Cảng Biển Busan Hàn Quốc Lớn Nhất - Bảo Hiểm Petrolimex

Cảng biển busan hàn quốc lớn nhất xứ sở kim chi tính đến thời điểm hiện tại. Cảng biển này cũng đang giữ vị trí là cảng biển lớn thứ 5 thế giới. Điều này cho thấy vị trí quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn của cảng biển phía đông Hàn quốc của vùng Đông bắc á này.

Mỗi năm, lượng hàng hóa trung chuyển qua cảng busan khoảng 20 triệu TEU với 43 bến cảng để tiếp nhận và xử lý 150 tàu container cùng lúc.

Xem thêm : Cước vận tải biển việt nam – busan 

cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi
cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi

Lợi thế của cảng Busan là nằm ở thành phố công nghiệp Busan nơi đang là đại bản doanh của nhiều hãng sản xuất như Renault Samsung Motors, Công nghiệp nặng Hanjin, ngân hàng Busan và hãng hàng không Air Busan.

Nội dung bài viết

  • Giới thiệu chung về cảng biển busan
    • Lịch sử hình thành cảng Busan
    • Vận tải biển tại cảng busan
      • Biển Gwangalli
  • Xây dựng cảng Busan mới
    • Quá trình xây dựng cảng Busan mới
    • Cơ sở hạ tầng cảng Busan hàn quốc
  • Thông tin cảng Busan hàn quốc mới
    • Các loại container cảng biển Busan hàn quốc tiếp nhận
  • Thông tin thêm cảng biển Busan hàn quốc có gì thú vị
    • ⭐️ Cảng Busan ở đâu ?
    • ⭐️ Mã cảng Busan là gì ?
    • ⭐️ Mua cước vận tải biển đi Busan giá rẻ ?

Giới thiệu chung về cảng biển busan

Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng nối giao thương giữa Hàn quốc và châu Á Thái Bình Dương khi tiếp nhận 40% hàng hóa container từ nước ngoài với Hàn quốc.

Lịch sử hình thành cảng Busan

Khu vựa này trước đây được gọi là quốc Geochilsan – một trong những trung tâm của những thủ lĩnh Thần hàn (Jinhan) vào thế kỉ 2-3. Sau đó, vùng này trở thành một phần của vương quốc Tân La và đổi tên thành quận Geochilsan.

Xem thêm: Cảng Incheon hàn quốc có gì thú vị

Vào đầu thế kỉ 15, chính quyền Triều Tiên chọn Busan là điểm giao thương với Nhật Bản và cho phép người Nhật được định cư, sinh sống tại đây.

Sau chiến tranh Nhật-Hàn, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được tái thiết lập năm 1607. Triều Tiên cho phép Waegwan được tái xây dựng và phát triển nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa hai nước. Năm 1876, Busan trở thành thương cảng quốc tế đầu tiên của bán đảo Triều Tiên.

Năm 1924, xe lửa chạy bằng hơi nước xuất hiện đầu tiên ở Busan. Busan chính thức giành được độc lập vào tháng 8/1945. Đến năm 1963, Busan được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương và trở thành thành phố trung ương vào năm 1995.

cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi
cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi

Vận tải biển tại cảng busan

Cảng Busan nằm ở cửa sông Naktong, Hàn Quốc. Đây là cảng container lớn thứ năm thế giới và là cảng trung chuyển lớn nhất đông bắc Á.

Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), ngoài thành phố Jeju, Busan cũng là thành phố không bị quân đội miền Bắc chiếm giữ. Sau khi kết thúc chiến tranh Busan trở thành một thành phố tự trị và là trung tâm của các ngành công nghiệp lớn của Hàn Quốc như đóng tàu, sản xuất ô tô, thép, điện tử, hóa chất, đồ gốm và giấy.

Xem thêm: Các điểm giao dịch của ngân hàng Vietcombank

Jagalchi thực tế chỉ là một con ngõ dài và hẹp chạy song song với vịnh. Ngay sau khi rời tàu điện ngầm tại ga Jagalchi, đi thẳng ra biển, bất kỳ ai, dù là lần đầu tới đây, cũng dễ dàng nhìn thấy khu chợ sầm uất. Khác với nhiều chợ cá khác, Jagalchi có không khí trong lành. Chỉ có một chút vị mặn mặn của biển cả, thay vì mùi tanh, nồng của hải sản. Khi dạo một vòng quanh khu chợ, người ta dễ dàng bắt gặp cảnh du khách dạo chơi tại đây

Biển Gwangalli

Bãi biển Gwangalli sở hữu chiều dài lên đến 1,4km, rộng 64m và nổi tiếng bởi những bãi cát mịn màng. Từ bờ biển, bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon, truyền thống được chế biến từ hải sản tươi sống. Cây cầu Gwangan rộng lớn, tấp nập phương tiện đi lại và khách du lịch bởi hệ thống đèn chiếu khổng lồ với hơn 100000 màu sắc khác nhau

cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi
cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi

Xây dựng cảng Busan mới

Tháng 1 năm 2004 Ban quản lý Cảng Busan (BPA) đã được thành lập nhằm phát triển, quản lý và điều hành cảng Busan nhằm đưa cảng Busan trở thành một hải cảng tầm cỡ thế giới và đến tới nay tham vọng đó đã trở thành hiện thực.

Tới nay, cảng Busan đã đảm nhận bốc xếp gần 40% tổng lượng hàng hóa vận tải biển của Hàn Quốc, 80% lượng hàng hóa container và 42% sản lượng thủy sản. Mỗi ngày cảng đón nhận gần 130 tàu.

Quá trình xây dựng cảng Busan mới

Năm 1997, Bộ Hàng hải và Thủy sản Hàn Quốc (MOMAF) đã quyết định xây dựng một cảng mới cách 20 km về phía tây của thành phố để giảm bớt tắc nghẽn cho cảng hàng hóa.

Quyết định phát triển cảng mới, này được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 do liên doanh 11 nhà thầu Hàn quốc, đứng đầu là Samsung. Giai đoạn thứ hai dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2011.

Khi hoàn thành, cảng sẽ có khả năng xử lý 8.040.000 TEU/năm. Tháng 10 năm 1997, một dự án xây dựng đê chắn sóng dài 1,49km và một cầu tàu dài 600m đã được khởi công. Dự án đã hoàn thành vào tháng 12 năm 2002 với tổng mức đầu tư của 123,3 tỷ won.

Việc kè mặt đê cũng đã được thực hiện từ năm 1999 và kết thúc vào năm 2004 với tổng mức đầu tư lên đến gần 500 tỷ won.

Bên cạnh đó cảng Busan mới cũng đầu tư 80 tỷ won để xây dựng các cầu tàu, cảng tổng hợp và các đường nội bộ trong 4 năm từ 2002 đến 2006.

cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi
cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi

Cũng trong năm 2006, một cảng container mới và trung tâm phân phối nằm ở phía tây của cảng cũ, trên đảo Gaduk, đã đi vào hoạt động. Sự phát triển này đã làm cho các cảng Busan trở thành một trung tâm giao thông hàng hải chính trong khu vực Đông Bắc Á.

Tháng 7 năm 2010, Cảng Busan mới đã khánh thành 11 bến mới. Những bến này đều do Công ty Tân Cảng Busan, Hanjin Shipping và Hyundai điều hành. Dự kiến đến năm 2015 cảng Busan mới sẽ có 30 bến tàu.

Cơ sở hạ tầng cảng Busan hàn quốc

Cảng Busan có bốn bến cảng hiện đại được trang bị đầy đủ là bến cảng Bắc, bến cảng Nam, bến cảng Dadaepo và bến cảng Gamcheon. Cảng nằm trải trên chiều dài 26,8km, cho phép 169 tàu cập bến cùng lúc và có thể xử lý hàng hóa trong 91 triệu tấn hàng hóa/năm.

Bến cảng Bắc là bến cảng gồm cả bến cảng khách và bến cảng hàng hóa. Khai trương vào năm 1978, cảng hành khách quốc tế có thể tiếp nhận cả hành khách và hàng hóa. Với bến tàu dài 460m và độ sâu khác nhau, từ một đến 8,6m, cảng có thể cùng lúc đón 1 tàu 10.000t, một tàu 3.000t, và hai tàu 200t. Cảng có khả năng xử lý 318.000 tấn hàng hóa.

Bến cảng Nam Busan được xây dựng trên diện tích 90.000 m². Cảng có cầu tàu dài 4.144 m và hệ thống đê chắn sóng dài 400m. Cảng cá Busan ở đây cũng là cảng cá lớn nhất Hàn quốc, chiếm 30% tổng khối lượng hải sản đánh bắt ở nước này.

Thông tin cảng Busan hàn quốc mới

Cảng Busan được xây dựng trên diện tích 153ha, bến cảng Gamcheon được phát triển để hỗ trợ cho cảng Bắc cũng như tăng khối lượng hàng hóa được xử lý tại cảng Busan. Bến cảng Gamcheon cũng có các bến tàu dành riêng cho các xử lý hải sản và vận tải hàng hóa ven biển.

cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi
cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi

Bến cảng Gamman là cảng container được xây dựng trên một diện tích 750.000 m² và do 4 hãng vận tải biển Global Enterprises, Hanjin Shipping, Korea Express và Hutchison Korea Terminal Ltd điều hành. Cảng được trang bị các thiết bị bốc xếp container hiện đại. Bến cảng dài 1.400 m cho phép 4 tàu trọng tải 50.000t cùng cập bến. Mỗi năm cảng bốc xếp 1,28 triệu TEU.

Tháng 6 năm 1991, cảng container Sinseondae với các trang thiết bị xếp dỡ tiên tiến như cần cẩu container tốc độ cao có khả năng xử lý tàu container post-panamax đã được đưa vào hoạt động. Cảng do công ty TNHH Container Đông Busan điều hành. Với bến cảng dài 1.200 m cảng cũng cho phép bốc xếp cùng lúc 4 tàu 50.000t. Hàng năm năng lực xếp dỡ của cảng là 1,28 triệu TEU.

Bến cảng Singamman cũng là cảng container đã được khánh thành tháng 4 năm 2002 do Công ty TNHH cảng Container Dongbu Pusan (DPCT) điều hành. Đây là cảng có cầu tàu dài 826m cho phép cùng lúc hai tàu 50.000 tấn và một tàu 5.000t cập bến. Cảng có diện tích 308.000 m², năng lực bốc xếp 650.000 TEUs/năm.

Các loại container cảng biển Busan hàn quốc tiếp nhận

– Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường đóng trong container.

– Container hàng rời: áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này.

– Container lạnh: bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ, các hàng hóa nông sản, thực phẩm đông lạnh, thủy sản… mà Việt nam có lợi thế và sản xuất để phục vụ xuất khẩu.

cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi
cang-bien-busan-han-quoc-lon-nhat-xu-so-kim-chi

– Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài những sản phẩm quá khổ,quá tải bên trên.

– Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,nhôm,kim loại màu khác …

– Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng,dầu thực vật, dầu động vật …

Thông tin thêm cảng biển Busan hàn quốc có gì thú vị

Vui lòng liên hệ Sale của chúng tôi để được báo giá ( gọi điện, zalo,viber..)

Hotline: 0888.605.666

GULFSHIPPING VIETNAM

Tầng 6 – XL Building – 88 Lương Định Của, P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Email: vanluong@gulfshipping.com.vn tham khảo thêm tại google

Facebook: Cước vận tải biển

⭐️ Cảng Busan ở đâu ?

Trả lời: Cảng Busan là cảng biển lớn nhất Hàn quốc.

⭐️ Mã cảng Busan là gì ?

Trả lời: Mã cảng Busan là BUS/PUS/BSN.

⭐️ Mua cước vận tải biển đi Busan giá rẻ ?

Trả lời: Liên hệ Gulfshipping hoặc hotline 0888605666.

Từ khóa » Cảng Biển Busan