyên gia - Tư vấn
- Media Địa ốc
- Sức khỏe
- Y khoa
- Thuốc tốt
- Khỏe đẹp
- Giới tính
- Thế giới
- Phân tích - Bình luận
- Chuyện lạ
- Giới trẻ
- Nhịp sống
- Cộng đồng mạng
- Tài năng trẻ
- Pháp luật
- Bản tin 113
- Pháp đình
- Thể thao
- Bóng đá
- Hậu trường thể thao
- Golf
- Người lính
- Xe
- Thị trường xe
- Đánh giá xe
- Cộng đồng xe
- Tư vấn
- Văn hóa
- Tin văn hóa
- Câu chuyện văn hóa
- Sách
- Sổ bụi
- Giải trí
- Sao
- Hậu trường sao
- Video
- Đẹp
- Giáo dục
- Cổng trường
- Tuyển sinh
- Du học
- Khoa học
- Hoa hậu
- Tin tức
- Ảnh
- Video
- Hậu trường hoa hậu
- Bạn đọc
- Điều tra
- Diễn đàn
- Hồi âm
- Nhân ái
- Video
- Thời sự
- Showbiz-TV
- Thời tiết
- Thị trường
- Thể thao
- Quân sự
- Mutex
-
- Nhật báo
- Hàng không - Du lịch
- GOLF QUỐC GIA
- Ảnh
- Podcast
- Longform
- Infographics
- Quizz
- TÂM VIỆT
- Nhịp sống phương Nam
- Nhịp sống Thủ đô
- Tôi nghĩ
- Tết Việt
- Giáo dục
- Cổng trường
- Tuyển sinh
- Du học
Những bài làm văn na ná nhau
Cô Trần Thành, giáo viên Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), nhận định, dạy học văn theo bài mẫu đã trở thành căn bệnh trầm kha do giáo viên chạy theo thành tích. Học sinh được giáo viên rèn để viết văn theo kiểu rập khuôn từ tiểu học. Tả về bà thì nhất định phải tóc trắng, lưng còng; tả về cây cối thì phải nhìn từ xa cây thế nào rồi lại gần trông ra sao… Học sinh cứ chép dài, đủ ý sẽ được điểm 10. Càng nhiều học sinh đạt mức điểm cao càng tốt, trong khi không chú trọng dạy các em cách đọc hiểu văn bản, cảm thụ tác phẩm và có suy nghĩ, góc nhìn riêng.
17 năm dạy bộ môn Ngữ văn, cô Đào Thị Thanh, giáo viên Trường THPT Quảng Xương 1 (Thanh Hoá), nói rằng, học sinh lên lớp 10 có tới 70% em có thói quen làm văn theo bài mẫu; nhiều em lười đọc sách, không có thói quen đọc tác phẩm trước khi đến lớp, tư duy non nớt, diễn đạt thụ động. Đa số học sinh các khối lớp tự nhiên chỉ học bằng cách ghi nhớ ý chính để đạt mức điểm cần thiết cho năm học hoặc tốt nghiệp THPT. Có giáo viên luyện thi đọc y nguyên bài văn mẫu cho học sinh chép và đọc thuộc. Khi đi thi, các em chỉ cần nhớ lại và chép đúng sẽ đạt điểm cao. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ khiến học sinh chán ghét môn học thuộc, giết chết sự sáng tạo của các em.
Cô Nguyễn Thị Hằng Nga, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội), nói rằng, nhiều năm nay, học sinh được tôi luyện trong các lớp học, lò luyện để tạo ra những bài làm văn na ná nhau. Khi đi chấm thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội, cô thấy nhiều bài văn sao chép y nguyên bài mẫu.
Mới đây, tại hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai kế hoạch năm học mới giáo dục trung học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu, năm học mới, các Sở GD&ĐT phải hướng đến tinh thần học thật, thi thật. Các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, nhà trường cần triển khai việc học, kiểm tra, đánh giá sao cho đúng, thực chất và chấm dứt dạy học văn theo bài mẫu, văn mẫu.
Thay đổi cách ra đề kiểm tra, đánh giá
TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), cho rằng, nếu dạy học theo văn mẫu kéo dài, cả thầy và trò sẽ không thể phát triển năng lực, thậm chí tính cách cá nhân; không ai thấy xúc động khi dùng văn mẫu của người khác để dạy hay học, văn mẫu mài mòn xúc cảm. “Khi học sinh được bộc lộ chân thực, hồn nhiên là cơ hội để thầy hiểu trò, cha mẹ hiểu con cái, cũng tạo điều kiện để thầy cô có thể uốn nắn những suy nghĩ, xúc cảm, nhận thức nếu còn lệch lạc của các em, khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh một cách nhẹ nhàng, khéo léo, không áp đặt”, cô Tuyết nói.
Cô Nga thừa nhận, dù biết dạy học sinh theo bài mẫu là triệt tiêu sự sáng tạo của các em nhưng giáo viên vẫn phải dạy. Nhiều năm nay, cách ra đề thi của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT vẫn yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức, quanh quẩn các tác phẩm trong SGK. Đáp án chấm môn Ngữ văn có ba-rem, hướng dẫn chấm dù mở nhưng cũng có phần bó buộc giáo viên nhặt đúng ý, cho điểm. Theo cô Nga, nếu Bộ GD&ĐT muốn chấm dứt việc học văn theo bài mẫu, đầu tiên, Bộ và các Sở GD&ĐT phải thay đổi hoàn toàn cách ra đề trong các kỳ thi quan trọng. Ngay từ đầu năm học, ra các bộ đề mẫu để giáo viên tham khảo và hướng dẫn cách dạy, khuyến khích học sinh sáng tạo trong bài làm.
Cô Thanh nhận định, cách dạy học sinh rập khuôn theo văn mẫu cũng khiến giáo viên dần thui chột, không sáng tạo trong các giờ lên lớp. Mỗi giờ học chỉ có 45 phút, giáo viên không tâm huyết sẽ chỉ nói những ý cơ bản, cốt lõi cho xong. Do đó, khi đổi mới, giáo viên cũng buộc phải tìm tòi, đọc nhiều tác phẩm, văn bản ngoài SGK hơn, quan tâm hơn đến chuyện thời sự, các chủ đề khác trong cuộc sống, từ đó có chất liệu phong phú đưa vào bài học. “Nhà trường cần khuyến khích các em đọc sách, có các CLB văn để sinh hoạt, trao đổi với nhau. SGK mới từ lớp 6 hiện nay cũng đã bắt đầu đổi mới phương thức dạy học, yêu cầu học sinh có những cách tiếp cận khác nhau, đưa nhiều tác phẩm mới vào. Hy vọng đây sẽ là luồng gió mới để đổi mới cách dạy văn, học văn. Phía Bộ GD&ĐT cũng như các Sở phải thay đổi cách ra đề thi vì cách dạy học hiện nay là học để thi”, cô Thanh nói.
Giáo viên buộc dạy theo văn mẫu do cách ra đề của Bộ GD&ĐT? 18/08/2021 Vì sao Bộ trưởng Giáo dục yêu cầu chấm dứt học theo văn mẫu? 17/08/2021 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chấm dứt học Văn theo bài mẫu 13/08/2021 Hà Linh Xem nhiềuGiáo dục
Nghi vấn hiệu trưởng không đi làm cả tháng vì bị...đòi nợ
Giáo dục
Học sinh 'quay xe' dồn sức cho thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục
Thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học 2025: Nỗi lo kép của học sinh
Xã hội
Điều tra vụ nhóm học sinh cấp hai dùng gậy bóng chày đánh gãy mũi bạn học
Giáo dục
Công ty du học 'chui' mời người nước ngoài đến tư vấn khách hàng
Tin liên quanBộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chấm dứt học Văn theo bài mẫu
MỚI - NÓNG50 cá nhân có công trạng với TPHCM được vinh danh
Nhịp sống phương Nam TPO - UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét chọn 50 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TPHCM trong giai đoạn 1975 - 2025. Hoạt động này nhằm hướng tới nhằm hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).Bảng giá đất mới của Bắc Giang, nhiều nơi hàng trăm triệu đồng/m2
Địa ốc TPO - Giá đất ở khu vực đô thị và ven các trục đường giao thông theo quy định mới ở Bắc Giang cao nhất là 120 triệu đồng/m2, trong khi thị trường giao dịch tới gần 300 triệu đồng/m2.Một nạn nhân trong vụ hơn 300 người ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu đã tử vong
Sức khỏe TPO - Một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu đã tử vong. Hiện tại, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang chờ báo cáo chính thức từ Bệnh viện Bà Rịa. Bộ GĐ&ĐT Ra đề thi Văn mẫu Dạy hoc Học văn theo bài mẫuTừ khóa » Dạy Học Rập Khuôn
-
Học Kiểu "rập Khuôn" Có Tốt? - Hànộimới
-
Khi Giáo Viên Rập Khuôn - Tuổi Trẻ Online
-
Sự Thất Bại Của Giáo Dục Rập Khuôn Kiểu Mỹ
-
Cách Dạy Văn Trong Trường đang Góp Phần Rập Khuôn Văn Học
-
Khi Người Thầy Dạy Học Như Cái Máy | Báo Dân Trí
-
Giáo Dục Thay đổi Từ đâu Khi Vẫn Còn… Khuôn Mẫu? | Báo Dân Trí
-
Rập Khuôn Là... Giỏi! - Kỳ 3: Thụ động Trước Cuộc Sống
-
Bộ Trưởng GD&ĐT: Xóa Bỏ Phương Pháp Rập Khuôn, Sáo Rỗng
-
RẬP KHUÔN LÀ CAI TÙ CỦA TỰ DO VÀ LÀ KẺ THÙ CỦA PHÁT ...
-
Đại Học Fulbright Việt Nam: Rập Khuôn Hay Sáng Tạo?
-
Triển Khai Phương Pháp Dạy Học Theo VNEN Còn Rập Khuôn, Máy Móc
-
Bộ GD&ĐT: Nhiều Phương Pháp Dạy Chưa Phù Hợp Với Chương ...
-
Bắt Trẻ Học Xuất Sắc để Làm Gì? - Tổ Chức Giáo Dục IEG
-
Bỏ Thi Kiểu Rập Khuôn Môn Văn: Vừa Mừng Vừa Lo - Báo Phụ Nữ
-
Chuyện Học Văn Mẫu - Sẽ Triệt Tiêu Nạn Dạy Và Học “rập Khuôn”?
-
Tránh Tư Duy Dập Khuôn Trong Dạy Thực Hành Hóa Học