Căng Thẳng Làm Tăng Huyết áp Có Thực Sự Nguy Hiểm Không?

Mỗi chúng ta đều phải đối mặt với căng thẳng ở một thời điểm nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài, lo âu quá mức có thể làm huyết áp cao, dẫn tới bệnh lý tăng huyết áp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe báo động và gây nên các bệnh về tim mạch. Vậy căng thẳng làm tăng huyết áp có gây nguy hiểm không?

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Cao huyết áp là gì?
  • 2. Căng thẳng làm huyết áp tăng cao có thể dẫn tới hậu quả gì?
  • 3. Làm gì để giảm thiểu căng thẳng và phòng tránh tình trạng huyết áp cao?
    • 3.1. Chế độ ăn uống hợp lý
    • 3.2. Luyện tập thể dục, thể thao
    • 3.3. Massage
    • 3.4. Ngủ đủ giấc
    • 3.5. Tư duy tích cực giúp bạn chống lại căng thẳng
    • 3.6. Cười và cười thật lớn

1. Cao huyết áp là gì?

Huyết áp là lực tác động của máu lên các thành động mạch. Nếu áp lực quá cao thì tim phải hoạt động nhiều hơn mới đủ bơm máu đi khắp cơ thể.

Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Số đứng trước là huyết áp tâm thu, số đứng sau là huyết áp tâm trương. Ví dụ: 120 trên 80, viết là 120/80 mmHg. Một người bị tăng huyết áp (cao huyết áp) khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường. Lưu ý, những chỉ số đó áp dụng đối với người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh.

2. Căng thẳng làm huyết áp tăng cao có thể dẫn tới hậu quả gì?

Sự nhận thức về khả năng tiên đoán và kiểm soát của mỗi người đối với các tình huống xảy ra đều có liên quan đến sự tác động của việc căng thẳng. Và các sự kiện xảy ra cũng không có tính chất gây căng thẳng giống nhau ở tất cả mọi người.

Mức độ nặng nhẹ của căng thẳng còn phụ thuộc vào ý nghĩa của sự việc diễn ra và những khả năng ứng phó với việc đó của mỗi người. Khi một sự việc được nhận định là lành tính, thì những cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc… sẽ diễn ra. Ngược lại, khi những sự việc được bộ não của bạn được đánh giá là tiêu cực, thì những cảm xúc tiêu cực như lo âu, sợ hãi, trầm cảm… sẽ xuất hiện. Thậm chí nó khiến huyết áp tăng cao, điều này rất nguy hiểm với bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp.

Do đó, những sự việc tích cực có tính chất tăng cường sức khỏe. Trái lại, khi gặp phải những áp lực, lúc đó bộ não thường có xu hướng tiêu cực hóa. Lúc này cần vào khả năng đối phó với tình huống của cơ thể. Nếu không kịp thời xử lí có thể dẫn đến huyết áp cao, gây đột qụy.

Khi bạn cảm thấy lo lắng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone là adrenaline và cortisone, dẫn đến tăng huyết áp. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể dẫn tới tổn thương nghiêm trọng các cơ quan cơ thể. Vì vậy, việc chống lại căng thẳng trước khi nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi triền miên là điều rất quan trọng.

3. Làm gì để giảm thiểu căng thẳng và phòng tránh tình trạng huyết áp cao?

Căng thẳng đối với mọi người nhất là người có huyết áp cao tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường.Để giảm thiểu tình trạng căng thẳng từ những áp lực thường ngày, mỗi người cần phải nâng cao nhận thức và tạo cho bản thân mình thói quen sinh hoạt hợp lý, cùng chế độ luyện tập thể dục, thể thao khoa học. Cần hạn chế tối đa căng thẳng làm tăng huyết áp để không gặp phải những hậu quả về sức khỏe.

3.1. Chế độ ăn uống hợp lý

cao huyết áp Quả việt quất giúp chống lại căng thẳng, phòng bệnh cao huyết áp hiệu quả

Một trong những biện pháp đơn giản nhất chính là thay đổi chế độ ăn uống của bản thân. Bạn nên chọn lựa cho mình những loại đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung quả việt quất, cá hồi và hạnh nhân hằng ngày. Chúng là những thực phẩm giúp bạn chống lại căng thẳng hiệu quả. Uống một tách trà xanh hoặc trà masala cũng làm trẻ hóa các giác quan, giảm mức độ căng thẳng.

3.2. Luyện tập thể dục, thể thao

Nghiên cứu đã chứng minh, các bài tập thể dục hàng ngày giúp bảo vệ não khỏi sự trầm cảm do căng thẳng. Một người phải đảm bảo một hoạt động thể chất ít nhất 30 phút hàng ngày. Hoạt động thể chất có thể là đi bộ, chạy bộ, quần vợt hoặc bóng đá…  Điều đó làm trẻ hóa tinh thần và giác quan của một người.

3.3. Massage

Nếu bạn là người yêu thích massage, bạn sẽ có nhiều lý do để thưởng thức nó thường xuyên hơn. Massage giúp làm tăng chức năng mạch máu và giúp giảm căng thẳng. Tinh dầu, được xem là chất làm thư giãn, giúp xoa dịu tâm trí và loại bỏ căng thẳng.

3.4. Ngủ đủ giấc

Hầu hết chúng ta không quan tâm đến thời gian ngủ và ngủ không đủ giấc. Bạn cần ngủ đủ từ 7-8 giờ để thư giãn cơ thể và giảm căng thẳng. Ngủ không đúng cách dẫn đến tình trạng sưng mắt, chuột rút các cơ, làm giảm khả năng miễn dịch. Vậy nên bạn hãy ngủ đủ giấc và đúng cách để có sức khỏe tốt, tận hưởng cuộc sống không căng thẳng.

Xem thêm

Tư vấn sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

3.5. Tư duy tích cực giúp bạn chống lại căng thẳng

Tư duy tích cực đóng vai trò chính trong việc chống lại căng thẳng, từ đó phòng ngừa các bệnh cao huyết áp và tim mạch. Suy nghĩ tích cực trong tình huống căng thẳng có vẻ hơi khó khăn. Tuy nhiên, việc đưa những thông điệp tích cực đến tâm trí sẽ giúp bạn mau chóng bình tĩnh lại.

3.6. Cười và cười thật lớn

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thử mỉm cười. Khi đó, nụ cười tạo ra endorphin làm giảm độ căng thẳng trong cơ thể. Hạnh phúc là câu thần chú cuối cùng để đánh bại căng thẳng.

cao huyết áp Nụ cười tạo ra endorphin làm giảm căng thẳng, từ đó ngăn ngừa cao huyết áp

Dù có phải đối mặt với muôn vàn thử thách trong cuộc sống, thì một tinh thần vui vẻ và lối suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn vượt qua mọi căng thẳng và cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Mai Phương Anh (Thầy thuốc Việt Nam)

Từ khóa » Giảm Căng Thẳng Huyết áp