Hà Nội Và Nghịch Lý Giao Thông Kết Nối: Cầu đường Bộ Bỏ đường Sắt ...
Có thể bạn quan tâm
Ứng xử với tuyến đường thủy lớn huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Đường thủy nội địa miền Bắc có 18 tuyến chính trên 49 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.028 km, công suất vận tại hàng hóa dự kiến đến 2030 đạt 199 triệu tấn/ năm(1). Hà Nội là tâm điểm của mạng lưới đường thủy Bắc bộ với 356 km trên các sông lớn (Hồng, Đà, Đáy, Công, Cầu), còn 131 km các sông nhỏ hơn có thể khai thác vận chuyển du lịch kết hợp thủy lợi, cảnh quan môi trường.
Giao thông đường thủy Bắc bộ vốn là thế mạnh, nhu cầu gia tăng mạnh mà mang lại nhiều lợi ích môi trường sinh kế bền vững.
Năm 2011, Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội (QHC 1259) vẽ ra Hành lang Xanh chiếm 70% trong tổng diện tích 3.432 km2 trong đó chỉ ra vai trò quan trọng của 9 con sông chảy quanh Hà Nội. Không chỉ lợi thế về đường thủy, mặt nước các sông còn có vai trò trọng yếu đảm bảo cho vùng sản xuất nông nghiệp, riêng trong Hành lang Xanh đang có 2 triệu người, mà còn đảm bảo chu trình tuần hoàn sinh thái cho gần 10 triệu người dân Thủ đô.
Nhận ra tầm quan trọng của đường thủy là vậy nhưng thành phố có vẻ chưa quan tâm đầu tư phát triển. Kế hoạch đầu tư cho đường thủy tới 2020 chỉ bằng 1% đường sắt và đường bộ (4/470 nghìn tỷ đổng). Vậy mà thực tế thực hiện còn đáng buồn hơn. Báo cáo rà soát đánh giá viêc thực hiện QHC 1259 sau 10 năm (2011-2021) còn chỉ ra bất cập: “Vận tải đường thủy, đường bộ bị hạn chế do vướng tĩnh không cầu Long Biên và cầu Đuống”.
Hạn chế đã không được khắc phục mà còn trầm trọng hơn khi dồn dập công bố các dự án xây cầu lớn có tĩnh không thấp hơn cầu Thăng Long (11,1m) và các cầu khác nhằm đảm bảo cho tàu 3.000 tấn đi qua an toàn khi nước lớn. Cầu Đuống mới được thiết kế tĩnh không cầu đường bộ 9,5m còn bên cạnh cầu đường sắt là 7m.
Cầu Đuống cũ xây cách đây 100 năm đã là cầu quay cho tàu lớn vượt qua khi mùa nước. Cầu Trần Hưng Đạo vẽ tĩnh không 9,5 m mà theo lý giải của lãnh đạo Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) – đơn vị thiết kế cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng, thì căn cứ "theo quy hoạch thoát lũ và quy chuẩn đường thủy mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”(2). Trong khi đó, Luật giao thông đường thủy nội địa quy định “Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc phân loại, phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật, công bố tuyến đường thuỷ nội địa và quy định việc tổ chức quản lý đường thuỷ nội địa.”
Cầu Trần Hưng Đạo và cầu Đuống không chỉ cần vẽ đẹp cho ô tô mà cần mang lại ích lợi cho đường thủy, đường sắt, an toàn giao thông đô thị, đa phương tiện.
Cầu chưa xây mà đã ngổn ngang bất cập
Cầu Trần Hưng Đạo với thiết kế ban đầu được công bố đã gây xôn xao dư luận, trong đó không ít ý kiến của giới chuyên môn hữu quan không chỉ chê về mặt thiết kế mà còn chỉ ra những bất cập về kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu này có thể vi phạm pháp luật. Thành phố sau đó đã chỉ đạo các đơn vị hữu quan tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo và từ 1.3 vừa qua trưng bày và lấy ý kiến người dân. Theo quan sát của người viết, cây cầu đã được vẽ, trang trí lại tuy nhiên việc thêm các dàn thép uốn lượn đắt đỏ và khó khăn bảo trì mà nhiều người cho rằng rất “ẻo lả”. Tuy nhiên, nguy hơn là lối xuống cầu đổ thẳng 6 làn xe ô tô tốc độ 80 km/h vào trung tâm phố cũ, điều này có thể gây ùn tắc và nguy cơ mất an toàn cao, gia tăng ô nhiễm khí thải và tiếng ồn – xung đột trực tiếp với đề án hạn chế phương tiện vào trung tâm do thành phố Hà Nội triển khai từ 2019.
Cầu Đuống mới kéo thẳng đường nội thị bờ Nam hiện có rộng hơn 45 m, vượt sông bằng hai làn cầu x16m/ làn (trước mắt xây một làn 16m) sang bên bờ Bắc nối với đường cũ nhỏ bằng ½ bờ Nam. Các mặt cắt đường/ cầu mới khác nhau bề rộng tạo ra nguy cơ lớn xảy ra tai nạn giao thông. Đôi bờ sông cách nhau hơn 200 m là các khu dân cư dày đặc nhưng cầu mới không có lối đi an toàn cho người đi bộ và xe đạp - khả năng tiếp cận kém hơn cầu cũ.
Cầu đường sắt có tĩnh không để thấp hơn cầu đường bộ 2,5 m (9,5m -7m) chỉ đủ thoát lũ nhưng không thể thông thuyền. Đoạn đường sắt Yên Viên – Ngọc Hồi chạy qua cầu Đuống đã giao Hà Nội nghiên cứu đường sắt đô thị. Vì vậy, việc vẽ cầu Đuống mới có đường sắt đôi nhưng cầu thấp đã ngăn cản đường thủy lại thấp hơn đường sắt đô thị trên cao.
Cầu mới nắn lại hướng tuyến nên phải giải phóng mặt bằng với chi phí gần bằng cả xây lắp (790 tỷ/ 829tỷ đồng)… nhưng dự án lại bỏ qua phần lợi ích thu về từ mặt bằng đường dẫn cũ nay không dùng: vừa di dân tại chỗ vừa khai thác thương mại thu hồi vốn đầu tư. Chỉ tính riêng hai đầu cầu cũng đã có hàng chục ngàn mét vuông giá trị, còn tính 12 km đường sắt đô thị Yên Viên - Ga Hàng Cỏ thì có cả triệu mét vuông không gian đô thị thương mại dịch vụ trị giá có thể lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Phải chăng cách lập dự án giao thông chỉ tính đến tiêu tiền ngân sách mà không tính đến thu về giá trị gia tăng từ dự án đã lỗi thời?
Cầu Đuống mới không chỉ vẽ cầu mà cần tiếp cận tổng hợp nâng cấp giao thông với kiến trúc cảnh quan đô thị, gia tăng giá trị đất đai – không gian đô thị đồng bộ.
Nhận định về những hạn chế, bất cập trong quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam, Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị Về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cho thấy còn tính trạng “đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ; chưa phát huy và khai thác tốt các nguồn lực của chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị; sai phạm về quản lý đất đai trong phát triển đô thị diễn biến phức tạp.” (3). Soi chiếu vào các dự án xây cầu cầu Đuống mới và cầu Trần Hưng Đạo có nhiều điểm trùng hợp, do vậy thiết nghĩ cần “Đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch theo hướng quy hoạch đô thị phải có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch nông thôn; phân định rõ các vùng trong nội dung quy hoạch đô thị và áp dụng các công cụ kiểm soát phát triển theo quy hoạch và kế hoạch; gắn quy hoạch đô thị với nguồn lực thực hiện..." (3) theo Nghị quyết 06-NQ/TW.
Hà Nội mới vượt qua hai năm khó khăn do đại dịch lan tràn, nay bắt tay khởi động dự án lớn theo Nhiệm vụ quy hoạch Thủ đô giai đoạn 2021-2030 với định hướng tích hợp đa lợi ích, đa mục tiêu. Trong đó những cây cầu mới bắc qua sông Hồng, sông Đuống không chỉ vẽ đẹp mà cái chính là cần phải đáp ứng đúng mục tiêu nêu trên.
Trần Huy Ánh (Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội)
___________
(1) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-1829-QD-TTg-2021-phe-duyet-Quy-hoach-ket-cau-ha-tang-duong-thuy-noi-dia-493071.aspx
(2) https://tienphong.vn/tu-van-tedi-noi-gi-ve-nhung-y-kien-trai-chieu-xung-quanh-thiet-ke-cau-tran-hung-dao-post1378090.tpo
(3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-quyet-06-NQ-TW-2022-xay-dung-phat-trien-ben-vung-do-thi-Viet-Nam-2030-2045-502037.aspx
Từ khóa » Cầu đường Sắt Tại Hà Nội
-
Cận Cảnh 2 Cây Cầu “nhiều Tuổi” Nhất Hà Nội Bắc Qua Sông Hồng
-
Đường Sắt đô Thị Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tuyến Số 3 (Đường Sắt đô Thị Hà Nội) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đồng ý Xây Mới Cầu đường Sắt Trên Tuyến Hà Nội-Đồng Đăng
-
Phê Duyệt Thiết Kế Kiến Trúc Công Trình Cầu Đuống đường Bộ, đường ...
-
Hơn 800 Tỷ đồng Cải Tạo, Nâng Cấp đường Sắt Hà Nội - Vinh
-
Ngắm Cầu Long Biên Trước đề Xuất Xây Cầu đường Sắt Mới Vượt ...
-
[PDF] (4) Dự án Nâng Cao An Toàn Các Cầu đường Sắt Tuyến Hà Nội - JICA
-
Bộ GTVT đồng Thuận Việc Xây Mới Cầu đường Sắt Y Na (Bắc Ninh)
-
Xây Cầu đường Sắt Vượt Sông Hồng: Cần Phải Bảo Tồn Di Sản
-
Năm Dự án đường Sắt đô Thị đang Triển Khai ở Hà Nội - VnExpress
-
Cần ưu Tiên Vốn đầu Tư Cầu đường Sắt Vượt Sông Hồng
-
Thông Tin - Ban Quản Lý Đường Sắt đô Thị Hà Nội