Cẩn Trọng đầu Tư Trước Hiệu ứng Brexit

Chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển - Giám đốc Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng: Không lo ngại việc đô la hóa và vàng hóa

Trước sự suy thoái kinh tế của thế giới đã làm cho giá vàng quay đầu trở lại. Nhưng giá vàng cũng quay đầu ở mức không quá cao, một phần giao dịch chủ yếu của khách hàng vẫn là nhu cầu thực, mặt khác đồng đô la vẫn mạnh và sẽ không yếu đi. Một khi đồng đô la không yếu thì tức là, vàng không có cơ sở để lên nhiều. Hơn nữa, giá vàng có sự tương đồng với đô la và giá dầu, mà giá dầu đang ở mức quanh 50 USD/thùng, đến cuối năm khả năng cũng không tăng lên hơn. Như vậy, tôi cho rằng bài toán về Brexit cùng lắm 2 -3 tháng nữa sẽ hết dư chấn, và giá vàng có tăng cũng chỉ tối đa khoảng 2 tháng mà thôi, sau đó nó sẽ điều chỉnh gần bằng giá vàng quốc tế.

Ngoài ra, có thể xuất hiện một lượng cầu vàng do tâm lí giá vàng tăng. Nguyên nhân, BĐS bắt đầu chững lại nên người ta không thích đầu tư BĐS nữa và xuất hiện một lực mua vàng, nhưng lực mua vàng sẽ không lớn. Tức là, nó sẽ kéo dài trong vòng 1 tháng nữa và sẽ xuống lại, nên giá vàng Việt Nam nếu có tăng bây giờ thì tăng hơi mạnh, nhưng cũng do ảnh hưởng những yếu tố trên, sẽ không có nguồn tiền nhiều để mua nên giá vàng sẽ không tăng kéo dài.

Chưa kể, việc điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ vẫn rất tốt, việc cung tiền cũng sử dụng hợp lý, không in tiền ra thêm nữa nên Việt Nam đồng vẫn còn giá trị. Đây vẫn là đồng tiền chính trong việc lưu thông sản xuất cũng như gửi ngân hàng. Theo đó, dù người dân vẫn còn thích vàng hay đô la thì cũng ở chừng mực đó thôi. Với những yếu tố trên, tôi cho rằng không lo ngại việc đô la hóa và vàng hóa do hiệu ứng Brexit. Và nếu nó có xảy ra thì không phải do lỗi của vàng và đô la mà do mình không giữ được giá trị của đồng tiền.

Từ khóa » Hiệu ứng Brexit