Cẩn Thận Với Sản Phẩm Thủy Tinh Nhiễm độc - VnEconomy
Có thể bạn quan tâm
Trở lại trang chủ
Tiêu & Dùng
Thị trường Thủy tinh thường được nung trên 1.000 độ C nên sản sản phẩm hình thành thường trong suốt, không màu. Trong quá trình tạo ra thành phẩm cung cấp ra thị trường, nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận cá nhân đã cho thêm chì cùng chất tạo màu nhằm giảm cả nhiệt độ nung để vừa tiết kiệm năng lượng vừa cho ra những bộ ly, chén, đĩa, cốc, hũ thủy tinh… có hoa văn bắt mắt thu hút thị hiếu người tiêu dùng.Dạo quanh các địa điểm bày bán ly thủy tinh, có thể thấy, ngoài mẫu mã, hình dáng đa dạng, bắt mắt, các sản phẩm ly thủy tinh còn hấp dẫn về giá cả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không tìm hiểu kĩ càng, người dùng có thể mua phải các sản phẩm bằng thủy tinh của Trung Quốc. Tuy vừa rẻ, vừa đẹp nhưng chúng lại rất độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.Ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, các loại cốc có xuất xứ từ Trung Quốc cũng được bày bán tràn lan. Phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ lâu được biết đến là khu kinh doanh các mặt hàng gia dụng như cốc, chén, bát đĩa với đủ chất liệu nhựa, sứ, thuỷ tinh… Trong đó, có nhiều loại cốc thuỷ tinh in hoa văn, màu sắc bắt mắt với giá bán rất rẻ, từ 10 – 30 nghìn đồng/chiếc, trong khi cùng chủng loại nhưng có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản… giá thấp nhất cũng ở mức 50 nghìn đồng/chiếc.Trong công nghệ sản xuất đồ thủy tinh, gốm sứ, để trang trí họa tiết hoa văn trên bề mặt đồ vật như cốc, chén, bát... người ta thường dùng chất tạo màu có nguồn gốc từ những kim loại như: Cadmi tạo màu vàng, da cam; Crôm tạo màu xanh lá cây, cỏ úa hoặc màu bộ đội; Sunfat bari cho màu trắng sơn... Những chất này khá độc với cơ thể con người. Ngoài ra, còn có oxit sắt 3; Oxit manga để tạo màu vàng nhưng các chất này ít độc hại hơn.Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng phòng quản lý Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (thuộc Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường Chất lượng TP.HCM) khuyên người tiêu dùng hết sức cẩn thận khi mua sản phẩm thủy tinh, tránh bị "mê hoặc" bởi giá bán và mẫu mã. Bởi trong đợt lấy mẫu xét nghiệm vừa rồi của cơ quan chức năng cho thấy hàng kém chất lượng ngoài thị trường là rất lớn, cả 9/9 mẫu lấy tại TP.HCM mang đi xét nghiệm đều cho kết quả là có chứa hàm lượng độc tố chì (Pb), kim loại nặng cadimi (Cd) cao gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn tham khảo.Ngoài ra, vì các sản phẩm thủy tinh chưa nằm trong danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng nên chưa thể buộc các đơn vị kinh doanh, phân phối, sản xuất thu hồi và cũng không thể xử phạt các đơn vị này. Khi chọn mua, người tiêu dùng phải tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách lưu ý:- Thuỷ tinh có chì sẽ trong suốt hơn, lấp lánh hơn. Đặc biệt đối với những loại thủy tinh muốn khắc hoa văn sặc sỡ thì càng phải sử dụng nhiều chì để tăng độ màu.- Đồ thủy tinh chứa nhiều chì (như ly, cốc...) khi gõ vào thường có âm thanh rất vang (tiếng coong coong) như tiếng hàng kim khí; trong khi sản phẩm thủy tinh nguyên chất thì không có âm như vậy.- Ngâm đồ thủy tinh vào dung dịch giấm ăn trong khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ, nếu đồ thủy tinh có dấu hiệu trắng ra hay dung dịch giấm đổi màu thì chứng tỏ đồ thủy tinh có nhiễm độc.- Chỉ nên mua bát đĩa, chai lọ thủy tinh chất lượng cao, màu trắng trong suốt, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, hàm lượng chì trong đồ thủy tinh lớn, gặp điều kiện thuận lợi có thể thôi ra, thâm nhập và tích lũy trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, máu, gây nhiễm độc nặng, thậm chí tử vong. Nếu tiếp xúc với môi trường axít, kiềm, hoặc nhiệt độ cao các nguyên tử bề mặt có xu hướng tách ra hòa lẫn vào thực phẩm, nước. Nhiệt càng cao, chì càng bị kích hoạt tách ra nhiều hơn. Hàm lượng chì ở ly, cốc, bát đĩa có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da khi người cầm, nắm sản phẩm.Từ khóa » Thủy Tinh Có An Toàn Không
-
Đồ Thủy Tinh Dùng Lâu Có Gây Hại Hay Không? | Sapakitchen
-
Tìm Hiểu Về Chất Liệu Thuỷ Tinh Trong Sản Xuất đồ Gia Dụng
-
Lựa Chọn Thuỷ Tinh đựng Thực Phẩm An Toàn
-
Ưu Nhược điểm Của đồ Thuỷ Tinh, Lưu ý Khi Sử Dụng đồ Thuỷ Tinh
-
Bảo Quản Nước Uống Trong Chai Thủy Tinh Có An Toàn Không? - PLO
-
Cách Chọn Và Sử Dụng đồ Thủy Tinh An Toàn
-
Cách Phân Biệt đồ Thủy Tinh An Toàn Cho Sức Khỏe!
-
Cách Chọn Và Sử Dụng Chai Lọ Thủy Tinh An Toàn Đúng Cách
-
Nhiễm độc Chì Nếu Dùng Bình Thủy Tinh Không Rõ Nguồn Gốc
-
Đựng Thực Phẩm Trong đồ Thủy Tinh, ổn Không? - Tuổi Trẻ Cười Online
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Thủy Tinh An Toàn
-
5 LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CỦA THỦY TINH
-
Sợi Thủy Tinh Là Gì? Có độc Hại Không? đặc điểm, ứng Dụng
-
Phát Hiện được đồ Thủy Tinh Nhiễm độc Hay Không Nhờ Mẹo Hay Này