Cặn Thận Gây Sỏi Thận

Cặn thận là những sạn nhỏ, chất cặn, chất thải tồn đọng trong thận. Khi trong thận ứ đọng quá nhiều cặn thì nguy cơ hình thành sỏi thận rất cao. Sỏi hình thành trong thận, đường tiết niệu lâu năm gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

 

Biểu hiện khi bệnh nhân có cặn thận

 

Các chất cặn đóng lại trong thận sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu như:

 

-          Nước tiểu màu đục, có mùi

-          Đau bụng, đau buốt từ vùng thắt lưng xuống hai bên mạn sườn, vùng bẹn

-          Hay đổ mồ hôi, run

-          Buồn nôn. nôn, mệt mỏi.

 

Biến chứng khi cặn thận ứ đọng trong thời gian dài

 

- Cặn thận gây ứ tắc đường tiết niệu, khi đó thận phải tăng cường hoạt động để co bóp đẩy cặn cùng nước tiểu ra ngoài. Khi cặn gây tắc đường niệu, nguy cơ ứ đọng nước tiểu ở thận tăng lên dẫn đến một số các biến chứng như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng thận và nếu kéo dài sẽ gây suy thận – biến chứng nghiêm trọng nhất.

 

- Nếu cặn trong thận tích tụ quá nhiều, sỏi sẽ hình thành và có xu hướng tăng kích thước theo thời gian nếu không được điều trị. Sỏi có trong thận hay đường tiết niệu ngoài gây tắc nghẽn và gây ứ đọng nước tiểu thì khi cọ xát vào niêm mạc gây ra các tổn thương, viêm nhiễm, các cơn đau quặn thận, rối loạn tiểu tiện. Sỏi thận khi gây ra các biến chứng thì không chỉ đơn giản là bệnh lý liên quan đến thận và đường tiết niệu mà ảnh hưởng đến chất lượng sống và tính mạng bệnh nhân.

 

Những lưu ý khi có cặn thận

 

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể (trung bình khoảng 2lít nước/ngày) để tăng lọc các chất cặn trong thận, ngăn hình thành sỏi.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa và điều trị cặn thận (lúa mạch, yến mạch, gạo lứt,…cùng rau củ quả).
  • Luyện tập thể dục thể thao phù hợp để làm giảm nguy cơ một số bệnh lý như: thừa cân, béo phì, mỡ máu,…Theo nghiên cứu, những đối tượng mắc những bệnh lý trên thì nguy cơ bị cặn thận, sỏi thận cao hơn.

 

Ngoài ra, bạn cần chú ý kiêng khem một số loại thực phẩm bao gồm:

 

  • Tránh ăn mặn vì ăn mặn gây dư thừa muối dễ lắng đọng tạo sỏi và khiến thận phải làm việc quá tải.
  • Hạn chế những chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…Những chất này dễ gây hình thành sỏi, đặc biệt trên cơ địa người từng bị sỏi.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu oxalate (rau cần tây, củ cải, rau bina, gan, các loại đậu,…) do oxalate dư thừa sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo sỏi canxi oxalate.
  • Nên giảm bổ sung vitamin C vì chuyển hóa vitamin C tạo ra oxalate là một thành phần tạo sỏi.
  • Hạn chế ăn mỡ và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì nó làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, huyết áp và mỡ máu; giảm chức năng trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể.

Bệnh cặn thận ban đầu có thể không gây nguy hiểm nhưng lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh sỏi thận. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra thận có nhiều cặn tích tụ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm và triệt để. Loại bỏ cặn thận ra ngoài sớm giúp giảm được nguy cơ hình thành sỏi thận và phòng tránh các biến chứng do sỏi thận sau này.

 

 

 

SIRNAKARANG F - THUỐC ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN THẾ HỆ MỚI (98.000đ / hộp) Thuốc chữa sỏi thận Sirnakarang F - Tán sỏi thận sỏi mật hiệu quả (98.000đ / hộp) 1 liệu trình 12 hộp 2 liệu trình 24 hộp Đặt hàng

Từ khóa » Cặn Vôi 2 Thận Là Gì