Cần ưu Tiên Vốn đầu Tư Cầu đường Sắt Vượt Sông Hồng
Có thể bạn quan tâm
Cầu Long Biên được đưa vào sử dụng từ năm 1902, trải qua hơn 1 thế kỷ cầu đang xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Trịnh Xuân Giang) |
Chưa kể, đây là cây cầy huyết mạch ngắn nhất nối các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn với đường sắt quốc gia đi qua nội đô Hà Nội với tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Hiện nay, hàng hóa từ tuyến phía Đông đi tuyến phía Nam (Hà Nội – TP.HCM) phải đi đường vòng vành đai phía Tây (cầu Thăng Long). Theo đó, hành trình vận chuyển từ Gia Lâm - Yên Viên - Đông Anh - Bắc Hồng - cầu Thăng Long - Hà Đông - Văn Điển và về ga lập tàu là Giáp Bát. Quãng đường đi vòng này khiến hành trình các đoàn tàu phải kéo dài thêm 60 km.
Tương tự, hàng hóa từ tuyến phía Nam ngược ra cũng phải đi theo tuyến đường sắt vành đai phía Tây để lên các tuyến biên giới. Vì vậy, nếu đoàn tàu đi từ Hà Nội tới Lào Cai sẽ xa thêm 40 km, còn đi Hà Nội - Lạng Sơn xa thêm 50 km.
Theo dự tính của VNR, việc các tuyến đường sắt di chuyển theo tuyến vành đai phía Tây sẽ đội chi phí lên rất nhiều, nhưng không còn cách nào khác bởi ở Hà Nội, ngoài cầu Long Biên thì chỉ có cầu Thăng Long là cầu đường sắt vượt sông Hồng.
Do đó, rất cần xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng, để kết nối các tuyến đường sắt quốc gia phía Đông, phía Bắc với các tuyến phía Nam, rút ngắn quãng đường và không phải đi qua tuyến đường sắt xuyên tâm Hà Nội.
Được biết, không phải bây giờ khi cầu Long Biên xuống cấp, ngành đường sắt mới đặt ra vấn đề cần xây dựng cầu mới vượt sông Hồng để đáp ứng nhu cầu vận tải. Mà các quy hoạch trước đây đều xác định, khi Hà Nội hoàn thành xây mới nhiều cầu đường bộ vượt sông Hồng, sẽ không tổ chức vận tải đường bộ qua cầu Long Biên nữa.
Dù đã đề xuất làm đường sắt vượt sông Hồng nhiều năm trước, song thời điểm đó còn nhiều vấn đề tranh cãi liên quan tới vị trí xây dựng cầu chưa được thống nhất. Sau đó, UBND TP. Hà Nội đã trình Chính phủ phương án đặt vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng của tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi cách cầu Long Biên về phía thượng lưu 75m.
Cũng theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 đang trình Bộ GTVT, khi không sử dụng cầu Long Biên để kết nối đường sắt quốc gia, sẽ xây dựng tuyến đường sắt vành đai phía Đông Hà Nội theo hướng Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Yên Viên - Bắc Hồng, trong đó có đoạn từ Ngọc Hồi (tuyến phía Nam) đến Lạc Đạo (tuyến phía Đông).
Kết nối giữa hai ga này sẽ có cầu đường sắt gần vị trí cầu Thanh Trì. Khi hoàn thành tuyến vành đai phía Đông sẽ thay thế toàn bộ đoạn tuyến qua cầu Long Biên hiện có.
Dự thảo quy hoạch đang đề xuất ưu tiên bố trí vốn để đầu tư xây dựng tuyến vành đai phía Đông này trong giai đoạn 2021 - 2030, với nhu cầu vốn khoảng 8.100 tỷ đồng. Sau khi quy hoạch mạng lưới và đề xuất này được phê duyệt, đến giai đoạn lập quy hoạch chi tiết mới xác định chi tiết vị trí cầu đường sắt mới và lập dự án đầu tư./.
Từ khóa » Cầu đường Sắt Tại Hà Nội
-
Cận Cảnh 2 Cây Cầu “nhiều Tuổi” Nhất Hà Nội Bắc Qua Sông Hồng
-
Đường Sắt đô Thị Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tuyến Số 3 (Đường Sắt đô Thị Hà Nội) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đồng ý Xây Mới Cầu đường Sắt Trên Tuyến Hà Nội-Đồng Đăng
-
Phê Duyệt Thiết Kế Kiến Trúc Công Trình Cầu Đuống đường Bộ, đường ...
-
Hà Nội Và Nghịch Lý Giao Thông Kết Nối: Cầu đường Bộ Bỏ đường Sắt ...
-
Hơn 800 Tỷ đồng Cải Tạo, Nâng Cấp đường Sắt Hà Nội - Vinh
-
Ngắm Cầu Long Biên Trước đề Xuất Xây Cầu đường Sắt Mới Vượt ...
-
[PDF] (4) Dự án Nâng Cao An Toàn Các Cầu đường Sắt Tuyến Hà Nội - JICA
-
Bộ GTVT đồng Thuận Việc Xây Mới Cầu đường Sắt Y Na (Bắc Ninh)
-
Xây Cầu đường Sắt Vượt Sông Hồng: Cần Phải Bảo Tồn Di Sản
-
Năm Dự án đường Sắt đô Thị đang Triển Khai ở Hà Nội - VnExpress
-
Thông Tin - Ban Quản Lý Đường Sắt đô Thị Hà Nội