Căng Thẳng Giờ Phút đối đầu Với Tỉnh Trưởng Bạc Liêu Trước Giải ...
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015). Người dân tỉnh Bạc Liêu cũng rộn ràng mừng giải phóng và bao ký ức từ 40 năm trước lại tràn về trong lòng của những chứng nhân lịch sử.
Ông Đoàn Thanh Vị- nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, người chỉ huy chiến dịch giải phóng tỉnh Bạc Liêu năm 1975.Cách đây đúng 40 năm, vào lúc 10h30 phút sáng ngày 30/4/1975, cờ nửa đỏ nửa xanh, sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng Bạc Liêu. Bạc Liêu hoàn toàn giải phóng không đổ máu. Tuy nhiên, có một điều mà ít ai biết, để Bạc Liêu giải phóng không đổ máu là những giây phút căng thẳng đối đầu thuyết phục giữa chính quyền cách mạng và chính quyền ngụy tại Bạc Liêu.
Ở Bạc Liêu hiện nay có một địa điểm mà nhiều người Bạc Liêu biết đến đó là chùa Vĩnh Đức tọa lạc tại phường 1, TP Bạc Liêu. Ngôi chùa này không chỉ là nơi thờ phụng tâm linh mà còn là địa điểm quan trọng của cách mạng, nơi chứng kiến những thời khắc quan trọng của cuộc đấu tranh giành chính quyền của Đảng bộ và quân dân Bạc Liêu 40 năm về trước.
Chùa Vĩnh Đức - nơi chứng kiến những thời khắc quan trọng giải phóng Bạc Liêu năm 1975.Ngày 30/4 năm nay, chúng tôi về thăm chùa Vĩnh Đức và được gặp ông Thích Quảng Thiệt (70 tuổi), một trong những “nhân chứng sống” của những ngày tháng cuối cùng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa 40 năm trước.
Gặp chúng tôi, ông Thiệt cho biết, cách đây 40 năm, ông Thiệt là một trong số ít người đứng ở vị trí hai đầu chiến tuyến. Ông Thiệt lúc đó là Chánh thư ký Tỉnh Hội Phật giáo Bạc Liêu được Tỉnh trưởng Bạc Liêu Nguyễn Ngọc Điệp đưa vào chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng tử thủ tỉnh Bạc Liêu. Ông Thiệt được bên ta cài vào chính quyền địch, nhận nhiệm vụ thông tin mọi hoạt động trong nội bộ Hội đồng tử thủ cho Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh biết nên có rất nhiều thông tin quý báu từ chính quyền ngụy đến với chính quyền cách mạng.
Ông Thích Quảng Thiệt kể, từ ngày 21/4, khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, lực lượng chính quyền ngụy tại Bạc Liêu bố phòng rất kỹ, trang bị vũ khí, quân lực cao điểm để tăng cường tử thủ. Lúc này, Tỉnh trưởng Bạc Liêu dự tính sẽ sẵn sàng đánh nhau sống chết với phía quân cách mạng.
Đến ngày 24/4, ông Thiệt nhận được thông tin lãnh đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh gặp mặt để trao đổi một số thông tin có liên quan đến chiến thuật giải phóng. Lúc này, ông Thiệt mới biết cách mạng sẽ cử một người vào ở trong chùa Vĩnh Đức để trực tiếp đấu tranh giành chính quyền. Sáng ngày 28/4, ông Thiệt đi đón ông Lê Quân (ủy viên Khu 9), người được Khu ủy khu 9 và Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm trên. “Với cương vị của tôi lúc bấy giờ thì mọi nhất cử nhất động của tôi đều bị theo dõi, giám sát nên tôi phải hóa trang rất kỹ để tránh tai mắt địch và đưa được ông Lê Quân vào chùa an toàn”, ông Thiệt nhớ lại.
Ông Lê Quân, người có công rất lớn trong việc thuyết phục Tỉnh trưởng Bạc Liêu bàn giao chính quyền cho cách mạng vào sáng ngày 30/4/1975.Sau khi ông Lê Quân vào chùa Vĩnh Đức, tại đây, từ ngày 28- 29/4/1975, ông Lê Quân đã viết 2 lá thư gửi Tỉnh trưởng Bạc Liêu Nguyễn Ngọc Điệp thuyết phục chính quyền ngụy bàn giao chính quyền cho cách mạng. Ông Thiệt cho biết, 2 lá thư này nhờ ông Lê Thành Năng, lúc đó là Chủ tịch Nghiệp đoàn Lao động tỉnh Bạc Liêu gửi trực tiếp cho Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp.
Theo ông Thiệt kể, từ ngày 28/4, không khí chiến đấu đã bất lợi cho chính quyền ngụy, mặc dù còn 50 đồn ngụy ở khắp tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa bứt rút. Tuy nhiên trước đó, từ ngày 24- 26/4, quân cách mạng đã bao vây các quận, đồn bốt của địch sẵn sàng chờ lệnh nổ súng.
Từ việc gửi 2 lá thư và qua thông tin từ ông Lê Thành Năng, lãnh đạo Mặt trận dân tộc giải phóng phần nào biết được tâm trạng, khí thế của phía chính quyền ngụy tại Bạc Liêu. Đến ngày 29/4, Dương Văn Minh lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Lúc này, Tỉnh ủy Bạc Liêu nhận định, tình hình chiến sự sẽ có thay đổi nên quyết định thay đổi chiến thuật lấy quân sự làm điểm tựa và chuyển sang đấu tranh chính trị, binh vận là chính. Tối ngày 29/4, tại chùa Vĩnh Đức, ông Lê Quân, ông Trần Thanh Hồng (lãnh đạo Cao Đài tại Bạc Liêu, cũng là Phó Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh) và ông Thích Hiển Giác (trụ trì chùa Vĩnh Đức, Ủy viên Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh) cùng bàn bạc phương án cho ngày 30/4.
Đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Bạc Liêu trực tiếp gặp Tỉnh trưởng Bạc Liêu Nguyễn Ngọc Điệp tại Tòa hành chính vào sáng ngày 30/4/1975. Từ trái qua phải: ông Lê Quân, ông Trần Thanh Hồng và Thượng tọa Thích Hiển Giác. (Ảnh tư liệu Bảo tàng)Theo hồi ký của ông Lê Quân, khoảng 7 giờ sáng ngày 30/4/1975, xuất phát từ chùa Vĩnh Đức, phái đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh gồm có ông Lê Quân cùng với ông Trần Thanh Hồng, Thích Hiển Giác trực tiếp vào dinh Tỉnh trưởng Bạc Liêu gặp mặt, vận động Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp bàn giao chính quyền. Tại đây, đoàn đã có những giờ phút đối đầu hết sức căng thẳng, gây cấn để thuyết phục Tỉnh trưởng Bạc Liêu hạ vũ khí.
Theo hồi ký, lúc đầu Tỉnh trưởng Bạc Liêu và một số thuộc hạ vẫn còn ngoan cố không khuất phục và dọa sẽ tử thủ đến cùng. Tuy nhiên, sau khi được đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh phân tích tình hình, Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp mới chính thức ra lệnh hạ vũ khí, bàn giao chính quyền cho cách mạng. Đúng 10h 30 phút ngày 30/4/1975, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng Bạc Liêu. Bạc Liêu hoàn toàn giải phóng không đổ máu, trước Sài Gòn 1 giờ đồng hồ và là một trong những tỉnh ở ĐBSCL giải phóng trước nhất. “Lúc đó, lực lượng ngụy tại Bạc Liêu còn gần 12.000 quân, nếu Tỉnh trưởng Bạc Liêu vẫn tử thủ chiến đấu thì có lẽ đã xảy ra cuộc đổ máu ghê gớm lắm”, ông Thiệt nhận định.
(Thực hiện: Huỳnh Hải)
Cũng theo ông Thiệt, trong việc giải phóng Bạc Liêu, chính quyền cách mạng đã có cách đánh rất hay, tư duy vận dụng quân sự rất tài tình để giải phóng Bạc Liêu một cách êm đẹp, tránh những tổn hại không cần thiết. Và người chỉ huy trong chiến dịch giải phóng Bạc Liêu là ông Đoàn Thanh Vị- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu lúc bấy giờ.
Huỳnh Hải
Từ khóa » Tieu Khu Bac Lieu Vnch
-
Mạch Văn Trường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Ngã Rẽ - Chương 6 | Dương Văn Ba - Viet Studies
-
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975 3
-
Bạc Liêu Ngày Không Nổ Súng…
-
Giọt Sữa Thiêng Liêng Của Mẹ - Báo Người Lao động
-
Cuộc Thuyết Phục Lịch Sử Sáng 30.4.1975 - Báo Lao động
-
Tiểu Sử CÔNG TỬ BẠC LIÊU || Những Giai Thoại ăn Chơi Nức Tiếng ...
-
Giải Phóng Hoàn Toàn Bạc Liêu Ngày 30/4/1975 - BacLieu
-
Sau Cuộc Thoái Lui ở Phước Long, Việt Nam Cộng Hòa Chỉ Còn ... - BBC
-
Giải Phóng Thị Xã Cà Mau - Ngày Non Sông Nối Liền Một Dải
-
Mạch Văn Trường - Wikiwand
-
Chiến Thắng Chương Thiện, ấp 1, Thị Trấn Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ ...